Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Quy trình thẩm định dự án đầu tư

Quy trình thẩm định dự án đầu tư được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Thẩm định các văn bản pháp lý

Trước hết cần xem hồ sơ trình duyệt đã đủ hay chưa, có hợp lệ hay không? Tiếp đến cần xem xét tư cách pháp nhân và năng lực của chủ đầu tư.

Với doanh nghiệp Nhà nước: Quyết định thành lập hay thành lập lại; cơ quan ra quyết định thành lập hoặc thành lập lại; cơ quan cấp trên trực thuộc; người đại diện chính thức, chức vụ người đại diện chính thức và địa chỉ, điện thoại.

Với các thành phần kinh tế khác: Giấy phép hoạt động; cơ quan cấp giấy phép hoạt động; người đại diện chính thức, chức vụ người đại diện chính thức; vốn pháp định; giấy chứng nhận về khả năng tài chính do ngân hàng mở tài khoản cấp và địa chỉ, điện thoại.

Với công ty nước ngoài: Giấy phép hoạt động; cơ quan cấp giấy phép hoạt động; người đại diện chính thức, chức vụ người đại diện chính thức; vốn pháp định; giấy chứng nhận về khả năng tài chính do ngân hàng mở tài khoản cấp; sở trường kinh doanh…

Ngoài ra cũng cần thẩm định các văn bản pháp lý khác như các văn bản liên quan đến địa điểm; liên quan đến phần góp vốn của các bên và các văn bản nêu ý kiến của các cấp chính quyền, ngành chủ quản đối với dự án đầu tư.

Thẩm định mục tiêu của dự án đầu tư

Mục tiêu của dự án có phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế chung hay từng vùng không?

Có thuộc những ngành nghề Nhà nước không cho phép hay không

Có thuộc diện ưu tiên hay không?

Đối với các sản phẩm thông thường thứ tự ưu tiên: sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm thay thế nhập khẩu, sản phẩm để tiêu dùng trong nước.

Đối với các dự án khác: ưu tiên dự án xây dựng công trình hạ tầng, các dự án phát triển kinh tế miền núi, các vùng kinh tế trọng điểm.

Thẩm định về thị trường

Kiểm tra các tính toán về nhu cầu thị trường hiện tại, tương lai, khả năng chiếm lĩnh thị trường, cạnh tranh. Chú ý giá cả dùng trong tính toán.

Xem xét vùng thị trường. Nừu cần thì quy định vùng thị trường cho dự án để đảm bảo cân đối với các doanh nghiệp khác.

Thẩm định về kỹ thuật công nghệ

Kiểm tra các phép tính toán

Xem xét kỹ những phần liên quan đến nhập khẩu như công nghệ thiết bị vật tư, kể cả nhân lực. Những yếu tố nhập khẩu do lượng thông tin không đầy đủ hoặc thiếu kinh nghiệm các nhà soạn thảo thường dễ bị sơ hở, nhất là giá cả, do đó cần kiểm tra kỹ.

Tỷ lệ vật liệu trong nước càng cao càng tốt. Không được nhập 100%. Nếu cần thì tổ chức sản xuất, gia công trong nước.

Thẩm tra địa điểm từ các văn bản pháp lý đến địa điểm cụ thể. đặc biệt quan tâm đến ảnh hưởng đối với môi trường và trước hết không được mâu thuẫn với quy hoạch.

Tính phù hợp của công nghệ, thiết bị đối với dự án, đối với điều kiện nước ta, khả năng phát triển trong tương lai, tỷ lệ phụ tùng thay thế, điều kiện vận hành, bảo trì.

Việc thẩm định kỹ thuật công nghệ phải có ý kiến của chuyên ngành kỹ thuật trên những vấn đề phức tạp từ những vấn đề về kỹ thuật như quy trình quy phạm đến các vấn đề kỹ thuật cụ thể, kể cả thẩm định các khoản chi phí, dự toán, đối chiếu với các công trình tương tự.

Nếu có chuyển giao công nghệ thì phải đối chiếu với Pháp lệnh chuyển giao công nghệ và các văn bản liên quan.

Thẩm định về tài chính

- Kiểm tra các phép tính toán

- Kiểm tra tổng vốn, cơ cấu các loại vốn

Kiểm tra độ an toàn về tài chính. Dự án đầu tư được xem là an toàn về mặt tài chính nếu thỏa mãn các điều kiện:

Tỷ lệ vốn riêng/vốn đầu tư > 0,5, tức là tỷ lệ vốn riêng/vốn vay dài hạn > 50/50.

Một số nước, với những chủ đầu tư đã có uy tín tỷ lệ này có thể thấp hơn, bằng 33/67 hoặc thậm chí 25/75. Đối với nước ta hiện nay, để thận trọng về mặt tài chính, tỷ lệ này lấy không nhỏ thua 50/50.

Khả năng trả nợ vay dài hạn không được thấp hơn 1,4 – 3. Thông thường, khả năng trả nợ ngày càng tăng vì trong nhiều dự án thu nhập ngày càng tăng, trong khi đó hàng năm đều có hoàn trả làm cho nghĩa vụ hoàn trả ngày càng giảm.

Điểm hòa vốn trả nợ < 60-70%

Kiểm tra các chỉ tiêu hiệu quả:

Thời gian hoàn vốn T: đối với các dự án dịch vụ, đầu tư theo chiều sâu lấy T ≤ 5 năm; với các công trình hạ tầng T ≤ 10 – 15 năm, cá biệt có thể lớn hơn.

Tỷ suất lợi nhuận không được thấp hơn lãi suất vay. Thông thường không nhỏ thua 15% và tất nhiên càng lớn càng tốt.

Vòng quay vốn lưu động không được thấp hơn 2-3 lần trong một năm, bình thường 4- 5 lần và có dự án lên đến 10 lần.

Mức hoạt động hòa vốn vào khoảng 40-50% là hợp lý, không nên lớn hơn số đó.

Giá trị hiện tại ròng (NPV) càng lớn càng tốt, nhưng nhất thiết phải lớn hơn 0. chỉ tiêu NPV thường được dùng để loại bỏ vòng một.

Suất thu hồi nội bộ (IRR) phải lớn hơn lãi suất vay và càng lớn càng tốt. chỉ tiêu này thường dùng để loại bỏ vòng hai. Thường IRR phải lớn hơn 15%

Tỷ lệ lợi ích trên chi phí (B/C) phải lớn hơn 1 và càng lớn càng tốt.

Thẩm định về kinh tế - xã hội

Ngoài việc xác định tính phù hợp của mục tiêu dự án đầu tư đối với phương hướng phát triển kinh tế quốc dân, thứ tự ưu tiên, tác dụng của dự án đối với phát triển các ngành khác, còn phải thẩm tra, đối chiếu các chỉ tiêu kinh tế xã hội. Những chỉ tiêu này gồm:

Giá trị gia tăng thu nhập quốc dân. Giá trị này càng lớn càng tốt.

Tỷ lệ giá trị gia tăng/vốn đầu tư tính bằng % nói chung phải đạt hai con số

Số chỗ làm việc càng lớn càng tốt

Tỷ lệ mức đóng góp cho ngân sách/vốn đầu tư biến động khá lớn tùy theo dự án có thuộc diện ưu tiên hay không

Các chỉ tiêu khác như góp phần phát triển các ngành, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, góp phần phát triển địa phương chỉ cần nêu các con số cụ thể nếu tính được.

Thẩm định về môi trường sinh thái

Đây là một nội dung quan trọng cần thẩm định kỹ. Việc thẩm định phải xem xét một cách toàn diện những ảnh hưởng đối với môi trường, nhất là những ảnh hưởng xấu. Cụ thể:

  • Những ảnh hưởng làm thay đổi môi trường sinh thái
  • Gây ô nhiễm môi trường, mức độ ô nhiễm
  • Biện pháp xử lý
  • Kết quả sau xử lý

Các tiêu chuẩn về môi trường đã được Nhà nước quy định cụ thể bằng các văn bản pháp lý, kể cả phương pháp, thiết bị, đo đạc. việc thẩm định tiến hành bằng cách so sánh các chỉ tiêu thực tế của dự án đầu tư về tiếng ồn, độ rung, nhiệt độ, độ bẩn trong không khí, trong nước… với các tiêu chuẩn của Nhà nước. Nếu vi phạm tiêu chuẩn thì dự án phải có biện pháp khắc phục. Trong trường hợp cần thiết có thể tham khảo thêm tiêu chuẩn tương tự của các nước.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Quy trình thẩm định dự án đầu tư về đặc điểm của thẩm định các văn bản pháp lý, thẩm định mục tiêu của dự án đầu tư, thẩm định về kỹ thuật công nghệ, thẩm định về môi trường sinh thái...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Quy trình thẩm định dự án đầu tư. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm