Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học siêu ngắn

Soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học siêu ngắn vừa được VnDoc.com biên soạn và xin gửi tới các bạn cùng tham khảo. Bài soạn văn 12 siêu ngắn này là tài liệu tham khảo, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể soạn văn 12 được tốt hơn nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc Soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học siêu ngắn, bài viết dưới đây gồm 4 đề, VnDoc.com đưa ra những gợi ý để các bạn có thể làm đề được dễ dàng hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây.

Đề 1 (trang 132, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

a) Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu:

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc

- Nêu vấn đề nghị luận

2. Thân bài

a) Giải thích thế nào là tính dân tộc

b) Tính dân tộc trong Việt Bắc

- Về nội dung:

+ Đề tài: Cuộc chia tay lịch sự của những cán bộ cách mạng miền xui và các đồng bào dân tộc được tác giả ví như đôi bạn tình.

+ Chủ đề đậm đà tính dân tộc:

• Dựng lên bức tranh thiên nhiên, cuộc sống Việt Bắc chân thực, sống động, nên thơ, gợi cảm (bức tranh tứ bình về thiên nhiên và con người Việt Bắc). Hiện thực sôi động hào hùng của những cuộc kháng chiến (Những đường Việt Bắc của ta, dạo miền ngược... thêm trường các khu ...).

• Khẳng định nghĩa tình gắn bó thắm thiên của những con người Việt Bắc, với nhân dân, với đất nước. Đó là ân tình cách mạng mà chiều sau là truyền thống đạo lí thủy chung của dân tộc ... Đây cũng là lẽ sống lớn, tình cảm lớn tập trung trong thơ của Tố Hữu.

- Về nghệ thuật:

+ Thể thơ dân tộc: thể lục bát

+ Kết cấu: đối đáp – kiểu kết cấu thường thấy trong ca dao với cặp đại từ nhân xưng quen thuộc “mình” – “ta”

+ Ngôn ngữ:

• Sử dụng lời ăn, tiếng nói hằng ngày của nhân dân

• Ngôn ngữ giàu hình ảnh

• Ngôn ngữ giàu nhịp điệu tạo nên tính nhạc cho thơ

• Cặp đại từ nhân xưng “mình” – “ta” biến hóa linh hoạt

+ Biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng,... quen thuộc với cách cảm, cách nghĩ của nhân dân

+ Giọng thơ thủ thỉ, tâm tình, ngọt ngào mang âm hưởng của những câu hát tình nghĩa trong ca dao

3. Kết bài

Khái quát vấn đề nghị luận

b) Phân tích tâm trạng của tác giả:

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn thơ

- Nêu vấn đề nghị luận

2. Thân bài

- Nỗi nhớ là cảm xúc bao trùm toàn bộ bài thơ nói chung và đoạn thơ nói riêng: “nhớ chơi vơi”

- Nhớ cảnh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hiện lên hoang sơ, dữ dội và hiểm trở:

+ Hình ảnh thơ: sương lấp, mây, mưa, thác, cọp... gợi nên sự gian nan, vất cả

+ Địa danh: Sài Khao, Mường Lát gợi sự xa xôi, cách trở

+ Sử dụng từ láy giàu giá trị tượng hình: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút, điệp từ dốc gợi sự quanh co, gập ghềnh, địa hình hiểm trở

+ Hình ảnh thơ độc đáo: “súng ngửi trời” vừa diễn tả độ cao của địa hình vừa diễn tả nét tinh nghịch, ngộ nghĩnh của những người lính

+ Hình ảnh nhân hóa: “cọp trêu người”, “thác gầm thét” gợi sự hoang sơ, man dại; thời gian: “chiều chiều”, “đêm đêm” những người lính phải thường xuyên đối mặt với điều hiểm nguy chốn rừng thiêng nước độc.

+ Sử dụng các câu thơ dày đặc thanh trắc có tác dụng to lớn trong việc diễn tả sự gập ghềnh, trắc trở của địa hình

- Nhớ cảnh thiên nhiên miền Tây lãng mạn, bình dị, mang lại hương vị ngọt ngào, nồng ấm

+ Hoa về trong đêm hơi

+ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

+ Cơm lên khói, nhà em thơm nếp xôi

- Nhớ hình ảnh người lính Tây Tiến: “dãi dầu không bước nữa”, “gục lên súng mũ bỏ quên đời”. Đó có thể là giây phút nghỉ ngơi của những người lính sau chặng đường hành quân vất vả, song đó cũng có thê là sự nghỉ ngơi vĩnh viễn của các anh

3. Kết bài

Khái quát vấn đề nghị luận

Đề 2 (trang 133, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

a) Vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Quang Dũng và bài thơ

- Nêu vấn đề nghị luận

2. Thân bài

- Quang Dũng không hề che dấu sự gian khổ, khó khăn trên những chặng đường hành quân, những căn bệnh hiểm nghèo và cả những hi sinh mất mát của người lính.

- Những câu thơ khẳng định mạnh mẽ khí phách của tuổi trẻ. Người lính Tây Tiến không chỉ tự nguyện chấp nhận mà còn vượt lên cái chết, sẵn sàng hiến dâng cả tuổi thanh xuân cho Tổ quốc. Đó là dũng khí tinh thần và hành động cao đẹp. Tư thế ra trận, lý tưởng lên đường hào hùng mà bi tráng.

- Tuy nhiên, những người lính không hề chìm trong bi thương, bi luỵ. Bài thơ viết về sự hi sinh của người lính một cách thấm thía bằng cảm hứng bi tráng. Cái chết của người lính gợi lên sự bi thương nhưng họ đã “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, đó là cái chết hợp với trời đất, lòng người và trở nên thiêng liêng, bất tử.

3. Kết bài

Khái quát vấn đề nghị luận

b) Cảm nhận về thiên nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ:

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc

- Nêu vấn đề nghị luận

2. Thân bài

- Hình tượng thiên nhiên: bức tranh tứ bình với vẻ đẹp độc đáo, rất riêng của Việt Bắc

+ Mùa đông: hoa chuối đỏ tươi – màu sắc hài hòa, trên nền xanh của núi là màu đỏ của hoa chuối

+ Mùa xuân: mơ nở trắng rừng – mùa xuân với vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình,...

+ Mùa hạ: ve kêu rừng phách đổ vàng – tất cả cảnh vật đề trong trạng thái động, nhanh chóng chuyển mình

+ Mùa thu: ánh trăng hòa bình – mùa thu hòa bình đầu tiên ở nước ta

→ Bức tranh tứ bình đẹp, trữ tình, thơ mộng, được quan sát, miêu tả tinh tế.

- Hình ảnh con người: luôn trong tư thế lao động, làm việc, từ đó gợi nên những vẻ đẹp của con người nơi đây

+ Dao gài thắt lưng

+ Đan nón chuôt từng sợi giang

+ Hái măng

+ Ân tình, thủy chung

3. Kết bài

Khái quát vấn đề nghị luận

Đề 3 (trang 134, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

a) Câu thơ “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay, muối mặn” (“Đất nước” – Nguyễn Khoa Điềm) gợi liên tưởng đến các câu ca dao:

- Tay nâng chén muối đĩa gừng

Gừng cay, muối mặn xin đừng quên nhau

- Muối ba năm muối đương còn mặn

Gừng chín tháng gừng vẫn còn cay

Đôi ta nghĩa nặng tình dày

Có xa nhau chăng nữa cũng ba vạn sáu nghìn ngày mới xa

→ cách vận dụng của Nguyễn Khoa Điềm góp phần thể hiện niềm tự hào về vẻ đẹp tâm hồn và truyền thống đẹp đẽ của con người Việt Nam, đó là tình nghĩa vợ chồng sâu nặng, son sắt

b) vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến

- Nêu vấn đề nghị luận

2. Thân bài

- Lòng yêu nước, lòng dũng cảm, quyết tâm, không ngại gian khổ, hi sinh trên con đường hành quân:

+ Những khó khăn, gian khổ mà hằng ngày họ phải đối mặt

+ Thái độ lạc quan, dũng cảm, bất chấp hiểm nguy.

- Vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn, hào hoa, yêu thiên nhiên và yêu cái đẹp

+ Những người lính trong đêm hội liên hoan cùng những người dân trên đường nghỉ lại

+ Trên đường hành quân, những người lính luôn mơ về những “dáng kiều thơm”

- Vẻ đẹp bi tráng:

+ Quang Dũng không hề che dấu sự gian khổ, khó khăn trên những chặng đường hành quân, những căn bệnh hiểm nghèo và cả những hi sinh mất mát của người lính.

+ Những câu thơ khẳng định mạnh mẽ khí phách của tuổi trẻ. Người lính Tây Tiến không chỉ tự nguyện chấp nhận mà còn vượt lên cái chết, sẵn sàng hiến dâng cả tuổi thanh xuân cho Tổ quốc. Đó là dũng khí tinh thần và hành động cao đẹp. Tư thế ra trận, lý tưởng lên đường hào hùng mà bi tráng.

+ Tuy nhiên, những người lính không hề chìm trong bi thương, bi luỵ. Bài thơ viết về sự hi sinh của người lính một cách thấm thía bằng cảm hứng bi tráng. Cái chết của người lính gợi lên sự bi thương nhưng họ đã “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, đó là cái chết hợp với trời đất, lòng người và trở nên thiêng liêng, bất tử.

3. Kết bài

- Khái quát vấn đề nghị luận

- Cảm nhận của em về những người lính Tây Tiến và liên hệ bản thân

Đề 4 (trang 134, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

a) So sánh hai hình tượng đất nước:

Bài làm cần đảm bảo các ý sau:

- Giới thiệu khái quát về hai tác giả, hai tác phẩm

- Phân tích làm rõ hình ảnh đất nước trong bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm và “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi

- So sánh điểm giống nhau và khác nhau:

+ Giống nhau

• Hai tác giả đều tìm đến những giải pháp rất khéo léo nhằm cụ thể hóa đề tài đất nước

• Hai tác giả đều viết về đất nước bằng niềm tự hào sâu sắc, bằng những nhận thức thấm thía về lịch sử về truyền thống dân tộc.

+ Khác nhau:

• Nguyễn Đình Thi thì khắc hoạ hình tượng đất nước với 2 đặc điểm và đặt hình tượng đất nước trong mối quan hệ với quá khứ và tương lai. Trong khi ấy Nguyễn Khoa Điềm lại viết bài thơ này theo một định hướng tư tưởng nhằm chứng minh: “đất nước này là đất nước của người dân”, mà tư tưởng cơ bản này đã chi phối toàn bộ bài thơ và nó quy định bút pháp của bài thơ

• Tuy rằng cả 2 bài thơ đất nước đều chia làm 2 phần nhưng sự liên kết 2 phần ở mỗi bài lại rất khác nhau.

Bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi được bắt đầu bằng những xúc cảm trước vẻ đẹp của mùa thu, mùa thu Hà Nội trong hồi tưởng và mùa thu Việt Bắc trong hiện tại. Để rồi sau đó mới chuyển sang quá khứ 2 thời điểm khác để có những suy tư của tác giả đối với đất nước.

Trong khi ấy thì bố cục 2 phần của bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm lại theo một cách hoàn toàn khác. Phần 1 dành cho việc khắc hoạ hình tượng đất nước trong mối liên hệ với thời gian. Để rồi toàn bộ phần 2 nhằm chứng minh cho tư tưởng với đất nước của người dân.

- Lí giải nguyên nhân giống và khác nhau:

+ Giống nhau: cả hai nhà thơ đề viết về đề tài đất nước và giàu lòng yêu quê hương, đất nước

+ Khác nhau:

• Hai bài thơ viết trong hai khoảng thời gian khác nhau

• Phong cách của mỗi nhà văn

• Đặc trưng của văn học

b) Cảm nhận về người lính Tây Tiến trong đoạn thơ

Bài viết cần tập trung làm rõ các ý:

→ Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến và đoạn thơ

→ Cảm nhận về vẻ đẹp người lính trong đoan thơ:

- Ngoại hình: “không mọc tóc”, “quân xanh màu lá”, “mắt trừng gửi mộng”. Hình ảnh người lính Tây tiến được miêu tả chân thực, vừa thể hiện hiện thực khốc liệt, gian khổ của cuộc chiến tranh vừa thể hiện niềm tự hào về dáng vẻ kì dị nhưng gân guốc, độc đáo của người lính

- Tâm hồn:

+ Hào hoa, lãng mạn – nét đặc trưng của những chàng trai Hà thành: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

+ Ý chí: sẵn sàng hiến dâng cả sự sống, tuổi trẻ cho tổ quốc “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”

→ Lí tưởng xả thân vì đất nước của thế hệ trẻ sau cách mạng tháng Tám

- Sự hi sinh:

+ Hình ảnh thơ: “biên cương”, “mồ viễn xứ”, “áo bào”, “về đất”. “khúc độc hành”

+ Nghệ thuật: sử dụng từ Hán Việt, nghệ thuật nói giảm nói tránh

→ Người lính xem cái chết, sự hi sinh rất nhẹ nhàng, thanh thản, với họ cái chết không phải là sự ra đi mà là sự trở về với đất mẹ yêu thương

→ Vẻ đẹp bi tráng của những người lính

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới bạn đọc Soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học siêu ngắn, mong rằng qua đây các bạn có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 12 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn văn 12 siêu ngắn

    Xem thêm