Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Những quy tắc trong giao dịch

Những quy tắc trong giao dịch được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Những quy tắc trong giao dịch

Muốn đạt được hiệu quả tốt nhất trong cuộc gặp gỡ thì vừa phải thực tế vừa phải có nghệ thuật. Những quy tắc sau đây sẽ giúp ta ứng xử tốt và có hiệu quả trong giao dịch.

Khi chào hỏi, tốt nhất là gọi cả họ tên. Bước vào phòng khách, câu đầu tiên có thể là “Chào ông, rất hân hạnh được gặp ông”. Nhưng nếu ta nói: “Ông Minh, chào ông, tôi rất hân hạnh được gặp ông” thì có hiệu quả hơn, gây thiện cảm hơn. Tuy nhiên, nếu xưng hô cả chức danh thì hiệu quả càng lý tưởng.

Nếu đối tác chưa mời ngồi, thì tốt nhất cứ đứng. Ngồi xuống rồi không nên hút thuốc lá mời. Đối tác mời hút thuốc, nên cám ơn rồi khéo léo từ chối. Nếu từ chối không được, nên nhớ là không được để tàn thuốc lá và que diêm rơi xuống sàn nhà.

Không nên vội vàng đưa ra tư liệu, thư tín, quà cáp mang theo. Khi nào chúng ta nhắc tới những thứ đó mà đối tác có vẻ hứng thú lúc đó mới là thời cơ đưa ra tốt nhất. Ngoài ra, cần phải chuẩn bị kỹ để trả lời những câu hỏi của đối tác về những vấn đề trong tư liệu.

Chủ động mở đầu đàm thoại, tranh thủ thời gian gặp gỡ. Mặc dầu đối tác đã biết mục đích chuyến viếng thăm của ta, nhưng ta vẫn phải chủ động phát biểu. Ta có thể nhấn mạnh lại một số vấn đề về mục đích cuộc viếng thăm.

Duy trì nhiệt tình hưởng ứng. Trong khi nói chuyện, nếu tỏ ra không nhiệt tình với vấn đề gì thì đối tác sẽ mất hứng nói tiếp. Ta có thể thể hiện buồn vui của mình xung quanh mục đích hội kiến, không cần kiềm chế tình cảm của mình một cách qua nghiêm ngặt.

Khi không kiềm chế nổi cơn tức giận của mình thì nên kết thúc sớm cuộc gặp gỡ. Tức giận sẽ làm cho ta mất đi thước đo khách quan để hiểu người khác và kiềm chế mình, làm hỏng chuyện của mình.

Trước khi gặp, hãy tự hỏi “nên bước vào cửa đối tác với tình cảm gì?” Buồn tủi, đáng tiếc hay kính nể, cám ơn? Kiềm chế cơn tức giận hay chế giễu. Căn cứ tình hình để chuẩn bị tình cảm trước sẽ làm cho chúng ta điều khiển được cảm xúc của mình và biết cách lựa lời trong quá trình trò chuyện.

Học nghệ thuật nghe. Có hai yêu cầu đối với nghe, trước tiên là để cho đối tác có thời gian nói, sau đó là nghe hiểu ý ngoài lời. Nếu đối tác phát biểu trước không nên ngắt lời đối tác, cần tìm thời cơ thích hợp để hưởng ứng và khuyến khích đối tác tiếp tục nói.

Cần thật thà, thẳng thắn và đức độ. Nếu nói dối một việc nhỏ thì cố gắng của ta sẽ thành công dã tràng. Đối tác nghi ngờ ta không thật thà thì mọi tài năng của ta sẽ trở nên mờ nhạt. Không ai là hoàn hảo cả, ta có thể thẳng thắn thừa nhận thiếu sót của mình. Khi bình luận người thứ ba cần độ lượng và có mức độ. Nếu chua ngoa quá người ta sẽ nghĩ: “Biết đâu sau này anh ta cũng bình luận mình như vậy trước kẻ khác”.

Học cách nói rõ ràng. Nói minh bạch sẽ có lợi cho ta suốt đời. Nói mà không biết khái quát sẽ gây ác cảm, nói mà không có trọng tâm, lộn xộn sẽ khiến người khác chán. Nói chung, nếu ta chúng ta chưa bao giờ nghĩ tới việc lời nói của mình có gây ác cảm cho người khác không thì chính ta đã gây ác cảm cho người khác.

Tự mình kiểm tra âm sắc và ngữ điệu. Hãy ghi âm lời nói của mình 5 phút rồi nghe xem có rõ ràng không? Âm họng, âm mũi có nặng quá không? Tốc độ nói như thế nào? Ngữ điệu có già dặn và tẻ nhạt không? Ngữ điệu đầy sức sống sẽ làm cho mình trẻ ra, tốc độ nói nhanh hơn nói chuyện phiếm một chút sẽ tự nhiên hơn. Bình thường cần phải chú ý tập luyện khả năng này.

Chú ý trang phục và đầu tóc. Lần đầu tiên tiếp xúc để cho đối tác ấn tượng mình lôi thôi lếch thếch, thì ta nói gì chăng nữa cũng kém hiệu quả. Những ai bình thường không để ý ăn mặc, trước khi gặp gỡ nên hỏi ý kiến những người hiểu biết, để họ căn cứ tuổi tác, thân hình, nghề nghiệp và góp ý về cách ăn mặc và kiểu tóc cho ta.

Nếu thâm niên và học vị của đối tác thấp hơn ta, ta cần đặc biệt lưu ý đừng tỏ ra mình là bề trên. Khi giới thiệu cần phải thận trọng một chút, nên tỏ ra kính trọng đối tác. Tránh việc quan tâm quá mức và giáo huấn, nên tỏ thái độ chân thành và hợp tác.

Kết thúc cuộc gặp, nhớ cầm mũ, găng, túi xách của mình. Lời chào từ biệt nên ngắn gọn, hãy kiềm chế, đừng đưa ra chủ đề mới trước khi ra khỏi cửa, vì không có lý do gì cho rằng tạm biệt sẽ là đỉnh cao cuộc gặp.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Những quy tắc trong giao dịch về đặc điểm của một số quy tắc thường gặp trong giao dịch đàm phán với đối tác....

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Những quy tắc trong giao dịch. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm