Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu Đội thiếu niên tiền phong

Bộ câu hỏi tìm hiểu về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tài liệu bổ ích, bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm về Đội có đáp án đi kèm giúp các em học sinh bồi dưỡng thêm nhiều kiến thức về Đội cũng như lịch sử ra đời của Đội thiếu niên tiền phong.

1. Câu hỏi trắc nghiệm về Đoàn đội

1. Đoàn thanh niên Phản đế Đông Dương được đổi tên thành Đoàn thanh niên cứu quốc Việt Nam trong thời điểm nào?

a. ĐH Đoàn toàn quốc lần III vì cả 2 đánh Pháp, đuổi Nhật.

b. Hội nghị lần VIII TW Đảng 5/1941 do Đ/c Nguyễn Ái Quốc chủ trì quyết định.

c. Hội nghị BCH/TW Đoàn lần IV – mong muốn tất cả thanh niên ViệtNamgóp sức vào đất nước đánh Pháp, đuổi Nhật.

d. Hội nghị lần thứ V TW Đảng 3/1941 Bác Hồ chủ trì – thay đổi tên gọi giúp thanh niên ViệtNamyêu nước đánh giặc.

2. Đoàn thanh niên cứu quốc được đổi tên thành Đoàn thanh niên lao động ViệtNamtrong thời gian nào?

a. 19/5/1950

b. 3/2/1952

c. 19/10/1955

d. 2/9/1957

3. Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền.

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên.

Cho biết tác giả – thời gian – hoàn cảnh sáng tác bài thơ đó?

a. Hồ Chủ Tịch – 20/3/1951. Bác đến thăm đơn vị TNXP tại Nà Cù – Bắc Cạn.

b. Tố Hữu – 26/3/1950. Đến thăm Đại hội Đoàn quân tiên phong chủ lực.

c. Hồ Chí Minh – 26/3/1950. Đến dự Đại hội Đoàn đơn vị TNXP.

d. Tố Hữu – 20/3/1951. Đến dự Đại hội thanh niên tiến tiến toàn quốc.

4. Đường mòn Hồ Chí Minh còn có những tên gọi nào?

a. Đường Nam Lào – Đường Quyết tử – Đường Thống Nhất.

b. Đường 20 – Đường Thống Nhất – Đường Quyết thắng.

c. Đường Nam Bắc – Đường Quyết tử – Đường 20.

d. Đường Quyết thắng – Đường Nam Lào – Đường Hồ Chí Minh.

5. Lý Tự Trọng hy sinh lúc Anh:

a. 16 tuổi.

b. 17 tuổi.

c. 18 tuổi.

d. 19 tuổi.

6. “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường Cách mạng và không thể là con đường nào khác”. Lý Tự Trọng nói câu này ở đâu?

a. Lúc bị địch bắt.

b. Khi còn đang học ở Trung Quốc.

c. Lúc 10 tuổi.

d. Trước tòa án của giặc.

7. Câu nói: “ Đả dảo đế quốc Mỹ

Đả đảo Nguyễn Khánh

Hồ Chí Minh muôn năm” của Anh:

a. Lê Anh Xuân

b. Nguyễn Văn Trỗi

c. Lý Tự Trọng

d. Trần Văn Ơn.

8. Quê hương Anh Trần Văn Ơn.

a. Xã Phước Kiểng – huyện Ba Tri – tỉnh Bến Tre.

b. Xã Phước Long – huyện Bình Đức – tỉnh Bến Tre.

c. Xã Phước Lộc – huyện Mỏ Cày – tỉnh Bến Tre.

d. Xã Phước Thạnh – huyện Châu Thành – tỉnh Bến Tre.

9. Độ tuổi kết nạp Đoàn viên:

a. Từ 14 -> 28 tuổi.

b. Từ 14 -> 30 tuổi.

c. Từ 16 -> 28 tuổi.

d. Từ 16 -> 30 tuổi.

10. Anh hùng La Văn Cầu trong kháng chiến chống Pháp đã có hành động dũng cảm:

a. Lấy thân mình làm giá súng

b. Lấy thân mình chèn pháo.

c. Lấy thân mình lấp lỗ châu mai.

d. Chặt 1 cánh tay bị thương để tiếp tục chiến đấu.

11. Anh hùng Tô Vĩnh Diện trong kháng chiến chống Pháp đã có hành động dũng cảm:

a. Lấy thân mình làm giá súng

b. Lấy thân mình chèn pháo.

c. Lấy thân mình lấp lỗ châu mai.

d. Chặt 1 cánh tay bị thương để tiếp tục chiến đấu.

12. Anh hùng Phan Đình Giót :

a. Lấy thân mình làm giá súng

b. Lấy thân mình chèn pháo.

c. Lấy thân mình lấp lỗ châu mai.

d. Chặt 1 cánh tay bị thương để tiếp tục chiến đấu.

13. Anh hùng Bế Văn Đàn :

a. Lấy thân mình làm giá súng

b. Lấy thân mình chèn pháo.

c. Lấy thân mình lấp lỗ châu mai.

d. Chặt 1 cánh tay bị thương để tiếp tục chiến đấu.

14. Anh hùng Ngô Mây :

a. Lấy thân mình làm giá súng

b. Người anh hùng đánh bom cảm tử.

c. Lấy thân mình lấp lỗ châu mai.

d. Chặt 1 cánh tay bị thương để tiếp tục chiến đấu.

15. Tại sao ngày 9/01/1950 đã trở thành ngày HS-SV toàn quốc:

a. Đó là ngày thành lập Đoàn SV-HS Sài Gòn – Chợ Lớn.

b. Đó là ngày thành lập Liên đoàn SV-HS ViệtNam.

c. Đó là ngày Đoàn SV-HS Sài Gòn – Chợ Lớn. hoạt động công khai

d. Đó là ngày diễn ra cuộc biểu tình tuần hành của SV-HS Sài Gòn – Chợ Lớn.x

16. Ý nghĩa của huy hiệu Đoàn:

a. Biểu thị sức mạnh ý chí của thanh niên Việt Nam. Tính xung kích của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

b. Tính xung kích của thanh niên Việt Nam trong xây dựng Tổ quốc, con người Việt Nam giàu đẹp thông qua sự đoàn kết sức trẻ.

c. Biểu thị sức trẻ và tinh thần đoàn kết của thanh niên ViệtNamtrong công cuộc dựng nước và giữ nước.

d. Biểu thị sức mạnh và tinh thần xung kích của tuổi trẻ ViệtNamtrên con đường xây dựng CNXH.

17. Cờ Đoàn:

a. Nền đỏ hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, ở giữa có huy hiệu Đoàn, đường kính huy hiệu bằng 3/4 chiều rộng của cờ.

b. Nền đỏ hình chữ nhật, chiều rộng bằng 3/4 chiều dài, ở giữa có huy hiệu Đoàn, đường kính huy hiệu bằng 3/5 chiều rộng của cờ.

c. Nền đỏ hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, ở giữa có huy hiệu Đoàn, đường kính huy hiệu bằng 2/5 chiều rộng của cờ.

d. Nền đỏ hình chữ nhật, chiều rộng bằng 3/4 chiều dài, ở giữa có huy hiệu Đoàn, đường kính huy hiệu bằng 2/5 chiều rộng của cờ.

18. Năm đội viên đầu tiên của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh là:

a. Nông Văn Dền, Hồ Văn Mên, Nguyễn Bá Ngọc, Nông Văn Thàn, Lý Thị Xậu.

b. Nguyễn Bá Ngọc, Lê Văn Tám, Lý Văn Tịnh, Lý Thị Mi, Hồ Văn Mên.

c. Nông Văn Dền, Nông Văn Thàn, Lý Văn Tịnh, Lý Thị Xậu, Lý Thị Ni.

d. Nguyễn Bá Ngọc, Hồ Văn Mên, Lê Văn Tám, K'pa K'lơn, Lý Văn Tịnh.

19. Người phụ trách 5 đội viên đầu tiên của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh là:

a. Anh Đức Thanh

b. Anh Lê Văn Tám

c. Anh Kim Đồng.

d. Anh Cao Sơn.

20. Đội nhi đồng cứu quốc được đổi tên thành Đội thiếu nhi tháng Tám vào:

a. Tháng 03/1951 

b. Tháng 8/1945

c. Tháng 9/1947

d. Tháng 2/1948.

2. Câu hỏi trắc nghiệm về Đội

1. Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh thuộc chương mấy và có bao nhiêu điều:

Chương II – có 6 điều

2. Các tính chất của tổ chức Đội là:

  • Tính quần chúng,
  • Tính chính trị (cách mạng)
  • Tính giáo dục

3. Có bao nhiêu nhiệm vụ và bao nhiêu nguyên tắc của Đội TNTP Hồ Chí Minh?

3 nhiệm vụ, 2 nguyên tắc.

4. Lời hứa của đội viên khi được kết nạp vào Đội là:

  • Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy .
  • Tuân theo điều lệ Đội.
  • Giữ gìn danh dự Đội TNTP Hồ Chí Minh.

5. Điều kiện kết nạp đội viên vào Đội TNTP Hồ Chí Minh là:

từ 9 – 15 tuổi

6. Hệ thống tổ chức Hội đồng Đội gồm bao nhiêu cấp?

4 cấp

Ghi chú: 4 cấp gồm : Xã – Huyện – Tỉnh – Trung ương .

7. Có bao nhiêu đội viên trở lên được thành lập một chi đội ?

3 đội viên

8. Chi đội có từ bao nhiêu đội viên trở lên có thể phân chia thành các phân đội?

9 đội viên

9. Nhiệm kỳ Đại hội chi đội, liên đội là:

Một năm

10. Cấp cơ sở của Đội TNTP Hồ Chí Minh là:

Chi đội và liên đội

11. Các biểu trưng của Đội TNTP Hồ Chí Minh bao gồm:

Cờ Đội, huy hiệu Đội, khăn quàng Đỏ, Đội ca, khẩu hiệu Đội,

12. Hình thức kỷ luật của Đội TNTP là:

Phê bình, khiển trách, xoá tên trong danh sách Đội viên

13. Một bộ trống Đội có ít nhất:

Một trống cái, hai trống con

14. Tên gọi đầu tiên của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh:

Hội Nhi đồng Cứu quốc

15. Tên “Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh” có từ năm nào?

1970

16. Người đội trưởng đầu tiên của Đội TNTP Hồ Chí Minh là ai ?

Nông Văn Dền - Kim Đồng

17. Nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh, Nhà nước trao tặng danh hiệu cao quý:

Huân chương Sao Vàng

18. Phong trào kế hoạch nhỏ bắt đầu xuất hiện từ năm nào và công trình lúc bấy giờ là gì?

Năm 1958 - Nhà máy nhựa Thiếu niên Tiền phong

19. Tháng 2/1948 Bác Hồ phát động phong trào gì ?

Trần Quốc Toản

20. Mục đích của chương trình rèn luyện đội viên là:

  • Giúp các em trở thành đội viên tốt
  • Trở thành cháu ngoan Bác Hồ
  • Phấn đấu trở thành đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

21. Trong trường học hoặc ở địa bàn dân cư có từ bao nhiêu chi đội trở lên thì thành lập liên đội?

2 chi đội

22.Việc thành lập các chi đội, liên đội do ai quyết định?

Hội đồng Đội cùng cấp hoặc cấp bộ Đoàn cùng cấp

23. Nơi trưng bày các hình ảnh, hiện vật truyền thống, thành tích của Đội và sinh hoạt Đội được gọi là:

Phòng truyền thống, phòng Đội

24. Các nghi lễ của Đội TNTP Hồ Chí Minh gồm:

Lễ Chào cờ, diễu hành, duyệt Đội, kết nạp đội viên, công nhận chi đội, trưởng thành đội viên,thành lập Liên đội tạm thời và Đại hội Đội , Đại hội Cháu ngoan Bác hồ .

25.Việt Nam ký công ước Quốc tế Quyền trẻ em vào năm:

1990

26. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam gồm:

Lời mở đầu, 5 chương, 60 điều

29. Theo nghi thức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh có bao nhiêu yêu cầu đối với đội viên?

7 yêu cầu

30. Khi đang chạy đều, nếu có lệnh “đứng lại – đứng” thì:

Động lệnh “ đứng!” rơi vào chân phải, đội viên chạy thêm 3 bước nữa rồi kéo chân phải về tư thế nghiêm.

31. Khẩu hiệu của Đội TNTP Hồ Chí Minh là:

Vì Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa. Vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại. Sẵn sàng !

32.Tên bài hát được chọn làm Đội ca của Đội TNTP HồChí Minh là:

Cùng nhau ta đi lên – Phong Nhã

33.Khi nghe lệnh tập hợp của chỉ huy, đội hình sẽ triển khai về :

Bên trái của chỉ huy.

34. Bài hát được dùng trong lễ kết nạp đội viên là:

Ước mơ ngày mai – Trần Đức

35. Quản lý và sử dụng quỹ Đội là:

Chi đội và liên đội

36. Đội hình vòng tròn, cự ly hẹp được tạo nên do 2 đội viên đứng cạnh nhau là:

Nắm tay nhau, cánh tay tạo với thân người 1 góc 45 độ.

37. Nguyên tắc hoat động của Đội TNTP Hồ Chí Minh là:

Nguyên tắc tự nguyện, tự quản, có sự hướng dẫn của phụ trách Đội

38. Sau khi thắt khăn quàng :

Đuôi khăn bên trái dài hơn bên phải.

39. Khẩu lệnh so cự ly hẹp của đội hình chữ U:

Cự ly hẹp nhìn chuẩn – thẳng.

40. Động tác tiến, lùi khi có động lệnh “bước”

Bắt đầu bằng chân trái, khoảng cách bước chân bằng một bàn chân.

41.Trong phần thực hiện nghi thức Đội, khẩu lệnh của động tác chào kiểu đội viên TNTP Hồ Chí Minh là:

Chào!

42. Ngày tháng năm Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh ( sửa đổi) được ban hành:

23/7/2008

43. Tính quần chúng trong tính chất hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh.

  • Thu hút sự rộng rãi các em tham gia.
  • Thể hiện được sự tự nhiên, trẻ trung.
  • Tổ chức được tính dân chủ, công khai.

44. Chương trình RLĐV gồm 3 bậc:

Măng non – sẵn sàng – trưởng thành.

45. Mọi công việc của đội đều do mỗi đội viên và tập thể đội dân chủ bàn bạc và quyết định. Đó là thể hiện:

Sự tự quản của Đội

46. Phương pháp đề cao và kích thích hoạt động của đội viên và tập thể Đội đó là:

Thi đua.

47. Người chịu trách nhiệm điều khiển chung mọi hoạt động của chi đội là:

Chi đội trưởng.

48. Nhiệm vụ của các ủy viên Ban chỉ huy Đội là:

Phụ trách một mặt hoạt động nào đó của chi đội

49. Sinh hoạt Sao nhi đồng là những em từ:

6 đến 8 tuổi

50. Mỗi Sao nhi đồng có từ:

5 đến 10 em.

51. Tên Sao được đặt do:

Các thành viên trong Sao tự chọn

52. Trưởng Sao do:

Các bạn trong Sao bầu ra.

53. Bài hát truyền thống của Sao là:

“ Nhanh bước nhanh nhi đồng” nhạc và lời của nhạc sĩ Phong Nhã.

54. Mỗi Sao nhi đồng có một phụ trách Sao là đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh do:

Chi đội chọn cử.

55. Chương trình dự bị đội viên dành cho nhi đồng có:

6 nội dung

56. Các loại chuyên hiệu rèn luyện Đội viên gồm có:

13 chuyên hiệu.

57. Phụ trách Đội trong nhà trường bao gồm:

Tổng phụ trách, phụ trách chi đội và phụ trách nhi đồng.

58. Đường mòn Hồ Chí Minh còn có những tên gọi nào ?

Đường 20 – Đường Thống Nhất – Đường Quyết thắng.

59. Lý Tự Trọng hy sinh lúc Anh:

17 tuổi.

60. Anh hùng La Văn Cầu trong kháng chiến chống Pháp đã có hành động dũng cảm:

Chặt 1 cánh tay bị thương để tiếp tục chiến đấu.

61. Anh hùng Tô Vĩnh Diện trong kháng chiến chống Pháp đã có hành động dũng cảm:

Lấy thân mình chèn pháo.

62. Anh hùng Phan Đình Giót :

Lấy thân mình lấp lỗ châu mai.

63. Anh hùng Bế Văn Đàn :

Lấy thân mình làm giá súng

64. Anh hùng Ngô Mây :

Người anh hùng đánh bom cảm tử.

64. Anh hùng Lê Văn Tám :

Lấy thân mình làm bó đuốc

66.Anh hùng Lê Văn Tám hi sinh lúc bao nhiêu tuổi ?

13 tuổi

67. Đội Thiếu niên TP Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày tháng năm nào, tại đâu?

15/5/1941 tại Thôn Nà Mạ- xã Trường Hà – huyện Hà Quảng – tỉnh Cao Bằng .

Ghi chú: Lúc đó Đội có tên là Đội nhi đồng cứu quốc - Có 5 Đội viên

68 .Người phụ trách 5 đội viên đầu tiên của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh là:

Anh Đức Thanh

69 .Đội nhi đồng cứu quốc được đổi tên thành Đội thiếu nhi tháng Tám vào:

Tháng 03/1951

70 . Thiếu niên & đội nhi đồng mang tên Bác Hồ kính yêu – Đội TNTP Hồ Chí Minh vào :

Ngày 30/01/1970

71. Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức:

Năm 1981

72. Tên gọi : “ Đội TNTP Hồ Chí Minh” thể hiện ý nghĩa:

  • Giáo dục chúng ta học tập theo gương các anh hùng dân tộc.
  • Thế hệ trẻ Việt Nam luôn luôn là lực lượng xung kích.
  • Nhắc nhở chúng ta hãy noi theo gương Bác Hồ, học tập phẩm chất và đạo đức cao quý của Người.

73. Bác Hồ đã viết thư cho thiếu niên nhi đồng, Bác khuyên 5 điều nhân dịp:

Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đội (15/5/1961).

75. “Đội TNTP Hồ Chí Minh tổ chức cho thiến niên,nhi đồng làm theo 5 điều Bác Hồ dạy,trở thành con ngoan,trò giỏi,bạn tốt,công dân tốt,trở thành Đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh”.Điều này thể hiện:

Mục đích của tổ chức Đội.

76. Giáo dục và tổ chức thiếu nhi Việt Nam học tập và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy là:

Chức năng của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh.

77 . Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức:

Của thiếu nhi Việt Nam do Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phụ trách.

78. Đội TNTP Hồ Chí Minh là:

  • Tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi.
  • Lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường .
  • Lực lượng dự bị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

79. Hệ thống tổ chức của Liên đội bao gồm các cấp:

Liên đội, chi đội ( chi đội có phân đội )

80. Phụ trách sao nhi đồng là :

Đội viên đội TNTP

81. Nhiệm vụ của tổ chức đội TNTP Hồ Chí Minh

  • Tập hợp thiếu niên nhi đồng
  • Xây dựng đội vững manh
  • Đoàn kết hữu nghị quốc tế

82. Nguyên tắc đảm bảo định hướng chính trị xã hội của đội TNTP Hồ Chí Minh

Giữ vững mục tiêu giáo dục của đảng và thực hiện điều lệ đội

83. Trong đội hình hàng dọc, người chỉ huy ra hiệu bằng :

Tay trái

84. Khi đánh trống Đội ( trống con) 2 tay cầm dùi trống theo cách sau:

Tay phải úp, tay trái mở (ngửa)

85. Động tác chào trong nghi thức Đội được sử dụng trong:

Các nghi lễ hoạt động của Đội

86. Đội hình chữ U trong nghi thức Đội dùng để :

  • Tổ chức các nghi lễ của Đội
  • Hoạt động ngoài trời

87. Khi chỉnh đốn đội ngũ hàng dọc, hàng ngang, chữ U, cự ly rộng giữa 2 đội viên cùng phân đội bằng:

Một cánh tay trái

88. Khi có nhiều đội trống cùng đánh, bắt nhịp cho tất cả là:

(chọn 1 trong 3 nội dung sau)

  • Một trống cái trong các đội
  • Một người hô
  • Một người có gậy điều khiển

89. Khi chỉnh đốn cự ly hàng dọc, hàng ngang, ai là người phải đưa tay so hàng:

Phân đội 1 và các phân đội trưởng.

90. Trong đội hình vòng tròn, cự ly hẹp được tạo nên do hai đội viên đứng cạnh nhau là:

Năm tay nhau, cánh tay tạo với thân người một góc khoảng 450

91. Trình tự thực hiện động tác quay đằng sau là:

Gót chân phải làm trụ, mũi chân trái làm điểm đỡ, quay người sang phía bên phải 1 góc 180 độ, sau đó rút chân trái lên, trở về tư thế nghiêm.

92. Động tác giương cờ được thực hiện trong:

Lễ chào cờ, lễ duyệt đội, lễ diễu hành và đón đại biểu

93. Động tác vác cờ được dùng trong:

Lễ diễu hành, khi đưa cờ vào làm lễ chào cờ, lễ duyệt Đội, lễ đón nhận bằng khen, huân chương, ...)

94. Cấp hiệu chỉ huy Đội của phân đội là:

  • Phân đội trưởng: hai sao một vạch
  • Phân đội phó: một sao một vạch
  • Ủy viên phân đội: một vạch

95. Động tác chào được sử dụng trong lễ chào cờ khi:

Trống chào cờ đánh và Cờ đang kéo lên

96. Tên bài hát được chọn làm Quốc ca và tác giả là:

Tiến Quân ca của Văn Cao

97. Khẩu lệnh so cự ly rộng của đội hình vòng tròn

Cự ly rộng - Chỉnh đốn đội ngũ

98. Khẩu lệnh so cự ly hẹp của đội hình chữ U

Cự ly hẹp nhìn chuẩn - thẳng

99. Tư thế đeo trống con:

Dây đeo trên vai trái, mặt trống nghiêng so với mặt đất 450

100. Tư thế của người chỉ huy Đội:

Chỉ huy phải nhanh nhẹn, nghiêm túc, chuẩn xác, rứt khoát

101. Sau khi tập hợp, chỉ huy chuyển sang vị trí nào để điều khiển ?

Đứng ở vị trí trung tâm đội hình

102. Cấp hiệu chỉ huy Đội:

  • Khổ 5cm x 6 cm, hai góc dưói tròn
  • Ngôi sao đỏ có đường kính 0,8 cm
  • Vạch đỏ 0,5 cm x 4 cm

103. Khăn quàng phụ trách Đội theo quy định .

Màu đỏ cờ hình tam giác đều, cạnh đáy 1,2m, đường cao 0,3m

104. Cấp Đội nào có trách nhiệm tiến hành lập danh sách đội viên đến tuổi trưởng thành

Chi đội

104. Những điều kiện để kết nạp đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh :

Là những thiếu niên từ 9 đến 15 tuổi, tự nguyện xin vào Đội và được quá nửa (1/2) số đội viên trong chi Đội đồng ý.

105. Trong buổi lễ kết nạp đội viên , đội viên mới đứng nghiêm trang đọc lời hứa:

  • Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy
  • Tuân theo điều lệ Đội
  • Giữ gìn danh dự Đội

106. Lễ kết nạp đội viên theo qui định được tổ chức ở cấp :

Chi Đội

107. Cơ cấu Ban chỉ huy Chi Đội có số lượng từ:

3 đến 7 em

108. Cơ cấu Ban chỉ huy Liên Đội có số lượng từ:

5 đến 21 em

109. Bài trống Chào cờ được sử dụng vào:

Lễ chào cờ trong tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh.

110. Các bài trống Đội quy định hiện nay là:

Trống chào cờ, trống chào mừng, trống hành tiến.

111. Tư thế đeo trống Cái:

Dây đeo để trên vai trái, mặt trống nghiêng 90 độ so với mặt đất.

112. Khi đánh trống Cái:

Gõ đầu dùi phất vào mặt trống

113. Tay cầm dùi trống con ở vị trí:

Khoảng 1/3 thân dùi, tính từ đầu dùi từ trên xuống.

114. Trong diễn tiến lễ chào cờ theo nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh.

Phút mặc niệm diễn ra sau khi hô đáp khẩu hiệu Đội.

115. Trong diễn tiến lễ chào cờ theo nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh.

Sinh hoạt truyền thống diễn ra trước khi hô đáp khẩu hiệu Đội.

116. Trong đội hình diễu hành, khoảng cách giữa hai chi đội nối tiếp nhau là:

5 mét.

117. Trong đội hình diễu hành, khoảng cách giữa đội cờ liên đội với Ban chỉ huy liên đội là:

3 mét

118. Trong đội hình diễu hành, khoảng cách giữa Ban chỉ huy liên đội với đội trống là:

3 mét.

119. Trong đội hình diễu hành, khoảng cách giữa cờ chi đội với Ban chỉ huy chi đội là

1 mét.

120. Trong đội hình diễu hành, khoảng cách giữa Ban chỉ huy chi đội với chi đội là:

1 mét.

121. Mỗi lần kết nạp đội viên số lượng không quá:

15 đội viên.

122. Độ tuổi trưởng thành của đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh là:

Đội viên từ 15 tuổi trở lên.

123. Theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì công dân Việt Nam bao nhiêu tuổi được gọi là trẻ em?

Dưới 16 tuổi

124. Trong Cờ Đội, đường kính của Huy hiệu bằng bao nhiêu chiều rộng của lá Cờ?

2/5.

125. Đội TNTP Hồ Chí Minh lấy gì để làm mục tiêu phấn đấu, rèn luyện?

5 điều Bác Hồ dạy làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện của Đội viên.

126. Tháng 3 năm 1951 tại Việt Bắc, Hội nghị cán bộ Đoàn đã thống nhất một chủ trương mới cho tổ chức Đội là:

Đội viên đeo khăn quàng đỏ

127. Phong trào “Áo lụa tặng bà” được Hội đồng Đội Trung ương phát động vào ngày tháng năm nào?

20/10/1994.

128. Theo Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, trẻ em có bao nhiêu quyền và bổn phận?

10 Quyền và 5 Bổn phận.

129. Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh gồm mấy chương và bao nhiêu điều ?

7 chương 19 điều

130. Việc sửa đổi Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh do ai quyết định?

Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

131 . Hãy trình bày lời hứa của đội viên.

Lời hứa của đội viên:

  • Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy
  • Tuân theo điều lệ đội.
  • Giữ gìn danh dự đội

132. Khẩu hiệu "Vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại: Sẵn sàng!" được Ban chấp hành Trung ương Đảng trao cho Đội vào ngày tháng năm nào?

23/6/1976

133. Bác Hồ gửi thư căn dặn thiếu niên nhi đồng 5 điều vào ngày tháng năm nào?

15/5/1961

134. Phần thưởng cao quý nhất mà Đảng và nhà nước đã tặng Đội TNTP Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới ?

Huân chương Sao vàng

135. Ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của Bác:

19/5/1890; tại Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

136. Tên Cha và mẹ của Bác Hồ :

Cha :Nguyễn Sinh Sắc; Mẹ :Hoàng Thị Loan

137. Tên của Bác Hồ lúc còn bé là

Nguyễn Sinh Cung

138. Thầy giáo Nguyễn Tất thành dạy học ở trường nào trước khi ra đi tìm dường cứu nước?

Trường Dục Thanh – Phan Thiết

139. Bác Hồ bắt đầu cuộc hành trình ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào?Ở bến cảng nào? Trên con tàu nào?

05/6/1911; cảng Sài Gòn, tàu Amiran Latusơ Tơrêvin.

140. Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vào thời gian nào?

2/9/1945

141 .Khu căn cứ cách mạng Nửa Nonl thuộc xã nào ?

Xã Đăk Nhau

142. Trảng cỏ Bù lạch thuộc xã nào

Đồng Nai

143. Huyện Bù Đăng hiện có bao nhiêu xã, thị trấn

15 xã 1 thị trấn :

Đắk Nhau, Đường 10, Minh Hưng, Bom Bo, Bình Minh, Đồng Nai, Thọ Sơn, Phú Sơn, Đoàn Kết, xã Phước Sơn, Thống Nhất, Đức Liễu, Nghĩa Trung, Nghĩa Bình, Đăng Hà và thị trấn Đức Phong.

144. Huyện Bù Đăng có bao nhiêu xã anh hùng

5 xã gồm :

1. Đồng Nai

2. Bom Bo

3. Đăk Nhau

4. Nghĩa Trung

5. Thống Nhất

145. Huyện Bù Đăng được giải phòng vào ngày tháng năm nào ?

14/12/1974

146. Tỉnh Bình Phước được thành lập vào năm nào ?

01/01/1997

147. Mộ tập thể 300 người của Di tích chiến tranh tỉnh Bình Phước thuộc huyện nào

Bình Long

148. Anh hùng Điểu Ong thuộc xã nào

Thống Nhất

3. Câu hỏi trắc nghiệm về điều lệ, nghi thức Đội

1. Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh đã được sửa đổi vào ngày, tháng, năm nào?

Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khóa IX thông qua ngày 23/7/2008

2. Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh sửa đổi và ban hành năm 2008 gồm mấy chương và bao nhiêu điều?

19 điều – 07 chương

3. Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do ai sáng lập và phụ trách?

Do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phụ trách

4. Đội TNTP Hồ Chí Minh là…?

Là trường học giáo dục thiếu nhi Việt Nam trong và ngoài nhà trường

Là đội dự bị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Lực lượng nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi

5. Mục tiêu phấn đấu của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh là:

05 điều Bác Hồ dạy

6. Đội TNTP Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày, tháng, năm nào?

15/5/1941

7. Quy định về cờ Đội TNTP Hồ Chí Minh?

Nền đỏ

Hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài

Ở giữa có hình huy hiệu Đội

Đường kính huy hiệu bằng hai phần năm chiều rộng cờ.

8. Quy định về huy hiệu Đội TNTP Hồ Chí Minh?

Hình tròn, ở trong có hình Măng non trên nền cờ đỏ sao vàng; ở dưới có băng chữ “Sẵn sàng”

9. Quy định về khăn quàng đỏ?

Bằng vải màu đỏ (gọi là khăn quàng đỏ), hình tam giác cân, đường cao bằng một phần tư cạnh đáy

10. Bài hát Đội ca?

Cùng nhau ta đi lên - Nhạc và lời: Phong Nhã

11. Khẩu hiệu Đội TNTP Hồ Chí Minh?

Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại - Sẵn sàng

12. Độ tuổi kết nạp Đội viên?

Từ 09 đến 15 tuổi

13. Một người Đội viên được kết nạp Đội phải được sự đồng ý của bao nhiêu đội viên trong Chi đội đồng ý?

Được quá nửa số Đội viên trong Chi đội đồng ý

14. Người Đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh có bao nhiêu lời hứa?

03 lời hứa

Thực hiện tốt 05 điều Bá c Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng

Tuân theo điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh

Giữ gìn danh dự Đội TNTP Hồ Chí Minh

15. Người Đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh có bao nhiêu quyền - nhiệm vụ?

03 quyền – 03 nhiệm vụ

16. Cấp cơ sở của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh là?

Liên đội và Chi đội

17. Hệ thống tổ chức của Hội đồng Đội gồm mấy cấp?

04 cấp - Cấp xã, Cấp Huyện; Cấp Tỉnh và Cấp Trung ương

18. Đội TNTP Hồ Chí Minh hoạt động theo nguyên tắc nào?

Tự nguyện, tự quản có sự hướng dẫn của phụ trách Đội

19. Có bao nhiêu đội viên thì có thể thành lập Chi Đội?

Có từ 3 đội viên trở lên

20. Chi Đội có bao nhiêu đội viên thì có thể thành lập Phân Đội?

Có từ 9 đội viên trở lên thì có thể thành lập Phân Đội (mỗi Phân Đội có ít nhất 03 đội viên)

21. Có bao nhiêu Chi đội thì có thể thành lập Liên Đội?

Có từ 02 Chi đội trở lên

22. Nhiệm kỳ Đại hội Chi đội – Liên đội là bao nhiêu năm?

01 năm

23. Ban chỉ huy Chi đội do ai bầu ra ?

Do Đại hội Chi đội bầu ra

24. Ban chỉ huy Liên đội do ai bầu ra ?

Do Đại hội Liên đội bầu ra

25. Quy định độ tuổi Nhi đồng là bao nhiêu ?

Từ 06 đến 08 tuổi

26. Vai trò của Nhi đồng đối với tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh là:

Là lớp dự bị

27. Hình thức sinh hoạt của Nhi đồng là?

Sao nhi đồng

28. Có bao nhiêu em nhi đồng thì có thể thành lập Sao nhi đồng ?

Tối thiểu 05 em nhi đồng

29. Sao nhi đồng do ai thành lập?

Do Liên đội thành lập

30. Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh do ai sửa đổi ?

Do Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

31. Hình thức bầu Ban chỉ huy Đội (Liên đội/Chi đội)?

Bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết công khai, do đại hội lựa chọn

32. Quy đinh số lượng thành viên Ban chỉ huy Chi đội là bao nhiêu?

Tối thiểu có 03 thành viên, tối đa không quá 07 thành viên

33. Quy đinh số lượng thành viên Ban chỉ huy Liên đội là bao nhiêu?

Tối thiểu có 05 thành viên, tối đa không quá 21 thành viên

34. Quy đinh thời gian tổ chức Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ cấp cơ sở (Liên đội/Chi đội) là?

Mỗi năm một lần

35. Quy đinh thời gian tổ chức Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ cấp Tỉnh, cấp Huyện là ?

Năm năm tổ chức từ một đến hai lần

36. Quy đinh thời gian tổ chức Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ cấp Trung ương là?

Năm năm tổ chức từ một lần

37. Khăn quàng đội viên có kích thước tối thiểu?

Đường cao: 0,25m

Cạnh đáy: 1,00m

38. Khăn quàng phụ trách có kích thước tối thiểu?

Đường cao: 0,30m

Cạnh đáy: 1,20m

39. Quy định cấp hiệu Liên đội trưởng là ?

Hai sao ba vạch

40. Quy định cấp hiệu Liên đội phó là?

Một sao ba vạch

41. Quy định cấp hiệu thành viên Ban chỉ huy Liên đội là?

Ba vạch

42. Quy định cấp hiệu Chi đội trưởng là?

Hai sao hai vạch

43. Quy định cấp hiệu Chi đội phó là?

Một sao hai vạch

44. Quy định cấp hiệu thành viên Ban chỉ huy Chi đội là?

Hai vạch

45. Quy định cấp hiệu Phân đội trưởng là?

Hai sao một vạch

46. Quy định cấp hiệu Phân đội phó là?

Một sao một vạch

47. Quy định một bộ trống Đội gồm?

01 trống cái và ít nhất 02 trống con

48. Quy định 05 bài trống bắt buộc người đội viên phải biết là?

Trống chào cờ, hành tiến, chào mừng, trống đệm Quốc ca, Đội ca

49. Quy định nghi thức Đội; có bao nhiêu đội hình ?

04 đội hình: hàng dọc, hàng ngang, chữ U và vòng tròn

50. Quy định nghi thức Đội; cấp hiệu Chỉ huy Đội đeo như thế nào?

Đeo cấp hiệu ở tay trái, dưới cầu vai 05cm

51. Quy định nghi thức Đội; sau khi nghe chỉ huy hô khẩu hiệu Đội, toàn đơn vị đáp lại “sẵn sàng ” như thế nào?

Đáp một lần, không giơ tay

52. Quy định nghi thức Đội; tư thế đứng nghỉ như thế nào?

Hai tay để thẳng thoải mái, chân trái hơi chùng xuống, trọng tâm dồn vào chân phải, khi mỏi có thể đổi chân.

53. Quy định nghi thức Đội; tư thế nghiêm như thế nào?

Người đứng thẳng, hai tay thẳng khép sát thân người, bàn tay nắm tự nhiên, lòng bàn tay hướng vào thân người, hai chân thẳng, khép sát, hai bàn chân tạo thành chữ V (góc khoảng 60O)

54. Quy định nghi thức Đội; sau khi nghe chỉ huy hô khẩu lệnh, tư thế quay bên trái như thế nào?

Người đứng nghiêm, lấy gót chân trái làm trụ, mũi chân phải làm điểm đỡ, quay người sang trái một góc 90O, sau đó chân phải về, trở về tư thế đứng nghiêm.

55. Quy định nghi thức Đội; khẩu lệnh quay bên trái như thế nào ?

Bên trái – Quay

56. Quy định nghi thức Đội; sau khi nghe chỉ huy hô khẩu lệnh, tư thế quay bên phải như thế nào ?

Người đứng nghiêm, lấy gót chân phải làm trụ, mũi chân trái làm điểm đỡ, quay người sang phải một góc 90O, sau đó chân trái về, trở về tư thế đứng nghiêm.

57. Quy định nghi thức Đội; khẩu lệnh quay bên phải như thế nào?

Bên phải – Quay

58. Quy định nghi thức Đội; sau khi nghe chỉ huy hô khẩu lệnh, tư thế quay đằng sau như thế nào?

Lấy gót chân phải làm trụ, mũi chân trái làm điểm đỡ, quay người sang bên phải một góc 180O, sau đó chân trái về, trở về tư thế đứng nghiêm.

59. Quy định nghi thức Đội; khẩu lệnh quay đằng sau như thế nào?

Đằng sau – Quay

60. Quy định nghi thức Đội; sau khi nghe chỉ huy hô khẩu lệnh, tư thế dậm chân tại chỗ như thế nào?

Bắt đầu bằng chân trái, dậm theo nhịp hô hoặc còi, nhưng không di chuyển. Khi đặt chân xuống đất, mũi chân đặt trước rồi đến gót chân, tay phải vung về phía trước, bàn tay cao ngang thắt lưng, tay trái vung thẳng về phía sau.

61. Quy định nghi thức Đội; khẩu lệnh dậm chân tại chỗ như thế nào?

Dậm chân – Dậm

62. Quy định nghi thức Đội; trong tư thế dậm chân tại chỗ, sau khi nghe chỉ huy hô khẩu lệnh, tư thế dứng lại như thế nào ?

Đội viên dậm chân thêm một nhịp, kéo chân phải về tư thế nghiêm

63. Quy định nghi thức Đội; trong tư thế dậm chân tại chỗ, khẩu lệnh đứng lại như thế nào ?

Đứng lại – Đứng (động lệnh “đứng” rơi vào chân phải).

64. Quy định nghi thức Đội; sau khi nghe chỉ huy hô khẩu lệnh, tư thế chạy tại chỗ như thế nào?

Bắt đầu bằng chân trái, chạy đều theo nhịp hô hoặc còi, nhưng không di chuyển vị trí. Hai cánh tay co tự nhiên, lòng bàn tay hướng vào thân người, bàn tay nắm, đánh nhẹ ở thư thế thoải mái và vung dọc theo hướng chạy.

65. Quy định nghi thức Đội; khẩu lệnh chạy tại chỗ như thế nào ?

Chạy tại chỗ – Chạy

66. Quy định nghi thức Đội; trong tư thế chạy tại chỗ, sau khi nghe chỉ huy hô khẩu lệnh, tư thế đứng lại như thế nào ?

Đội viên chạy thêm ba nhịp nữa, dậm chân phải, về tư thế nghiêm

67. Quy định nghi thức Đội; trong tư thế chạy tại chỗ, khẩu lệnh đứng lại như thế nào ?

Đứng lại – Đứng (động lệnh “đứng” rơi vaò chân phải).

68. Quy định nghi thức Đội; sau khi nghe chỉ huy hô khẩu lệnh, tư thế tiến như thế nào ?

Người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, bắt đầu bằng chân trái bước lên trước liên tục theo số bước người chỉ huy hô, khoảng cách bằng một bàn chân, bước xong trở về thư thế nghiêm.

69. Quy định nghi thức Đội; khẩu lệnh tiến như thế nào ?

Tiến …bước – Bước

70. Quy định nghi thức Đội; sau khi nghe chỉ huy hô khẩu lệnh, tư thế lùi như thế nào?

Người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, bắt đầu bằng chân trái bước liên tục về phía sau theo số bước người chỉ huy hô, khoảng cách bằng một bước chân, bước xong trở về thư thế nghiêm.

71. Quy định nghi thức Đội; khẩu lệnh lùi như thế nào?

Lùi…bước – Bước

72. Quy định nghi thức Đội; sau khi nghe chỉ huy hô khẩu lệnh, tư thế bước sang trái như thế nào?

Người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, chân trái bước sang trái, chân phải bước theo kiểu sâu đo, cứ như vậy cho đến hết số bước người chỉ huy hô, mỗi bước rộng khoảng bằng vai, bước xong, trở về thư thế nghiêm.

73. Quy định nghi thức Đội; khẩu lệnh bước sang trái như thế nào?

Sang trái…bước – Bước

74. Quy định nghi thức Đội; sau khi nghe chỉ huy hô khẩu lệnh, tư thế bước sang phải như thế nào?

Người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, chân phải bước sang phải, chân trái bước theo kiểu sâu đo, cứ như vậy cho đến hết số bước người chỉ huy hô, mỗi bước rộng khoảng bằng vai, bước xong, trở về thư thế nghiêm.

75. Quy định nghi thức Đội; khẩu lệnh bước sang phải như thế nào?

Sang phải…bước – Bước

76. Quy định nghi thức Đội; sau khi nghe chỉ huy hô khẩu lệnh, tư thế đi đều như thế nào?

Bắt đầu bước bằng chân trái, bước theo nhịp hô hoặc còi, tay phải đánh ra trước thắt lưng, tay trái vung thẳng ra sau đưa dọc theo người, bàn tay nắm tự nhiên, bước đều đặn, người thẳng, mắt nhìn thẳng, đầu gối không nhấc cao, gót chân xuống trước, mũi chân xuống sau, không đá hất chân về phía trước hoặc giật ra phía sau.

77. Quy định nghi thức Đội; khẩu lệnh đi đều như thế nào?

Đi đều – Bước

78. Quy định nghi thức Đội; trong đi đều, sau khi nghe chỉ huy hô khẩu lệnh, tư thế đứng lại như thế nào ?

Chân trái bước thêm một bước, rùi đưa chân phải lên, trở về tư thế nghiêm

79. Quy định nghi thức Đội; trong đi đều, khẩu lệnh đứng lại như thế nào?

Đứng lại – Đứng (động lệnh “đứng” rơi vào chân phải).

80. Quy định nghi thức Đội; sau khi nghe chỉ huy hô khẩu lệnh, tư thế chạy đều như thế nào?

Bắt đầu chạy bằng chân trái theo nhịp hô hoặc còi, đầu gối không nhấc cao, không đá chân, hai cánh tay co tự nhiên, lòng bàn tay hướng vào thân người, bàn tay nắm, đánh nhẹ ở thư thế thoải mái và vung dọc theo hướng chạy, người hơi đổ về phía trước.

81. Quy định nghi thức Đội; khẩu lệnh chạy đều như thế nào?

Chạy đều – Chạy

82. Quy định nghi thức Đội; trong tư thế chạy đều, sau khi nghe chỉ huy hô khẩu lệnh, tư thế đứng lại như thế nào?

Đội viên chạy thêm ba nhịp nữa rồi kéo chân phải về tư thế nghiêm

83. Quy định nghi thức Đội; trong tư thế chạy đều, khẩu lệnh đứng lại như thế nào?

Đứng lại – Đứng (động lệnh “đứng” rơi vào chân phải).

84. Quy định nghi thức Đội; động tác chỉ định đội hình của Chỉ huy Đội như thế nào?

Chỉ huy dùng tay trái chỉ định đội hình tập hợp

85. Quy định nghi thức Đội; động tác chỉ định đội hình hàng dọc của Chỉ huy Đội như thế nào?

Tay trái giơ thẳng lên cao, các ngón tay khép kín, lòng bàn tay hướng về thân người

86. Quy định nghi thức Đội; động tác chỉ định đội hình hàng ngang của Chỉ huy Đội như thế nào?

Tay trái giơ sang ngang tạo với thân người 1 góc 90O, các ngón tay khép kín, lòng bàn tay úp xuống.

87. Quy định nghi thức Đội; động tác chỉ định đội hình chữ U của Chỉ huy Đội như thế nào?

Tay trái đưa ngang, cánh tay trên vuông góc với cánh tay dưới, bàn tay nắm kín, lòng bàn tay hướng về phía thân người.

88. Quy định nghi thức Đội; động tác chỉ định đội hình vòng tròn của Chỉ huy Đội như thế nào ?

Hai tay vòng lên đầu, bàn tay mở, các ngón ta khép kín, lòng bàn úp xuống, ngón giữ hai bàn tay trái chạm nhau.

89. Nghi lễ là những hình thức hoạt động tổng hợp của nghi thức Đội bởi trong những phần thực hiện nghi lễ có sự vận dụng các động tác nghi thức để thực hiện đội hình, chỉnh đốn hàng ngũ, đánh trống chào cờ… đúng hay sai ?

90. Có mấy hình thức Nghi lễ Đội TNTP Hồ Chí Minh

8 hình thức

91. Về nguyên tác hoạt động và tổ chức nghi lễ của Đội trong điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh được thực hiện thông qua các điều sau:

Điều 5 . 6 . 7 . 8 . 9

92. Trưởng thành Đội cho đội viên TNTP Hồ Chí Minh có ý nghĩa là:

Công nhận của tổ chức Đội về quá trình phấn đấu , rèn luyện và cống hiến của Đội viên sau thời gian sinh hoạt tổ chức Đội .

Chia sẻ, đánh giá bài viết
33
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Bài thu hoạch

    Xem thêm