Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nhận diện sự thay đổi của văn hóa trong giao dịch, đàm phán

Chúng tôi xin giới thiệu bài Nhận diện sự thay đổi của văn hóa trong giao dịch, đàm phán được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Nhận diện sự thay đổi của văn hóa trong giao dịch, đàm phán

Hiểu về văn hóa theo cách trình bày ở phần trên chỉ là những hiểu biết về văn hóa trong trạng thái tĩnh, không xem xét đến sự thay đổi của văn hóa. Trong thực tế, văn hóa không thể chỉ được xem xét như một phạm trù tĩnh mà văn hóa không ngừng biến đổi theo thời gian. Văn hóa là một quá trình sống. Ngày hôm nay, các vùng nông thôn Việt Nam vẫn còn mang đậm nét văn hóa làng xã cổ điển nhưng hai mươi năm sau, có thể những nét văn hóa truyền thống hiện nay sẽ nhường chỗ cho một cuộc sống sôi động hơn với sự can thiệp, trợ giúp nhiều hơn của các tiện nghi vật chất. Hình tượng của McDonald, một nét của văn hóa Mỹ hiện nay có thể còn xa lạ đối với những người Việt Nam giống như đối với những người Philippines những đầu năm thế kỷ 20, nhưng có thể sau mười năm nữa sẽ trở thành quen thuộc ở những thành phố đông đúc như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, hiểu biết về văn hóa còn phải là hiểu về sự thay đổi của văn hóa.

1. Vay mượn và giao thoa văn hóa

Vay mượn văn hóa là hiện tượng một cá nhân hay một cộng đồng chủ ý bắt chước các đặc điểm của một nền văn hóa khác vì nhận thấy những đặc điểm đó có thể giải quyết tốt các vấn đề chính của mình. Giao thoa văn hóa có thể được coi là quá trình các giá trị văn hóa thuộc các nền văn hóa khác nhau cọ sát với nhau thông qua các hoạt động của con người và cộng đồng. Giao thoa văn hóa có thể diễn ra dưới dạng có ý thức và không có ý thức là quá trình tự phát, nảy sinh như là một kết quả không dự đoán trước trong quá trình tương tác giữa các đặc điểm của những nền văn hóa khác nhau.

Ngày nay không thể tìm được một nền văn hóa nào mà không có các đặc điểm vay mượn từ những nền văn hóa khác. Một nhà kinh doanh với tư cách là thành viên của một cộng đồng nào đó có nền văn hóa riêng biệt cũng vẫn có thể có những nét văn hóa vay mượn từ những nền văn hóa khác. Các nhà kinh doanh phương Đông thường coi trọng các giá trị gia đình cao hơn những nhà kinh doanh phương Tây, nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả các nhà kinh doanh ở Châu Á đều như vậy. Một nhà doanh nghiệp Việt Nam sử dụng điện thoại di động Nokia, đi giày hiệu Gucci, đeo kính Versase, dùng bàn cạo Gillette, uống cà phê Nestle, đọc báo Financial Times và Washington Post, nhưng anh ta vẫn là người Việt Nam 100%. Như vậy, một nét văn hóa khi đã được cả một cộng đồng chấp nhận thì bất luận nó khởi nguồn từ đâu đều có thể được đưa vào kho tàng văn hóa của cộng đồng đó.

Khi tìm hiểu về những nền văn hóa khác nhau, có thể nhận thấy nhiều đặc điểm văn hóa gần như tương đồng nhưng lại khác nhau về bản chất. Nhiều nước khác nhau có thể nói chung một thứ ngôn ngữ là tiếng Anh nhưng không có nghĩa là tiếng Anh được nói và hiểu như nhau ở tất cả mọi nơi và lại càng không có nghĩa là các doanh nghiệp ở các nước nói tiếng Anh như ngôn ngữ thứ nhất thì sẽ có cùng một phong cách đàm phán trong kinh doanh. Có nhiều dân tộc ở Châu Á sử dụng đũa trong các bữa ăn hàng ngày nhưng điều đó cũng không có nghĩa là vị trí của đôi đũa ở các nước sử dụng nó đều được hiểu như nhau. Nếu ở Đài Loan chống thẳng đôi đũa trên một cái bát không có ý nghĩa gì đặc biệt thì ở Nhật Bản đó lại là một hành vi hết sức nguy hại. Người Nhật chỉ chống đũa thẳng trên những cái bát trong bữa ăn tối ở những nhà có tang để dành riêng cho người đã chết như là một cử chỉ tưởng nhớ. Trong các bữa tiệc kinh doanh với người Nhật, chống đũa lên bát là một biểu hiện cho kém may mắn và cản trở việc đặt quan hệ kinh doanh lâu dài.

Đối với các nhà kinh doanh, tương đồng văn hóa ảo tưởng là một nguy cơ có thể gặp phải trên bàn đàm phán. Những quan sát về đặc điểm văn hóa của đối tác có thể giúp nhà kinh doanh dự đoán phản ứng của đối tác với những thông tin đưa ra trong những tình huống cụ thể. Tuy nhiên, những đặc điểm quan sát được về một nền văn hóa khác lại có thể có ý nghĩa hoàn toàn trái ngược với dự đoán ban đầu.

2. Phản ứng đối với sự thay đổi

Văn hóa là một quá trình sống, vì vậy thay đổi là một đặc tính cố hữu của văn hóa. Cùng với thời gian quan niệm về các giá trị văn hóa cũng thay đổi. Thay đổi trong văn hóa là tất yếu. Chính bản thân sự thay đổi làm cho kho tàng văn hóa của một cộng đồng ngày càng trở nên phong phú. Trong quá trình thay đổi văn hóa, có những giá trị văn hóa sẽ bị mai một và dần dần chìm vào quá khứ, lại có những giá trị văn hóa mới nảy sinh, được chấp nhận và đưa vào các giá trị văn hóa phổ biến của cộng đồng. Tuy nhiên, văn hóa luôn có tính bảo thủ, phản ứng với tất cả những sự thay đổi. Mức độ phản ứng với sự thay đổi có thể khác nhau. Có những đặc điểm văn hóa được chấp nhận nhanh chóng ngay từ khi mới xuất hiện, nhưng cũng có những giá trị văn hóa mới bị phản ứng quyết liệt. Nếu như vài chục năm trước một phụ nữ mặc trang phục váy ngắn trên đường phố Hà Nội có thể là một thứ trang phục lố bịch thì giờ đây váy ngắn lại trở thành trang phục công sở của phụ nữ làm việc trong rất nhiều các văn phòng, nhất là của các công ty nước ngoài, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Có những nét văn hóa xuất hiện, được công chúng chấp nhận tạm thời nhưng lại sớm mai một. Khi điện ảnh Việt Nam mới bắt đầu vào thời mở cửa, một loạt những gương mặt đẹp được lăng xê như những ngôi sao, siêu sao điện ảnh và được công chúng yêu mến. Nhưng bóng dáng của họ sớm bị mai một vì những vai diễn thiếu cảm xúc, không có giá trị nghệ thuật. Nếu chỉ kêu gọi người Việt Nam tiêu dùng hàng nội với phẩm cấp chất lượng thấp và giá cao là vô lý vì người tiêu dùng đều muốn tiêu dùng hàng hóa hợp với túi tiền của họ nhưng với đòi hỏi chất lượng mà các nhà sản xuất nước ngoài đáp ứng tốt hơn nhiều nhà doanh nghiệp của Việt Nam.

Trong trường hợp đó, xã hội đã lựa chọn cách ứng xử thứ hai là phủ nhận những đặc điểm đó.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Nhận diện sự thay đổi của văn hóa trong giao dịch, đàm phán về văn hóa không thể chỉ được xem xét như một phạm trù tĩnh mà văn hóa không ngừng biến đổi theo thời gian.

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Nhận diện sự thay đổi của văn hóa trong giao dịch, đàm phán. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 94
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm