Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Những kiểu người thường gặp trong giao dịch và đàm phán

VnDoc xin giới thiệu bài Những kiểu người thường gặp trong giao dịch và đàm phán được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Kiểu người cáu gắt, hay nóng nảy

Đối tác giao dịch này thường đi ra ngoài phạm vi chuyên môn của cuộc giao dịch. Trong quá trình giao dịch đàm phán luôn nôn nóng, mất bình tĩnh, thiếu tự chủ. Bằng lập trường và phương pháp của mình làm cho đối tác khác bối rối, lúng túng và vô tình đẩy họ vào chỗ không đồng ý với luận điểm và khẳng định của mình. Cần phải có thái độ ứng xử kiểu đối tác này như sau:

Thảo luận với họ về những vấn đề còn phải bàn cãi (nếu đã rõ) trước khi bước vào giao dịch, đàm phán.

Luôn luôn tỏ vẻ bình tĩnh, thản nhiên, có hiểu biết và thông thạo.

Tùy theo khả năng mà phát biểu các quyết định bằng ngôn ngữ của họ.

Khi có điều kiện cho phép các đối tác khác bác bỏ ý kiến của họ. Sau đó thì cự tuyệt ý kiến đó.

Lôi kéo họ về phía ta, cố gắng biến họ thành người thiết thực có tính chất xây dựng.

Nói chuyện với họ khi giải lao nhằm tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến lập trường tiêu cực của họ.

Trong trường hợp căng thẳng quá mức có thể đề nghị ngừng cuộc đàm phán bằng cách “giải lao”, sau đó mọi người bớt nóng lại tiếp tục họp.

Xếp đối tác này gần những người có uy quyền trong phòng khi giao dịch, đàm phán.

2. Kiểu người đối thoại tích cực, thiết thực

Đây là kiểu người dễ chịu nhất, yêu lao động, tốt bụng. Họ cho phép chúng ta cùng với họ tóm tắt kết quả giao dịch, đàm phán, bình tĩnh tiến hành tranh luận. Đối với họ cần có thái độ ứng xử như sau:

Cùng với họ làm rõ và kết thúc việc xem xét từng trường hợp riêng biệt.

Tạo điều kiện cho các đối tác giao dịch khác đồng ý với phương pháp có tính chất xây dựng mà người đó đưa ra trong cuộc tranh luận.

Tranh thủ sự ủng hộ của họ trong những vấn đề khó khăn, tranh cãi trong tình huống nặng nề, vất vả.

Xếp họ ngồi vào chỗ trung tâm giữa các thành viên khác.

3. Kiểu người biết tất cả

Kiểu người này nghĩ mình thông thạo hơn ai hết về mọi vấn đề. Họ có ý kiến về mọi thứ và luôn yêu cầu được phát biểu ý kiến. Giao tiếp với họ cần tuân theo các quy tắc sau:

Đặt họ ngồi cạnh người chủ trì giao dịch, đàm phán.

Thỉnh thoảng nhắc nhở họ rằng mọi thành viên khác cũng muốn phát biểu ý kiến.

Yêu cầu họ cho phép những người khác có điều kiện rút ra những kết luận trong nhóm.

Tạo điều kiện cho các thành viên bày tỏ ý kiến với những điều kiện kết luận khẳng định dũng cảm của đối tác.

Đôi khi đặt cho họ những câu hỏi chuyên môn phức tạp và khi cần thiết người chủ trì có thể trả lời cho họ.

4. Kiểu người khoác lác

Họ thường thiếu tế nhị, vô cớ cắt ngang quá trình đàm phán. Họ ít chú ý thời gian dành cho lời phát biểu của mình. Đối xử với họ như thế nào?

Đặt họ ngồi gần người chủ trì đàm phán hoặc người có uy tín.

Khi họ đi lệch hướng cần tế nhị ngăn lại.

Khi họ lảng tránh đề tài đàm phán nên hỏi xem điều anh ta nói có liên quan gì đến chủ đề đang giao dịch, đàm phán.

Hỏi ý kiến từng cá nhân tham gia đàm phán về những vấn đề họ nói ra.

Trong trường hợp cần thiết nên quy định thời gian cho cuộc giao dịch, đàm phán và mỗi lời phát biểu.

Chú ý không cho họ đánh tráo từ vấn đề này sang vấn đề khác mà xem xét vấn đề theo quan điểm, góc độ mới.

5. Kiểu người nhút nhát

Kiểu người này có đặc điểm là thiếu tự tin khi phát biểu trước đám đông. Họ sẵn sàng im lặng, sợ phát biểu những điều mà theo quan điểm của họ là ngu ngốc, buồn cười. Đối với họ cần đối xử tế nhị vừa phải.

Nên đặt cho họ những câu hỏi nhẹ nhàng có tính chất thông tin.

Khuyến khích họ phát biểu, phê bình và đề xuất ý kiến, phương án.

Giúp họ diễn đạt ý kiến.

Kiên quyết ngăn chặn bất kỳ sự cười nhạo nào của các đối tác khác.

