Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sáng kiến kinh nghiệm - Hướng dẫn học sinh lớp 12 rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội

Sáng kiến kinh nghiệm - Hướng dẫn học sinh lớp 12 rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội là sáng kiến kinh nghiệm lớp 12 hướng dẫn các bạn học sinh làm bài nghị luận xã hội được tốt hơn, là tài liệu tham khảo hay dành cho các học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LỚP 12

Sáng kiến kinh nghiệm - Hướng dẫn học sinh lớp 12 rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội

I- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Những năm gần đây, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ngày càng chú trọng nhiều hơn đến việc nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học nhằm cung cấp tri thức toàn diện cho người học, đặc biệt là việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ Văn trong trường phổ thông. Trên cơ sở đó, rèn luyện năng lực cảm thụ văn học, bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn và nhân cách, chuẩn bị cho các em hành trang tri thức vào đời.

Trong xu thế đổi mới việc dạy và học Ngữ Văn nói chung, cụ thể là đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau một thời gian tiến hành thí điểm, từ năm học 2006 - 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa vào sử dụng bộ Sách giáo khoa mới theo chương trình phân ban đại trà, áp dụng cho các trường Trung học phổ thông (THPT) trên toàn quốc. Các bộ sách giáo khoa mới (Chuẩn và Nâng cao) đều có nhiều thay đổi: bỏ đi một số văn bản không còn thích hợp; một số văn bản mới được đưa thêm vào sách giáo khoa mới theo từng lớp học, cấp học để phù hợp với yêu cầu và tình hình phát triển chung của xã hội hiện tại. Đồng thời, kiểu bài làm văn nghị luận xã hội còn được đưa vào chương trình Ngữ Văn ở cả bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Kiểu bài nghị luận xã hội nói chung là khó đối với lứa tuổi các em học sinh. Khi làm bài nghị luận văn học, các em học sinh có thuận lợi là đã được trang bị kiến thức rất kĩ qua các giờ đọc - hiểu văn bản văn học, chỉ sử dụng kỹ năng làm văn nghị luận văn học để tái hiện lại kiến thức ấy thông qua cảm quan của cá nhân. Còn khi làm bài nghị luận xã hội, các em gặp không ít khó khăn cả về nội dung lẫn phương pháp làm bài.

Cũng từ năm học 2008 - 2009, trong các đề thi (cả thi học kì và thi tốt nghiệp THPT) môn Ngữ Văn, bên cạnh yêu cầu tái hiện kiến thức văn học về tác giả, tác phẩm (nghị luận văn học), đề bài còn đưa ra yêu cầu bắt buộc thí sinh viết một văn bản nghị luận (giới hạn trong khoảng 400 từ) bàn về một vấn đề mang tính thời sự của đời sống xã hội, như: an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường, một vấn đề về tu tưởng, đạo lí ... . Thang điểm dành cho phần này khá cao, chiếm 3/10 điểm của toàn bài thi.

Đánh giá bài viết
1 864
Sắp xếp theo

    Sáng kiến kinh nghiệm lớp 12

    Xem thêm