Quản trị dịch vụ hậu mãi ở doanh nghiệp lữ hành
VnDoc xin giới thiệu bài Quản trị dịch vụ hậu mãi ở doanh nghiệp lữ hành được chúng tôi sưu tầm và sưu tầm nhằm giúp các bạn để có thể hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Quản trị dịch vụ hậu mãi ở doanh nghiệp lữ hành
-Là những công tác mà các doanh nghiệp lữ hành không xem trọng nhưng cực kỳ hệ trọng.
-Tích cực hỗ trợ khách hàng những dịch vụ nằm ngoài hợp đồng tour như: bảo hiểm cho khách, cơ mật (giấy tờ, hành lý, vé máy bay…) cho khách.
-Trả lời thư cảm ơn hoặc thư thắc mắc cho khách hàng sau khi kết thúc tour.
-Thăm hỏi khách và tặng quà vào những dịp trọng đại liên quan đến khách hàng như: chúc mừng sinh nhật, giáng sinh, Tết, 8/3, 30/4, 1/5, 14/5 (ngày của mẹ), 1/6, 27/7, 1/10, 30/10, nhân kỉ niệm ngày thành lập công ty v.v.
Quản trị việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp lữ hành
- Các doanh cần tăng cường gia nhập các tổ chức, các hiệp hội về du lịch trong và ngoài nước để tranh thủ quảng bá sản phẩm du lịch và thương hiệu cho những thị trường này.
- Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các doanh nghiệp giỏi về thị trường, về xây dựng thương hiệu nhằm xây dựng thương hiệu cho công ty theo lộ trình kế hoạch: 5 năm, 10 năm, 15 năm…
- Xây dựng khuếch trương thương hiệu phải rõ ràng, chi tiết cụ thể và được triển khai đến các phòng ban có liên quan để mọi người hiểu rõ và thực hiện tốt.
-Việc khuếch trương thương hiệu phải đi vào chiều sâu. Tránh tình trạng phát triển theo “bề nổi”- hình thức, kém hiệu quả.
- Tham gia câu lạc bộ “Thương hiệu Việt Nam”, đăng ký thương hiệu tại các thị trường mà công ty đã, đang và sẽ giao dịch.
- Công ty phải chọn một câu mang khẩu hiệu quảng cáo (slogan) phù hợp để xây dựng thương hiệu mang tầm khu vực và quốc tế (vì hiện nay công ty chưa có).
- Thành lập Ban thương hiệu nhằm điều hành quá trình xây dựng thương hiệu của công ty. Ban này phải thường xuyên họp để triển khai và rút kinh nghiệm nhằm nỗ lực xây dựng thương hiệu đúng hướng và đúng tiến độ.
1. Thương hiệu là gì?
Theo hiệp hội marketing Hoa Kỳ thì: “Thương hiệu là một cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hay tổng hợp tất cả các yếu tố trên nhằm xác định một sản phẩm hay dịch vụ của 1 hay 1 nhóm – người bán và phân biệt các sản phẩm hay dịch vụ đó với đối thủ cạnh tranh.
Thương hiệu là tài sản vô hình, vô giá của doanh nghiệp.
2. Một số tác dụng của thương hiệu trong cạnh tranh
- Làm cho khách hàng tin tưởng vào chất lượng, yên tâm và tự hào khi sử dụng sản phẩm
- Dễ thu hút khách hàng mới
- Giúp phân phối sản phẩm dễ dàng hơn
- Tạo thuận lợi khi tìm (khai thác) thị trường mới
- Giúp tạo dựng hình ảnh công ty, thu hút vốn đầu tư, thu hút nhân tài
- Giúp việc triển khai marketing, khuếch trương nhãn hiệu dễ dàng hơn.
- Uy tín cao của nhãn hiệu sẽ đem lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có điều kiện “phòng thủ”, chống lại sự cạnh tranh quyết liệt về giá.
3. Làm thế nào để xây dựng và phát triển thương hiệu một cách bền vững
- Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, các thương hiệu Việt Nam đã, đang và sẽ phải đương đầu với các thương hiệu nước ngoài trên mọi lĩnh vực (hàng hóa và dịch vụ). Điều này đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải có chiến lược về xây dựng, phát triển, quảng bá và bảo vệ thương hiệu ngay từ thị trường trong nước.
- Để xây một thương hiệu có khả năng đứng vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ấy, doanh nghiệp cần phải:
+ Cần phải có nhận thức đúng và đầy đủ về thương hiệu trong toàn thể doanh nghiệp, từ các cấp lãnh đạo cao nhất tới nhân viên thấp nhất để đề ra và thực thi được một chiến lược thương hiệu trên các mặt: xây dựng, phát triển, quảng bá và bảo vệ thương hiệu
+ Chiến lược xây dựng thương hiệu phải nằm trong một chiến lược marketing tổng thể, xuất phát từ nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, xác định đối tượng khách hàng là mục tiêu, kết hợp với chiến lược phát triển sản phẩm, quảng bá, chính sách giá cả, phân phối hợp lý, nhằm tạo cho doanh nghiệp và các sản phẩm dịch vụ của họ một hình ảnh riêng trong tâm trí và nhân thức của khách hàng trong tương quan với các đối thủ cạnh tranh.
+ Cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
+ Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và phát triển mạng lưới bán hàng, đưa thương hiệu của doanh nghiệp và sản phẩm đến với khách hàng.
- Là tài sản của doanh nghiệp, thương hiệu cần được quản lý một cách chặt chẽ, đảm bảo uy tín và hình ảnh của thương hiệu không ngừng được nâng cao. Điều này đòi hỏi:
+ Doanh nghiệp cần phải đi vào chiều sâu, tạo sự đặc biệt so với đối thủ cạnh tranh.
+ Xây dựng và giữ gìn mối quan hệ mật thiết với khách hàng, tạo sự gắn bó giữa thương hiệu và khách hàng.
+ Không ngừng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu khách hàng.
+ Đảm bảo chất lượng dịch vụ (và hậu mãi dành) cho khách hàng.
* Có 07 kinh nghiệm khi xây dựng thương hiệu
- Tránh đối đầu với những doanh nghiệp mạnh trên thị trường (hãy tìm thị trường mà công ty có lợi thế). Ngoài ra, doanh nghiệp nên xác định đối tượng tiêu dùng (thị trường khách hàng) cho sản phẩm của mình nhằm dễ thâm nhập thị trường và tránh né cạnh tranh.
- Thương hiệu cần đặc trưng riêng. Nếu không có đặc trưng riêng, DN sẽ không có thương hiệu.
- Thương hiệu phải mang lại những lợi ích như đã hứa với khách hàng.
- Doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống phân phối đi trước một bước.
- Doanh nghiệp cần đầu tư vào những lĩnh vực (thị trường) mà đơn vị mình có ưu thế.
- Tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.
- Khác biệt nhưng phải hiểu khách hàng (người tiêu dùng). Ngày thương hiệu Việt Nam?
Chính phủ vừa (3/2008) chọn ngày 20-4 hàng năm là ngày thương hiệu Việt Nam
---------------------------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Quản trị dịch vụ hậu mãi ở doanh nghiệp lữ hành về việc tăng cường gia nhập các tổ chức, các hiệp hội về du lịch trong và ngoài nước để tranh thủ quảng bá sản phẩm du lịch và thương hiệu cho những thị trường này..
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Quản trị dịch vụ hậu mãi ở doanh nghiệp lữ hành. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu của các môn học trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.