Quản trị xung đột nhóm làm việc

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài Quản trị xung đột nhóm làm việc được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Khái niệm và tác động của xung đột

Xung đột nhóm làm việc là tình trạng trong đó mục tiêu, cảm xúc, quan điểm hoặc hành động của một bên (cá nhân hoặc nhóm) can thiệp hoặc cản trở bên kia (cá nhân hoặc nhóm), làm cho hoạt động của họ (một hoặc cả hai bên) kém hiệu quả.

Tác động tích cực của xung đột:

  • Khích lệ thay đổi: Ý tưởng mới và sự sáng tạo.
  • Làm cho tổ chức phát triển tốt hơn.
  • Tăng cường sự gắn kết của cá nhân với tổ chức.
  • Giúp cá nhân tạo nên sự khác biệt, dấu ấn, đặc thù.

Tác động tiêu cực của xung đột:

  • Đe dọa sự bình ổn của tổ chức.
  • Dẫn đến sự xao nhãng, lệch trọng tâm.
  • Làm cho không khí ngột ngạt, căng thẳng, thậm chí thù địch.
  • Giảm năng suất lao động.

Giải quyết xung đột

Các nhóm phải biết cách thức giải quyết xung đột để có thể đem lại sự đóng góp tích cực. Các biện pháp dưới đây có thể giúp các thành viên giải quyết thành công các xung đột trong nhóm:

  • Chủ động: Hãy xử lý những mâu thuẫn nhỏ trước khi chúng trở thành những mâu thuẫn lớn.
  • Giao tiếp: Hãy để những người trực tiếp liên quan đến mâu thuẫn tham gia và việc giải quyết nó.
  • Cởi mở: Hãy làm cho mọi người có cảm giác cởi mở trước khi bàn đến vấn đề chính.
  • Nghiên cứu: Tìm các nguyên nhân thực sự của vấn đề trước khi tìm kiếm giải pháp.
  • Linh hoạt: Đừng để ai “khóa” vào một vị thế nào đó trước khi xem xét các giải pháp khác.
  • Công bằng: Không để bất kỳ ai tránh né một giải pháp hợp lý bằng cách trốn đằng sau các lập luận về luật lệ.
  • Liên minh: Hãy cùng nhau chiến đấu với những “thế lực bên ngoài” thay vì chống lại nhau.

Vượt qua sự kháng cự

Một trong những cách giải quyết xung đột là học cách thuyết phục người khác chấp nhận quan điểm của bạn. Trong kinh doanh, tính duy lý thường phổ biến nhưng đôi khi bạn cũng sẽ gặp những người phản ứng theo vị tình. Khi gặp phải sự kháng cự phi lý, hãy cố bình tĩnh và đứng riêng ra để tránh những đối đầu không có tính xây dựng và trình bày quan điểm của mình một cách thuyết phục:

Biểu lộ sự hiểu nhau: Hầu hết mọi người đều xấu hổ đối với việc phải ứng vị tình trong kinh doanh. Hãy thể hiện rằng bạn thông cảm với điều đó. Bạn có thể nói “Tôi có thể hiểu rằng việc thay đổi có thể khó khăn. Nếu tôi là bạn, tôi có thể cũng không sẵn lòng”. Giúp đỡ người khác thư giãn và hãy trao đổi về sự lo lắng, băn khoăn của họ nhằm làm yên lòng họ.

Giúp mọi người nhận thức rõ sự kháng cự của họ: Khi người ta không cam kết và im lặng thì bạn sẽ có thể đẩy bạn ra ngoài mà chẳng biết tại sao. Nếu bạn tiếp tục tranh luận thì cũng chỉ phí công mà thôi. Hãy đối diện trực tiếp với sự kháng cự mà không cần phải xin lỗi. Bạn có thể nói rằng “Anh có vẻ không nhiệt tình với ý tưởng này. Không biết liệu tôi có nói quá hay không?” Các nói này sẽ buộc người ta phải đối diện và xác định rõ sự kháng cự của họ là gì.

Đánh giá lý do phản đối của người khác một cách khách quan. Đừng chỉ lặp lại những gì của mình. Hãy tập trung vào những gì người khác thể hiện bằng cả ngôn từ và cảm xúc. Hãy làm cho mọi người có thể nói ra để bạn có thể hiểu nguyên nhân của sự kháng cự là gì. Sự phản đối của người khác có thể nêu ra những điểm về pháp lý mà bạn cần phải thảo luận thêm hoặc họ có thể đưa ra những vấn đề mà bạn phải tối thiểu hóa nó.

Hãy giữ quan điểm của mình đến khi người khác đã sẵn sàng chấp nhận. Duy trì quan điểm của bạn cho đến khi đầu óc người khác đã sẵn sàng suy nghĩ theo quan điểm của bạn. Bạn không thể giả định rằng các luận cứ mạnh mẽ sẽ tự bảo vệ được nó. Bằng cách chú ý đến người nghe hơn, bạn sẽ học cách quan tâm đến những nhu cầu tình cảm của người khác trước.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Quản trị xung đột nhóm làm việc về khái niệm và tác động của xung đột, giải quyết xung đột, vượt qua sự kháng cự....

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Quản trị xung đột nhóm làm việc. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 105
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm