Sáng kiến kinh nghiệm - Khắc phục một số sai lầm cho học sinh lớp 10 khi giải phương trình và bất phương trình
Sáng kiến kinh nghiệm - Khắc phục một số sai lầm cho học sinh lớp 10 khi giải phương trình và bất phương trình trình bày các lỗi thường gặp khi các bạn học sinh giải PT - BPT và các chú ý tránh nhầm lẫn giúp các bạn học tập tốt cũng như là tài liệu tham khảo giảng dạy hay dành cho giáo viên.
KHẮC PHỤC SAI LẦM KHI GIẢI PHƯƠNG TRÌNH VÀ BẤT PHƯƠNG TRÌNH
Sáng kiến kinh nghiệm - Khắc phục một số sai lầm cho học sinh lớp 10 khi giải phương trình và bất phương trình.
I.ĐỀ TÀI: KHẮC PHỤC MỘT SỐ SAI LẦM CHO HỌC SINH LỚP 10 KHI GIẢI PHƯƠNG TRÌNH VÀ BẤT PHƯƠNG TRÌNH
II. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong dạy học Toán việc vận dụng lý thuyết đã học để giải bài toán của học sinh còn gặp một số khó khăn và sai lầm.Chính vì vậy giáo viên cần hướng dẫn học sinh sử dụng phương pháp nào để giúp học sinh giải bài toán mà không mắc phải sai lầm là cần thiết và phù hợp.
Mặt khác khi đứng trước một bài toán về phương trình hay bất phương trình thì học sinh thường giải theo thói quen mà không biết mình bị sai do không nắm vững lý thuyết vừa học.Việc giải hay sai nhất là học sinh lớp 10 khi giải một phương trình hoặc bất phương trình thì rút gọn hoặc bỏ mẫu mà không ghi thêm điều kiện nào.Những sai sót đó là do trước đây ở THCS học sinh giải phương trình hoặc bất phương trình mà mẫu thường là hằng số nên học sinh rút gọn hoặc bỏ mẫu được...
Vì lí do trên tôi chọn đề tài: Khắc phục một số sai lầm cho học sinh lớp 10 khi giải phương trình và bất phương trình.
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Ở trường phổ thông,dạy Toán là dạy hoạt động toán học. Đối với học sinh có thể xem việc giải toán là hình thức chủ yếu của hoạt động toán học.
Trong dạy học toán, mỗi bài tập toán được sử dụng với những dụng ý khác nhau, có thể tạo tiền đề xuất phát, để gợi động cơ, để làm việc với nội dung mới, để củng cố hoặc kiểm tra …
Ở thời điểm cụ thể nào đó, mỗi bài tập chứa đựng tường minh hay ẩn tàng những chức năng khác nhau (chức năng dạy học, chức năng giáo dục, chức năng phát triển, chức năng kiểm tra), những chức năng này đều hướng tới việc thực hiện các mục đích dạy học.