Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn đợt 2 năm học 2015 - 2016 trường THPT Hàm Long, Bắc Ninh (Đề số 2)

Đề thi thử THPT quốc gia môn Văn 2016

Với Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn đợt 2 năm học 2015 - 2016 trường THPT Hàm Long, Bắc Ninh (Đề số 2) sau đây, bạn sẽ tiếp tục được tham khảo 1 đề thi thử của trường THPT Hàm Long, đề có đáp án nên hãy xem kỹ biểu điểm chấm để không bị mất điểm lãng phí nhé.

Mời các bạn tham khảo thêm: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 2 năm 2016 trường THPT Chuyên Đại học Vinh, Nghệ An

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
  • Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:


    “...Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài người,nó là kết tinh thành tựu văn minh mà hàng bao thế hệ tích lũy truyền lại cho mai sau. Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi.

    Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những quy luật của nó,hiểu được trái đất tròn trên mình nó có bao nhiêu đất nước khác nhau với những thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế,lịch sử, văn hóa, những truyền thống,những khát vọng.

    Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong tâm hồn của con người, qua các thời kì khác nhau,những niềm vui và nỗi buồn,hạnh phúc và đau khổ, những khát vọng và đấu tranh của họ. Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình,hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc,đâu là nỗi khổ của con người và phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự.

    Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng. Ta đồng ý với lời nhận xét mà cũng là một lời khuyên bảo chí lí của M.Gorki: “Hãy yêu sách,nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Vì thế,mỗi chúng ta hãy đọc sách,cố gắng đọc sách càng nhiều càng tốt”.

    (Trích Về việc đọc sách)

  • Câu 1.
    Đoạn trích được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0,5 điểm)
    Trả lời đúng theo một trong các cách: Phong cách ngôn ngữ chính luận/ Phong cách chính luận/ Chính luận. (0,5 điểm)
  • Câu 2.
    Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản trên. (0,5 điểm)
    Ghi đúng câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: “Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài người,nó là kết tinh thành tựu văn minh mà hàng bao thế hệ tích lũy truyền lại cho mai sau.” (0,5 điểm)
  • Câu 3.
    Trong đoạn trích,tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,5 điểm)
    Trả lời đúng theo một trong các cách: Thao tác lập luận phân tích/ Thao tác phân tích/ Lập luận phân tích/ Phân tích. (0,5 điểm)
  • Câu 4.
    Anh/chị hãy nêu quan điểm riêng của mình về ý nghĩa của việc đọc sách đối với lớp trẻ ngày nay. Trả lời trong khoảng 7-8 dòng (1,5 điểm)
    Nêu ý nghĩa của việc đọc sách theo quan điểm riêng của bản thân, không lặp lại ý của tác giả trong đoạn trích đã cho.(1,5 điểm)

    Những trường hợp sau không được điểm:
    - Nêu ý nghĩa của việc đọc sách nhưng không phải là quan điểm riêng của bản thân mà lặp lại ý của tác giả trong đoạn trích.
    - Nêu ý nghĩa của việc đọc sách theo quan điểm riêng nhưng không hợp lí,không thuyết phục.
    - Câu trả lời chung chung, không rõ ý, không thuyết phục.
    - Không có câu trả lời.

  • PHẦN II. LÀM VĂN. (7,0 điểm)
  • Câu 1. (3.0 điểm)

    Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ), trình bày suy nghĩ của mình về câu nói sau: “Phải biết ước mơ, song ước mơ chỉ có nghĩa khi nó giục giã con người hành động”

    * Giới thiệu vấn đề và giải thích ý kiến (0,5 điểm)
    - Giới thiệu vấn đề (tùy theo cách riêng của mỗi thí sinh,song cần sát với vấn đề nghị luận)
    - Giải thích ý kiến: Ước mơ là những mong muốn tốt đẹp mà con người tha thiết, khao khát hướng tới, đạt được.=> Trong cuộc sống, con người nên biết và cần phải có ước mơ, nhưng ước mơ của con người chỉ thật sự có ý nghĩa khi nó thôi thúc, khuyến khích con người có những hành động thiết thực để biến ước mơ thành hiện thực.
    * Bình luận ý kiến (2,0 điểm)
    - Bàn luận chung về ước mơ của con người:
    + Là nhu cầu, quyền của mỗi người.
    + Ước mơ của mỗi người rất đa dạng: Có ước mơ lớn lao, có ước mơ bình dị đời thường...
    - Ước mơ của mỗi người phản ánh rõ mục đích, lí tưởng mà người đó hướng tới.
    - Nếu những ước mơ ấy chỉ tồn tại trong suy nghĩ thì sẽ trở nên vô nghĩa, đôi khi còn đẩy con người vào những ảo tưởng viển vông, xa rời thực tế cuộc sống.
    - Khi ước mơ giục giã con người hành động, tiếp thêm ý chí nghị lực để họ vượt lên mọi trở ngại, biến ước mơ thành hiện thực thì ước mơ ấy mới thực sự có ý nghĩa với mình và xã hội. (Lấy ví dụ cụ thể).
    - Tuổi trẻ ngày nay có rất nhiều ước mơ và có rất nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện ước mơ.
    - Có rất nhiều bạn trẻ đã biến ước mơ thành những hành động thiết thực, say mê học tập,rèn luyện để chinh phục những đỉnh cao tri thức,hăng hái tham gia các phong trào xã hội.
    - Nhưng có không ít những bạn trẻ đang sống thiếu ước mơ, có những ước mơ viển vông,ảo tưởng,sống thụ động,ngại đối mặt với những khó khăn thử thách... Với họ,không chỉ những ước mơ trở thành vô nghĩa mà cả tuổi trẻ của họ sẽ trở nên phí hoài.
    * Bài học nhận thức (0,5 điểm)
    - Trong cuộc sống không thể thiếu những ước mơ,tuổi trẻ cần phải biết xây dựng những ước mơ đẹp.
    - Cần phải có bản lĩnh,ý chí nghị lực để biến ước mơ trở thành hiện thực.

  • Câu 2.(4.0 điểm)

    Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

    “Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc
    Quân xanh màu lá dữ oai hùm
    Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
    Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
    Rải rác biên cương mồ viễn xứ
    Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
    Áo bào thay chiếu anh về đất
    Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

    (Tây Tiến - Quang Dũng)

    * Mở bài: Giới thiệu được vấn đề nghị luận (0,5 điểm)
    * Thân bài (3,0 điểm)
    - Khái quát chung về bút pháp xây dựng hình tượng người lính của Quang Dũng (0,25 điểm)
    + Chân dung người lính Tây Tiến ẩn hiện trong suốt bài thơ,nhưng đoạn thơ này miêu tả đầy đủ từ diện mạo đến tâm hồn,khí phách,thái độ trước sự sống và cái chết.
    + Quang Dũng đã tinh lọc những nét tiêu biểu của người lính Tây Tiến bằng vẻ đẹp bi tráng.
    - Ngoại hình người lính Tây Tiến: (1,0 điểm)
    + “không mọc tóc”, “Quân xanh màu lá” Thiếu thốn,gian khổ,điều kiện chiến đấu,nhiệm vụ đặc thù của người lính...vẻ đẹp ngang tàng,lãng mạn.
    + “Mắt trừng” Ý chí,tình yêu quê hương trong mỗi người lính Tây Tiến.
    - Phẩm chất,tâm hồn: (1,0 điểm)
    + “dữ oai hùm” Sức mạnh,uy lực như của loài chúa sơn lâm.
    + “Đêm mơ Hà Nội”, “gửi mộng qua biên giới” Tâm hồn lãng mạn,yêu đời,mộng mơ,ý chí mạnh mẽ,tình yêu quê hương tha thiết.
    - Sự hy sinh của người lính Tây Tiến (0,5 điểm)
    + Bi thương “Rải rác....viễn xứ”
    + Đẹp đẽ,nhẹ nhàng “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”, từ “về đất”.
    - Nghệ thuật: Sự kết hợp bút pháp lãng mạn và hiện thực,dùng từ biểu cảm... (0,25 điểm)
    * Kết bài: Khái quát lại vấn đề (0,5 điểm)

  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
1 100
Sắp xếp theo

Luyện thi trực tuyến

Xem thêm