Nên sử dụng cách diễn đạt có tính chất khuyến khích, như “Tất cả chúng tôi đều muốn nghe ý kiến của anh”. Đặc biệt, đích thân cảm ơn vì những đóng góp, nhận xét của họ cho cuộc giao dịch, đàm phán nhưng không nên làm điều đó với bề trên.

6. Kiểu người bình thản, khó lay chuyển

Họ là kiểu người kín đáo, thường cảm thấy mình sống ngoài thời gian và không gian (cô đơn) cũng như ngoài lề đề tài, tình huống của cuộc giao dịch, đàm phán cụ thể. Vì họ cho rằng điều đó không đáng làm họ bận tâm và cố gắng. Cần phải làm gì trong trường hợp này? Dù sử dụng phương pháp nào cũng cần phải:

Trước hết nên trao đổi về những kinh nghiệm của bản thân họ và xin những lời khuyên.

Nên hỏi họ những vấn đề cụ thể mà họ biết, họ quan tâm. Đề nghị họ cho ý kiến nhận xét về các vấn đề chuyên môn sâu.

Khi có điều kiện tranh thủ tìm hiểu nguyên nhân của hành vi đó.

7. Kiểu người thờ ơ

Đề tài giao dịch, đàm phán không làm cho họ quan tâm. Họ sẵn sàng “ngủ quên” trong suốt thời gian giao dịch, đàm phán. Vì thế cần phải:

Đặt câu hỏi mang tính chất thông tin đối với họ.

Làm sao đề tài giao dịch, đàm phán có dạng hấp dẫn, lôi cuốn.

Đặt câu hỏi mang tính chất kích thích.

Tìm hiểu cái gì làm cho họ quan tâm.

8. Kiểu người “Quan trọng hóa vấn đề”

Đối tác giao dịch, đàm phán kiểu này không chịu được sự phê bình (dù là trực tiếp hay gián tiếp). Họ cảm thấy và xử sự như một nhân cách đứng trên tất cả những người còn lại. Lập trường và thái độ ứng xử đối với họ như sau:

Không cho phép họ đóng vai trò làm khách trong cuộc giao dịch, đàm phán.

Cần đề nghị nhẹ nhàng làm sao cho họ bình đẳng với các thành viên khác.

Không cho phép bất kỳ sự phê phán nào đối với những người lãnh đạo có mặt hoặc vắng mặt cũng như các cá nhân khác.

Luôn ghi nhớ chính xác rằng ở đây ta chỉ bàn về một chủ đề giao dịch, đàm phán và ai là người đề xướng ra nó.

Sử dụng phương pháp “Vâng…, nhưng” sẽ rất có lợi đối với kiểu người này.

9. Kiểu người hay vặn hỏi

Có lẽ họ sinh ra là chỉ để “sáng tác” ra những câu hỏi bất kể chúng có cơ sở thực tế hay là bịa đặt. Họ bị “bốc cháy” bởi ý muốn vặn hỏi về tất cả các vấn đề. Làm thế nào để đối phó với kiểu người này? Có thể dùng những biện pháp sau:

Chuyển tất cả các câu hỏi cho mọi người (nếu có liên quan chung đến đề tài giao dịch, đàm phán), còn nếu chỉ có một câu hỏi thì chuyển cho chính họ trả lời. Đối với những câu hỏi mang tính chất thông tin, trả lời ngay lập tức và cụ thể. Đặc biệt, có thể thông báo ngay những tư liệu, tài liệu viện dẫn.

Ngay lập tức thừa nhận lẽ phải và quyền của họ nếu như không có điều kiện trả lời cụ thể.

Mục đích của việc phân loại đối tác giao dịch, đàm phán như trên nhằm giới thiệu cho mọi người tính chất phong phú, đa dạng của các kiểu người và chỉ ra khả năng độc lập nghiên cứu theo hướng này. Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta dành sự chú ý, quan tâm đến các kiểu đối tác giao dịch, đàm phán thường gây rắc rối, thậm chí còn cản trở việc tiến hành giao dịch, đàm phán kinh doanh. Việc làm đó sẽ giúp cho việc xác định đúng đắn, chính xác các kiểu đối tác giao dịch, đàm phán. Giúp cho các chủ thể trong quá trình chuẩn bị và tiến hành giao dịch, đàm phán phân tích, phán đoán đặc điểm, tâm trạng của các thành viên và có biện pháp xử lý thích đáng. Với đối tác có tinh thần sẵn sàng hợp tác, bình tĩnh, chân thật có thể tiến hành các cuộc giao dịch, đàm phán kinh doanh phức tạp và tế nhị nhất.

Việc phân chia 9 kiểu người thường gặp trong giao dịch đàm phán như trên chỉ có ý nghĩa nghiên cứu lý thuyết. Trong thực tế không có người hoàn toàn trùng khớp với một trong 9 dạng đó. Tuy nhiên, họ có thể mang những đặc trưng nổi bật của 1 trong 9 kiểu đó. Vì vậy, có thể vận dụng trong thực tế giao dịch, đàm phán.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Những kiểu người thường gặp trong giao dịch và đàm phán về đặc điểm của kiểu người cáu gắt, hay nóng nảy, người đối thoại tích cực, thiết thực, người biết tất cả, người khoác lác....

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Những kiểu người thường gặp trong giao dịch và đàm phán. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm