Tổng phúc lợi xã hội với cân bằng thị trường

Chúng tôi xin giới thiệu bài Tổng phúc lợi xã hội với cân bằng thị trường được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết môn Kinh tế công cộng để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Tổng phúc lợi xã hội với cân bằng thị trường

Kinh tế học vi mô cho chúng ta biết cạnh tranh dẫn đến hiệu quả bởi vì khi quyết định mua bao nhiêu hàng hóa nào đó, người ta thường so sánh lợi ích cận biên (marginal benefit) mà họ sẽ nhận được từ việc tiêu dùng thêm một đơn vị có chi phí cận biên do mua thêm đơn vị hàng hóa, mà đó chính là giá mà họ phải trả. Các doanh nghiệp, khi quyết định bán bao nhiêu hàng hóa, thường cân nhắc giữa giá mà họ sẽ nhận được với chi phí cận biên của việc sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Do đó, lợi ích tăng thêm của việc tiêu dùng thêm một đơn vị được đo bằng chi phí cận biên.

Hình 2.5 miêu tả thị trường cung và cầu của mặt hàng kem với giả định chỉ có một người bán và một người mua. Về phía người tiêu dùng, lợi ích cận biên mà một người nhận được do tiêu dùng kem phụ thuộc từng đơn vị hàng hóa được tiêu dùng thêm. Khi một người ăn thêm kem, thì lợi ích cận biên mà người đó nhận được từ mỗi chiếc kem ăn thêm sẽ giảm dần. Anh ta sẵn sàng trả cho chiếc kem thứ nhất 3 đôla và đến cái thứ 6, anh ta chỉ sẵn sàng mua với giá 0,5 đô la. Đường miêu tả lợi ích cận biên của cá nhân ở mỗi lượng kem mà anh ta ăn, do đó cũng miêu tả cả lượng hàng hóa mà cá nhân đó có nhu cầu tại mỗi mức giá. Đây chính là đường cầu cá nhân.

lý thuyết kinh tế công cộng

Hình 2.5 Cầu và cung mặt hàng kem

Về phía người sản xuất, chi phí cận biên mà doanh nghiệp phải chịu do sản xuất thêm 1 đơn vị hàng hóa (làm thêm 1 chiếc kem), biểu thị bằng đường thẳng đi lên. Do doanh nghiệp sản xuất nhiều hàng hơn nên chi phí sản xuất thêm 1 đơn vị cũng tăng lên. Trong hình vẽ, chi phí cận biên để sản xuất chiếc kem đầu tiên là 0,5 đôla; cái thứ hai là 1 đôla; cái thứ ba là 2 đôla; cái thứ tư là 3 đôla. Do đó, đường thẳng miêu tả chi phí tăng thêm của doanh nghiệp tại mỗi lượng kem được sản xuất ra cũng miêu tả lượng hàng hóa mà doanh nghiệp làm ra tại mỗi mức giá. Đó chính là đường cung của doanh nghiệp.

Hiệu quả đòi hỏi lợi ích cận biên phù hợp với việc sản xuất thêm 1 đơn vị của bất kỳ hàng hóa nào (lợi ích tăng thêm do sản xuất thêm 1 đơn vị hàng hóa) phải ngang bằng với chi phí của nó – như vậy có nghĩa là chi phí tăng thêm phù hợp với việc sản xuất thêm 1 đơn vị hàng hóa. Vì nếu lợi ích cận biên lớn hơn chi phí cận biên, xã hội sẽ được lợi nhờ sản xuất thêm hàng hóa; và nếu lợi ích cận biên thấp hơn chi phí cận biên, xã hội sẽ được lợi nếu giảm sản xuất.

Cân bằng thị trường xảy ra tại điểm cầu thị trường bằng cung thị trường, tại điểm E trong Hình 2.5. Tại điểm này, doanh nghiệp sẽ sản xuất kem cho đến khi chi phí cận biên của chiếc kem cuối cùng bằng cái giá mà doanh nghiệp bán được là 2 đôla, đồng thời người mua cũng chỉ ăn đến chiếc kem thứ 3 với giá chấp nhận mua là 2 đô la. Đó chính xác là điều kiện đã nêu ra trên đây và là điều kiện cần thiết để đạt được hiệu quả kinh tế khi lợi ích cận biên ngang bằng với giá, và chi phí cận biên ngang bằng với giá, do đó lợi ích cận biên ngang bằng chi phí cận biên: MB = MC. Tổng phúc lợi xã hội đạt tối ưu khi cung cầu đạt cân bằng trong điều kiện nêu trên.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Tổng phúc lợi xã hội với cân bằng thị trường về cạnh tranh dẫn đến hiệu quả bởi vì khi quyết định mua bao nhiêu hàng hóa nào đó, người ta thường so sánh lợi ích cận biên (marginal benefit) mà họ sẽ nhận được từ việc tiêu dùng thêm một đơn vị có chi phí cận biên do mua thêm đơn vị hàng hóa, mà đó chính là giá mà họ phải trả....

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Tổng phúc lợi xã hội với cân bằng thị trường. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 194
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm