Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sự hình thành khu vực công cộng và Khế ước xã hội

VnDoc xin giới thiệu bài Sự hình thành khu vực công cộng và Khế ước xã hội được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết môn Kinh tế công cộng để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Sự hình thành khu vực công cộng và Khế ước xã hội

Cụm từ "Khế ước xã hội" lần đầu tiên được Thomas Hobbes đưa ra, được John Locke kế thừa và phát triển và sau đó được Jean Jacques Rousseau nâng lên tầm lý luận mới với những ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của nhân loại từ giai đoạn cách mạng dân chủ tư sản cho đến ngày nay.

Thời tiền sử, con người ban đầu sống ở trạng thái tự nhiên, trong tình trạng vô Chính phủ, chưa hề có sự cưỡng bức mang tính tổ chức đối với mỗi cá nhân. Con người sơ khai sống thành bầy đàn để cùng chống lại các kẻ thù, nhưng không có gì ràng buộc ngoài bản năng và cảm tính giữa họ. Quyền sở hữu không tồn tại dẫn đến tình trạng tất cả mọi người đều có thể sở hữu tất cả mọi vật. Vì xã hội chưa công nhận rạch ròi thế nào là sở hữu cho nên mọi người có thể sẵn sàng gây chiến với người khác để giành lấy cái mình muốn. Ở trạng thái tự nhiên, tuy có sự tự do tuyệt đối nhưng cả xã hội và mọi cá nhân đều chịu thiệt hại vì tính mạng và tài sản luôn đứng trước những rủi ro ghê gớm trong tình trạng vô Chính phủ. Con người phải sống nơm nớp trong nỗi lo sợ bảo vệ tính mạng và những gì mình có.

Từ thực tế ấy, con người nhận ra họ cần có một "thế lực" để bảo vệ khỏi những rủi ro từ bên ngoài, và giải quyết một cách phù hợp những xung đột mang tính nội bộ trong không gian sống của họ. Để có được lợi ích ấy, họ buộc phải hy sinh một phần tự do của bản thân, buộc phải thống nhất với nhau những nguyên tắc cộng đồng để tránh những nguy cơ có thể xảy ra, đồng thời nhất trí đóng góp để tạo dựng một "thế lực" có thể đem lại sự an toàn và trật tự cho xã hội của họ. Khế ước xã hội chính là bản thỏa hiệp của các thành viên cộng đồng, theo đó mỗi cá nhân cụ thể sẽ từ bỏ quyền tự do tự nhiên ở mức độ nhất định để trở thành một thành viên, được cộng đồng che chở và công nhận.

Khu vực công cộng ra đời như một nhu cầu tất yếu của loài người để tổ chức xã hội và bảo đảm sự phát triển vững mạnh. Hiến Pháp chính là hiện thân của bản khế ước xã hội cơ bản nhất, là nền tảng cho tất cả các thỏa ước khác của cộng đồng. Để cho bản khế ước được công bằng và được mọi thành viên xã hội tin cậy ủng hộ, trong khế ước cần phải định rõ nguyên tắc lựa chọn người cầm quyền. Nguyên tắc bình đẳng thể hiện ở chỗ ai cũng có thể lên nắm quyền miễn là được đa số thành viên ủng hộ theo tiêu chí mà toàn bộ cộng đồng đã nhất trí. Đồng thời, đối trọng với quyền lực mà người cầm quyền có được, là những ràng buộc về mặt trách nhiệm với cộng đồng. Nếu người cầm quyền không hoàn thành trách nhiệm của mình, bản hợp đồng giữa anh ta và cộng đồng phải bị coi như vô hiệu, và cộng đồng phải có quyền tìm người thay thế.

Chính những ý tưởng này đã châm ngòi cho cả cuộc Cách mạng Pháp và Mỹ. Thomas Jefferson, một trong những người soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ, tiếp tục hoàn thiện lý thuyết này. Ông cho rằng quyền tự nhiên của con người phải là một phần của khế ước xã hội và quyền lực của Nhà nước chỉ có thể thực hiện nếu xuất phát từ sự đồng thuận của chính những người bị trị. Như vậy, khu vực công cộng chính là hiện thân của một phía trong khế ước xã hội và nó chỉ thực sự là khu vực công cộng với ý nghĩa "công ích" khi đem lại lợi ích cho nhân dân theo tinh thần của khế ước xã hội mà thôi. Khu vực công cộng không có vai trò đúng nghĩa là "công" nếu người cầm quyền đi ngược lại lợi ích của nhân dân.

Trước thời kỳ cách mạng dân chủ tư sản, việc phân biệt công/tư không được đặt ra dưới khía cạnh học thuật bởi vì trong thể chế Nhà nước phong kiến và trước phong kiến, ngay cả tính mạng của mỗi người dân (thần dân) đều tùy thuộc ý chí của người đứng đầu quốc gia thì việc phân biệt công/tư không có ý nghĩa. Sau cuộc cách mạng dân chủ tư sản đầu tiên diễn ra năm 1789 tại Pháp, việc phân biệt công/tư đã được xác lập trên cả giác độ triết học và thực tiễn. Bộ máy Nhà nước không còn được coi là bộ máy cai trị do thượng đế đặt ra cho xã hội mà là một êkip được giao thực hiện quyền quản lý đất nước theo khế ước xã hội với những điều kiện nhất định. Mọi hoạt động thực hiện quyền quản lý đất nước đều được coi là việc công, và mọi tổ chức có chức năng thực hiện công việc ấy được coi là thuộc về khu vực công.

Về mặt hình thức, khu vực công cộng bao gồm các tổ chức do Nhà nước thành lập, cấp kinh phí hoạt động; nhằm thực hiện các chức năng do Nhà nước quyết định; được lãnh đạo bởi những người đại diện do nhân dân bầu ra theo các quy trình và thủ tục thống nhất. Khu vực công cộng vận hành theo cơ chế hành chính Nhà nước, với mục tiêu là tối ưu hóa phúc lợi xã hội trong dài hạn. Khác với khu vực công, khu vực tư thường được đề cập đến là khu vực doanh nghiệp, vận hành theo cơ chế thị trường và mục tiêu là tối ưu hóa lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngoài khu vực công cộng và khu vực tư, một số loại hình hoạt động và tổ chức khác được xếp vào khu vực thứ ba, gọi là khu vực xã hội dân sự. Xã hội dân sự bao gồm các tổ chức khác nhau của công dân như: hiệp hội, công đoàn, tổ chức từ thiện, câu lạc bộ, nhóm... trên nguyên tắc tự nguyện, nhằm bảo vệ lợi ích của các thành viên trong nhóm, hoặc các đối tượng khác trước tác động tiêu cực có thể có từ xã hội, từ thể chế hoặc từ môi trường tự nhiên.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Sự hình thành khu vực công cộng và Khế ước xã hội về trạng thái tự nhiên, tuy có sự tự do tuyệt đối nhưng cả xã hội và mọi cá nhân đều chịu thiệt hại vì tính mạng và tài sản luôn đứng trước những rủi ro ghê gớm trong tình trạng vô Chính phủ....

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Sự hình thành khu vực công cộng và Khế ước xã hội. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm