Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phương tiện và quản lý về đo lượng

Chúng tôi xin giới thiệu bài Phương tiện và quản lý về đo lượng được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Phương tiện đo lường chất lượng

Phương tiện đo có thể là các công cụ kỹ thuật, có thể là con người hoặc các biểu đồ phản ánh sự biến thiên của chất lượng. Các công cụ đo kỹ thuật được thiết kế dùng để đánh giá các thuộc tính chất lượng và biểu diễn nó bằng con số đơn vị đo. Ví dụ: đồng hồ, cân, vôn kế, ampe kế. Còn đối với các đặc điểm tâm lý, xã hội hoặc các yếu tố phản ánh chất lượng quản lý lại thường dùng một dãy số liệu làm phương tiện đo. Chẳng hạn, biểu đồ kiểm soát là một công cụ đo thực trạng hoạt động của quá trình.

Để đo một số thuộc tính của sản phẩm, dịch vụ hoặc quá trình quản lý đôi khi không thể dùng công cụ đo kỹ thuật mà phương tiện đo được sử dụng là con người. Đó là những thuộc tính không lượng hóa được bằng những con số cụ thể thông qua các phương tiện kỹ thuật như mùi, cảm giác, tính lịch sự... trong những trường hợp này con người được coi là phương tiện đo thích hợp nhất. Tuy nhiên, phương tiện đo là con người thường có tính chủ quan nên kết quả đo cần được cân nhắc thận trọng trước khi ra các quyết định.

Quản lý Nhà nước về đo lường

Nhà nước thực hiện các nội dung chủ yếu về quản lý đo lường như sau:

  • Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược, kế hoạch, văn bản quy phạm pháp luật về đo lường.
  • Quản lý hệ thống chuẩn đo lường; quy hoạch, thiết lập, duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn quốc gia.
  • Phê duyệt mẫu phương tiện đo.
  • Quản lý hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.
  • Tổ chức nghiên cứu ứng dụng, phát triển khoa học và công nghệ về đo lường
  • Hợp tác quốc tế về đo lường.
  • Tổ chức hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đo lường.
  • Tổ chức, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực hoạt động đo lường.
  • Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đo lường.

Như vậy, quản lý nhà nước về đo lường được thực hiện chủ yếu thông qua: xây dựng thực hiện luật pháp, chính sách: hệ thống bộ máy nhà nước và thanh tra, kiểm tra về đo lường. Bộ khoa học và công nghệ là cơ quan chịu trách nhiệm trước chính phủ về thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về đo lường trong phạm vi cả nước. Trong thời gian tới cần chú trọng tới các chính sách: đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, ưu tiên đầu tư xây dựng và duy trì hệ thống chuẩn đo lường quốc gia, phát triển nguồn nhân lực về đo lường; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đo lường, tăng cường ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau giữa Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực về kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Phương tiện và quản lý về đo lượng về đặc điểm của phương tiện đo lường và quản lý phương tiện đo lường của nhà nước....

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Phương tiện và quản lý về đo lượng. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 20
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm