Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tin học 8 Chân trời sáng tạo bài 2

Giải Tin học 8 Chân trời sáng tạo bài 2: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin được VnDoc sưu tầm và tổng hợp với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Tin học 8 Chân trời sáng tạo. Mời các em cùng tham khảo để nắm được nội dung bài học

I. Khởi động

Hãy trao đổi với bạn và cho biết tại sao ngày nay, nhiều người thường tìm kiếm thông tin trên Internet thay vì trên sách, báo truyền thống.

Lời giải

Ngày nay, nhiều người thường tìm kiếm thông tin trên Internet thay vì trên sách, báo truyền thống vì:

Thông tin số đa dạng, phong phú.

Công cụ tìm kiếm dễ dàng, nhanh chóng.

I. Khám phá

1. Đặc điểm của thông tin số

Câu hỏi 1: Hãy trao đổi với bạn và giải thích lí do thông tin trên Internet có những đặc điểm sau đây:

a) Nguồn thông tin khổng lồ, đa dạng, phong phú.

b) Thường xuyên được cập nhật.

c) Trao đổi dễ dàng, lan truyền nhanh chóng, khó thu hồi triệt để.

d) Có thể tìm kiếm dễ dàng, nhanh chóng.

e) Có nguồn thông tin đáng tin cậy nhưng cũng có nguồn thông tin không thực sự đáng tin cậy.

Lời giải

a) Nguồn thông tin khổng lồ, đa dạng, phong phú: nhiều loại như văn bản, âm thanh, hình ảnh, video, thông tin được lưu trữ với dung lượng khổng lồ bởi nhiều tổ chức, cá nhân.

b) Thường xuyên được cập nhật: nếu không cập nhật nội dung thường xuyên thì sẽ thiếu một lượng thông tin cần thiết và ảnh hưởng đến hiệu quả thông tin.

c) Trao đổi dễ dàng, lan truyền nhanh chóng, khó thu hồi triệt để: Thông tin trên Internet được sao lưu bởi tính năng đồng bộ dữ liệu giữa các thiết bị, dịch vụ. Vì vậy thông tin đưa lên mạng khó thu hồi triệt để.

d) Có thể tìm kiếm dễ dàng, nhanh chóng nhờ máy tìm kiếm.

e) Có nguồn thông tin đáng tin cậy nhưng cũng có nguồn thông tin không thực sự đáng tin cậy: Thông tin chân thực ban đầu có thể bị làm sai lệch rồi tiếp tục phát tán.

Câu hỏi 2: Đặc điểm nào sau đây không thuộc về thông tin số?

a) Nhiều người có thể truy cập đồng thời.

b) Chỉ cho phép một người sử dụng tại một thời điểm.

c) Có công cụ hỗ trợ tìm kiếm, xử lí, chuyển đổi hiệu quả.

d) Có thể truy cập từ xa.

Lời giải

Đặc điểm không thuộc về thông tin số:

b) Chỉ cho phép một người sử dụng tại một thời điểm.

2. Khai thác nguồn thông tin tin cậy

Câu hỏi 1: Thông tin trong những trường hợp nào sau đây là đáng tin cậy?

a) Thông tin trên website có tên miền là .gov.

b) Bài viết của một cá nhân đăng tải trên mạng xã hội với mục đích bôi nhọ người khác.

c) Bài viết hướng dẫn phòng tránh dịch bệnh trên trang web của cơ quan y tế.

d) Bài viết trên tài khoản mạng xã hội của một nhà báo có uy tín và có trích dẫn nguồn thông tin từ trang web của Chính phủ.

Lời giải

Thông tin trong những trường hợp này là đáng tin cậy:

a) Thông tin trên website có tên miền là .gov.

c) Bài viết hướng dẫn phòng tránh dịch bệnh trên trang web của cơ quan y tế.

d) Bài viết trên tài khoản mạng xã hội của một nhà báo có uy tín và có trích dẫn nguồn thông tin từ trang web của Chính phủ.

Câu hỏi 2: Có ý kiến cho rằng việc biết lựa chọn nguồn thông tin đáng tin cậy là rất quan trọng. Em có đồng ý với ý kiến này không? Tại sao? Nêu ví dụ minh hoạ.

Lời giải

Lựa chọn nguồn thông tin đáng tin cậy là rất quan trọng vì thông tin có vai trò quan trọng trong việc ra quyết định của con người. Con người ra quyết định trên cơ sở thông tin thu nhận được. Thông tin chân thực giúp con người có suy nghĩ, hành động đúng, ngược lại, thông tin sai lệch sẽ dẫn đến suy nghĩ, hành động không phù hợp.

Việc xác định được độ tin cậy giúp em lựa chọn được thông tin đúng, tránh sử dụng những thông tin sai lệch, từ đó có thể ra được quyết định phù hợp. Vì vậy, biết khai thác nguồn thông tin cậy là yếu tố rất quan trọng, đặc biệt là trong thời đại thông tin số hiện nay.

III. Luyện tập

Câu hỏi 1: Em hãy nêu các đặc điểm của thông tin số.

Lời giải

  • Thông tin số rất đa dạng.
  • Có công cụ tìm kiếm, xử lí, chuyển đổi, truyền hiệu quả, nhanh chóng.
  • Có tính bản quyền.
  • Có thể dễ dàng sao chép, khó thu hồi triệt để.
  • Có độ tin cậy khác nhau.
  • Được thu thập, lưu trữ, chia sẻ nhanh và nhiều.

Câu hỏi 2: Em hãy nêu tầm quan trọng của việc biết khai thác nguồn thông tin đáng tin cậy; nêu ví dụ minh họa

Lời giải

Xác định, khai thác nguồn thông tin đáng tin cậy giúp ta có được thông tin đúng, từ đó có quyết định phù hợp.

Ví dụ: Trong thời buổi dịch bệnh, các phương pháp được đồn thổi rằng có thể ngăn ngừa hoặc chữa Covid-19 như tắm nắng hay bơi ngoài biển 10 phút một ngày; uống nước 15 phút một lần, luôn giữ cho họng ướt, nuốt vi rút xuống dạ dày thì axit dạ dày sẽ diệt vi rút; ăn hành, tỏi sống; uống vitamin C liều cao; rửa mũi bằng nước muối; bôi dầu vừng; tiêm vacxin phòng viêm phổi … đều đã bị Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hoặc cơ quan y tế của chính phủ các nước bác bỏ.

Tin giả nhưng hiểm họa chết người là có thật. Tại Iran, có gần 300 người chết (trong đó có cả trẻ em) và hơn 1.000 ca ngộ độc rượu có methanol do tin đồn thất thiệt rằng uống chất cồn có thể diệt được vi rút SARS-CoV-2.

IV. Thực hành

Câu hỏi 1: Trên Internet có nhiều thông tin về cách phòng chống dịch bệnh, trong đó có những thông tin đáng tin cậy và có những thông tin không đáng tin cậy. Em hãy cùng với bạn thực hiện các yêu cầu sau:

a) Lựa chọn một dịch bệnh có nhiều thông tin về cách phòng chống được chia sẻ trên Internet.

b) Tìm kiếm thông tin và tạo một tệp văn bản tổng hợp về một số cách phòng chống dịch bệnh được chọn. Đối với mỗi cách phòng chống dịch bệnh, cần có các nội dung chính sau:

- Tóm tắt nội dung cách phòng chống dịch bệnh.

- Thông tin về đơn vị, tác giả, địa chỉ trang web, mục đích, các trích dẫn, ngày đăng tải của bài viết.

- Nhận xét của nhóm em về độ tin cậy kèm theo căn cứ được sử dụng để đánh giá độ tin cậy.

c) Chia sẻ, lấy ý kiến góp ý của các nhóm bạn về sản phẩm của nhóm em.

Lời giải

CÁCH PHÒNG CHỐNG COVID-19

Bộ Y tế vừa đề nghị tăng cường truyền thông các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.

Theo đó, trong văn bản do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương ký ban hành gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế, các đơn vị y tế bộ, ngành hướng dẫn về Thông điệp "2K (Khử khuẩn, khẩu trang) + Vaccine + Thuốc + Điều trị + Công nghệ + Ý thức người dân" và các biện pháp khác để phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới như sau:

Bộ Y tế mới đây đã đưa ra thông điệp phòng, chống dịch COVID-19 mới nhất.

- Khẩu trang: Khuyến khích đeo khi đến nơi công cộng.

Bắt buộc đeo đối với:

Người có biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp cấp, người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh COVID-19;

Các đối tượng (trừ trẻ dưới 5 tuổi) khi đến nơi công cộng cấp độ dịch ở mức độ 3 hoặc 4;

Áp dụng cụ thể với một số địa điểm, đối tượng theo Quyết định 2447/QĐ-BYT ngày 06/9/2022 của Bộ Y tế

Bộ Y tế đề nghị các đơn vị lồng ghép nội dung truyền thông Thông điệp "2K (Khẩu trang, Khử khuẩn), Vaccine, Thuốc, Điều trị, Công nghệ, Ý thức người dân và các biện pháp phòng, chống dịch khác" với tài liệu, hướng dẫn chuyên môn của đơn vị phù hợp với đặc điểm và nguồn lực của địa phương, đơn vị. Đồng thời phối hợp với Bộ Y tế và các đơn vị liên quan triển khai các hoạt động của Chiến dịch truyền thông "Vì một Việt Nam vững vàng và khỏe mạnh" từ nay đến ngày 31/10/2022.

Câu hỏi 2: Thông tin giả, sai sự thật trên Internet gây ra những tác hại, ảnh hưởng xấu đến cá nhân, tổ chức, cộng đồng. Em hãy thực hiện các yêu cầu sau:

a) Tìm kiếm trên Internet và tạo một bài trình chiếu về một số tình huống thông tin giả, sai sự thật gây ra hậu quả cho cá nhân, tổ chức, cộng đồng. Đối với mỗi tình huống cần có các nội dung chính sau:

- Tóm tắt nội dung thông tin.

- Thông tin về đơn vị, tác giả, bài viết, web, mục đích, các trích dẫn, ngày đăng tải của bài viết.

- Hậu quả gây ra cho cá nhân, tổ chức, cộng đồng.

b) Trình bày, trao đổi với bạn và cho biết:

- Có thể nhận thấy thông tin giả, sai sự thật trong mỗi tình huống này thông qua những yếu tố, chi tiết nào.

- Nếu người dùng biết cách đánh giá, khai thác nguồn thông tin đáng tin cậy thì có thể hạn chế được hậu quả trong các tình huống này như thế nào?

Lời giải

- Tin giả về xác chết của các bệnh nhân COVID-19 được cho là tại TP.HCM từng gây hoang mang trong dư luận.

- Thông tin “không cho người dân di chuyển trong 7 ngày”

Từ sáng 12-8, trên mạng xã hội lan truyền thông tin có nội dung:

"Bí thư TP chỉ đạo:

- Sẽ ko cho người dân di chuyển trong 7 ngày, ở nhà sẽ ở nhà 7 ngày, đi làm công sở thì ở công sở 7 ngày, đi làm phân xưởng thì ở phân xưởng 7 ngày.

- Sẽ cho người dân và cơ quan chuẩn bị 4 ngày. Đúng 8 giờ sáng thứ 2 tuần sau, án binh bất động toàn TP.

- Từ đây đến hết tháng 8, cả nước chỉ về thêm 3,2 triệu liều vắc xin ko đủ cho TPHCM. Đề nghị tiêm đúng đối tượng. Đẩy nhanh tốc độ tiêm trong 4 ngày phải hoàn thành.

- Cơ bản ko để cho người dân di chuyển trong 7 ngày.

- Ngày mai quận huyện sở ngành chuẩn bị phương án cho việc thực hiện.

- Y tế chuẩn bị sẵn sàng KHXN, lực lượng XN, cách thức, kể cả tiêm vắc xin"....

Trước hết, tin giả liên quan đến dịch COVID-19 là những thông tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh, gây tâm lý hoang mang trong dư luận xã hội. Trong đợt dịch COVID-19 đầu tiên ở nước ta, những thông tin dạng như thế này đã tạo ra tâm lý bất ổn trong một bộ phận nhân dân. Nhiều người đã ra sức tích trữ lương thực, thực phẩm; tạo ra tình trạng khan hiếm hàng hóa cục bộ; gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng hàng hóa tại nhiều địa phương.

Rõ ràng, với cách thức biểu hiện, nội dung, tính chất khác nhau nhưng tin giả liên quan đến dịch COVID-19 lan truyền trên mạng xã hội đã trở thành tác nhân gây hoang mang, tâm lý bất ổn, hoảng loạn trong nhân dân; ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân đối với các chủ trương, biện pháp phòng, chống dịch của Đảng, Nhà nước. Sẽ càng nguy hiểm hơn, khi những tin giả này bị các đối tượng chống đối, thù địch, phản động lợi dụng nhằm mục đích tuyên truyền, kích động chống phá Nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc./.

- Những thông tin này có thể nhận thấy qua những yếu tố như người đăng, tác giả, địa chỉ trang web, ... có uy tín không.

- Nếu người dùng biết cách đánh giá, khai thác nguồn tin đáng tin cậy có thể hạn chế được hậu quả trong các tình huống: không gây hoang mang dư luận, không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, sản xuất, ...

Câu hỏi 3: Sau khi đã hoàn thành các nhiệm vụ nêu trên, em hãy cho biết:

- Công cụ nào đã được em sử dụng để tìm kiếm thông tin trên Internet?

- Phần mềm nào đã được em sử dụng để hỗ trợ việc tổng hợp, trình bày thông tin?

Lời giải

- Công cụ được em sử dụng là máy tìm kiếm (search engine): là một hệ thống phần mềm cho phép người dùng Internet tìm kiếm thông tin trên www. Một số máy tìm kiếm: google.com, bing.com, yahoo.com, coccoc.com…

- Phần mềm em sử dụng để hỗ trợ trình bày, tổng hợp thông tin là các phần mềm soạn thảo Word, phần mềm trình chiếu powerpoint.

V. Vận dụng

Câu hỏi 1: Theo em, tại sao ngày nay nhiều người có thói quen đọc báo trên Internet để cập nhật tin tức?

Lời giải

Ngày nay nhiều người có thói quen đọc báo trên Internet để cập nhật tin tức vì Internet và các trang mạng xã hội đem lại rất nhiều tiện ích cho người sử dụng như tốc độ thông tin nhanh, nội dung phong phú, đa dạng…

Câu hỏi 2: Theo em, nên hay không nên tự chữa bệnh theo các hướng dẫn được chia sẻ trên Internet? Tại sao? Cho ví dụ minh họa

Lời giải

Theo em, không nên tự chữa bệnh theo các hướng dẫn được chia sẻ trên Internet. Tại vì thông tin trên Internet có độ tin cậy khác nhau, có thể hướng dẫn chữa bệnh chưa được kiểm nghiệm và là giả. Nên khi làm theo hướng dẫn sẽ đem lại tác động không mong muốn.

Ví dụ minh hoạ: Trong thời buổi dịch bệnh, các phương pháp được đồn thổi rằng có thể ngăn ngừa hoặc chữa Covid-19 như tắm nắng hay bơi ngoài biển 10 phút một ngày; uống nước 15 phút một lần, luôn giữ cho họng ướt, nuốt vi rút xuống dạ dày thì axit dạ dày sẽ diệt vi rút; ăn hành, tỏi sống; uống vitamin C liều cao; rửa mũi bằng nước muối; bôi dầu vừng; tiêm vacxin phòng viêm phổi … đều đã bị Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hoặc cơ quan y tế của chính phủ các nước bác bỏ.

Tin giả nhưng hiểm họa chết người là có thật. Tại Iran, có gần 300 người chết (trong đó có cả trẻ em) và hơn 1.000 ca ngộ độc rượu có methanol do tin đồn thất thiệt rằng uống chất cồn có thể diệt được vi rút SARS-CoV-2.

-------------------------------------

Trên đây, VnDoc đã gửi tới các bạn Giải Tin học 8 bài 2: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin CTST.

Bắt đầu năm học 2023 - 2024 trở đi sẽ được giảng dạy theo 3 bộ sách: Chân trời sáng tạo; Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều. Việc lựa chọn giảng dạy bộ sách nào sẽ tùy thuộc vào các trường. Để giúp các thầy cô và các em học sinh làm quen với từng bộ sách mới, VnDoc sẽ cung cấp lời giải bài tập sách giáo khoa, sách bài tập, trắc nghiệm từng bài và các tài liệu giảng dạy, học tập khác. Mời các bạn tham khảo qua đường link bên dưới:

  • Tin học 8 Chân trời sáng tạo
  • Tin học 8 Kết nối tri thức
  • Tin học 8 Cánh diều
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Nai Con
    Nai Con

    😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 19/06/23
    • Su kem
      Su kem

      😇😇😇😇😇

      Thích Phản hồi 19/06/23
      • Vịt Con
        Vịt Con

        🤙🤙🤙🤙🤙

        Thích Phản hồi 19/06/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Tin học 8 Chân trời sáng tạo

        Xem thêm