Phương pháp trò chuyện trong giao dịch
Phương pháp trò chuyện trong giao dịch được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Phương pháp trò chuyện trong giao dịch
Khi nói chuyện cần tự nhiên, lời nói hòa nhã, thân mật, chính xác. Khi nói có thể làm cử chỉ nhưng động tác không nên quá mạnh mẽ, vàng không nên khua chân múa tay, không nên dùng tay chỉ vào người đang nói chuyện với ta. Khi nói chuyện, không nên cách đối tác xa quá hoặc gần quá, không nên kéo tay, kéo áo hoặc vỗ vai.
Tham gia nói chuyện với người khác cần phải chào hỏi trước. Khi người khác nói chuyện riêng không nên đến gần để nghe. Nếu có việc cần gặp người đang nói chuyện, nên để họ nói hết. Có người chủ động nói chuyện với ta, nên vui vẻ bắt chuyện. Người thứ ba vào cuộc nói chuyện nên biểu thị hoan nghênh bằng bắt tay, gật đầu hoặc mỉm cười. Phát hiện có người muốn trao đổi với ta nên chủ động hỏi. Khi đang nói chuyện có việc cần giải quyết hoặc cần dời đi thì nên xin lỗi đối tác rồi hãy ra đi.
Có nhiều người nói chuyện thì nên tìm cách nói với mỗi người vài câu, không nên chỉ nói với một hai người mà không để ý đến người khác cũng có mặt trong buổi nói chuyện. Cũng không nên chỉ trao đổi công việc chỉ có hai người còn để người thứ ba ngồi không.
Trong khi giao tiếp, ta phát biểu cũng phải để cho người khác phát biểu, người khác nói ta cũng cần biểu thị ý kiến của mình lúc thích hợp. Không nên đưa ra những vấn đề không liên quan tới nội dung của buổi nói chuyện. Khi đối tác đề cập những vấn đề khó nói, không nên bày tỏ ngay mà nên chuyển sang câu chuyện khác.
Khi trao đổi nên nhìn đối tác để biểu thị sự chú ý lắng nghe. Khi đối tác phát biểu, không nên nhìn chỗ khác lơ là, tỏ vẻ bồn chồn, cũng không nên vươn vai, nhìn đồng hồ, chơi các đồ lặt vặt.
Nội dung trao đổi nên có sự kiêng kị, như không đề cập tới chuyện chết chóc, bệnh tật, ly kỳ, giật gân. Không nên hỏi tuổi tác và tình trạng hôn nhân của phụ nữ. Không nên hỏi những việc riêng của người khác như thu nhập, tài sản gia đình, giá quần áo... Nội dung câu chuyện làm cho đối tác không hài lòng thì nên xin lỗi hoặc chuyển sang chủ đề khác, khi nói chuyện không phê bình người lớn tuổi hơn chúng ta hoặc cấp trên. Khi trao đổi với thương gia nước ngoài, không bình luận về nội dung chính sách của nước họ, không chế giễu, chê cười người khác. Cũng không nên tùy tiện bàn về vấn đề tôn giáo, nhân quyền.
Đàn ông không nên tham gia nhóm nói chuyện của phụ nữ, không nói chuyện quá lâu với phụ nữ để người xung quanh có ác cảm. Nói chuyện với phụ nữ cần phải nhường nhịn, thận trọng, không đùa cợt, tranh luận quá mức.
Khi trao đổi nên sử dụng chữ lễ phép như xin mời, cám ơn, xin lỗi làm phiền ông quá... Ở trong nước gặp nhau thường hỏi: “Đã ăn cơm chưa”, “đi đâu”... Có những nước không nói như vậy, thậm chí cho rằng nói như vậy không lễ phép. Ở phương tây khi gặp nhau thường nói: Xin chào, có khỏe không, tất cả đều thuận lợi chứ, ngài có thích khí hậu ở đây không. Khi chào tạm biệt thường nói: Rất vui được gặp ngài, hy vọng còn dịp gặp lại, chúc anh cuối tuần vui vẻ, xin gửi lời chào gia quyến...
Trong khi giao tiếp không bịn rịn quá lâu, không lớn tiếng tranh luận, không nói lời xấc ngược với đối tác.
Giao tiếp là một nghệ thuật cần học tập nghiêm túc và thường xuyên luyện tập, trao đổi kinh nghiệm.
---------------------------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Phương pháp trò chuyện trong giao dịch về nội dung câu chuyện làm cho đối tác không hài lòng thì nên xin lỗi hoặc chuyển sang chủ đề khác, khi nói chuyện không phê bình người lớn tuổi hơn chúng ta hoặc cấp trên....
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Phương pháp trò chuyện trong giao dịch. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.