Tóm tắt lý thuyết Sinh học 11 bài 9
Tóm tắt lý thuyết Sinh học 11 bài 9
Mời quý thầy cô cùng các em tham khảo tài liệu Tóm tắt lý thuyết Sinh học 11 bài 9 do VnDoc biên soạn. Bài viết nhằm hỗ trợ quá trình dạy và học môn Sinh học 11 đạt chất lượng cao. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé
Quá trình quang hợp được chia thành 2 pha: pha sáng và pha tối. Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4và CAM chỉ khác nhau ở pha tối.
I. THỰC VẬT C3
1. Pha sáng:
- Là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.
- Pha sáng diễn ra ở tilacoit khi có chiếu sáng.
- Trong pha sáng, năng lượng ánh sáng được sử dụng để thực hiện quá trình quang phân li nước, O2 được giải phóng là oxi của nước.
2H2O → 4H+ + 4e- + O2
- ATP và NADPH của pha sáng được sử dụng trong pha tối để tổng hợp các hợp chất hữu cơ.
2. Pha tối:
- Diễn ra trong chất nền (stroma) của lục lạp.
- Pha tối ở thực vật C3 chỉ có chu trình Canvin:
- Thực vật C3 phân bố mọi nơi trên trái đất (gồm các loài rêu à cây gỗ trong rừng).
Chu trình Canvin gồm 3 giai đoạn:
* Giai đoạn cố định CO2.
* Giai đoạn khử APG(axit phosphoglixeric)
→ AlPG (aldehit phosphoglixeric) → tổng hợp nên C6H12O6 → tinh bột, axit amin …
* Giai đoạn tái sinh chất nhận ban đầu là Rib – 1,5 diP (ribulozo- 1,5 diphosphat).
II. THỰC VẬT C4
- Gồm 1 số loài sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như: mía, ngô, cao lương …
- Thực vật C4 sống trong điều kiện nóng ẩm kéo dài, nhiệt độ, ánh sáng cao à tiến hành quang hợp theo chu trình C4.
Thực vật C4 ưu việt hơn thực vật C3:
- Cường độ quang hợp cao hơn, điểm bù CO2 thấp hơn, điểm bảo hòa ánh sáng cao hơn, nhu cầu nước thấp → thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật C3
- Chu trình C4 gồm 2 giai đoạn: giai đoạn đầu theo chu trình C4 diễn ra ở lục lạp của tế bào nhu mô lá, giai đoạn 2 theo chu trình Canvin diễn ra trong lục lạp của tế bào bao bó mạch.
III. THỰC VẬT CAM
- Gồm những loài mọng nước, sống ở vùng hoang mạc khô hạn như: xương rồng, dứa, thanh long …
- Để tránh mất nước, khí khổng các loài này đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm à cố định CO2 theo con đường CAM.
- Chu trình CAM gần giống với chu trình C4, điểm khác biệt là về thời gian: cả 2 giai đoạn của chu trình C4 đều diễn ra ban ngày; còn chu trình CAM thì giai đoạn đầu cố định CO2 được thực hiện vào ban đêm khi khí khổng mở và còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin thực hiện vào ban ngày khi khí khổng đóng.
Bài tập minh họa
Câu 1: Sản phẩm của pha sáng là gì?
Hướng dẫn giải
Sản phẩm của pha sáng là: ATP, NADPH và O2. ATP và NADPH của pha sáng được sử dụng trong pha tối để tổng hợp các hợp chất hữu cơ.
Câu 2: Những hợp chất nào mang năng lượng ánh sáng vào pha tối để đồng hóa CO2 thành cacbohiđrat?
Hướng dẫn giải
Những hợp chất mang năng lượng ánh sáng vào pha tối để đồng hóa CO2 thành cacbohiđrat là: ATP và NADPH.
Câu 3: So sánh các đặc điểm hình thái, giải phẫu, sinh lí, hoá sinh của các nhóm thực vật C3, C4 và CAM. Em rút ra nhận xét gì?
Hướng dẫn giải
C3:
1. Hình thái, giải phẫu:
- Có một loại lục lạp ở tế bào mô giậu.
- Lá bình thường
2. Cường độ quang hợp: 10-30 mgCO2/dm2.giờ
3. Điểm bù CO2: 30-70 ppm
4. Điểm bão hoà ánh sáng: Thấp: 1/3 ánh sáng mặt trời toàn phần
5. Nhiệt độ thích hợp: 20-30°C
6. Nhu cầu nước: Cao
7. Hô hấp sáng: Có
8. Năng suất sinh học: Trung bình
C4:
1. Hình thái, giải phẫu:
- Có hai loại lục lạp ở tế bào mô giậu và ở tế bào bao bó mạch.
- Lá bình thường
2. Cường độ quang hợp: 30-60 mgCO2/dm2.giờ
3. Điểm bù CO2: 0-10 ppm
4. Điểm bão hoà ánh sáng: Cao, khó xác định
5. Nhiệt độ thích hợp: 25-35°C
6. Nhu cầu nước: Thấp, bằng 1/2 C3
7. Hô hấp sáng: Không
8. Năng suất sinh học: Cao gấp đôi C3
CAM:
1. Hình thái, giải phẫu:
- Có một loại lục lạp ở tế bào mô giậu.
- Lá mọng nước
2. Cường độ quang hợp: 10-15 mgCO2/dm2.giờ
3. Điểm bù CO2: Thấp như C4
4. Điểm bão hoà ánh sáng: Cao, khó xác định
5. Nhiệt độ thích hợp: Cao: 30 - 40°C
6. Nhu cầu nước: Thấp
7. Hô hấp sáng: Không
8. Năng suất sinh học: Thấp
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn học sinh bài viết Tóm tắt lý thuyết Sinh học 11 bài 9. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những nội dung chính của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được sự quang hợp ở các nhóm thực vật, khái niệm pha sáng pha tối, sự khác nhau giữa các pha của các nhóm thực vật... Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Sinh học lớp 11 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục Toán 11, Ngữ văn 11, tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...
Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc, VnDoc.com mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc nhé.
Để giúp bạn đọc có thể thuận tiện hơn trong việc chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm tài liệu học tập cũng như giảng dạy, VnDoc.com mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thêm tài liệu học tập nhé