Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Quan điểm cực đoan về vai trò khu vực thị trường tự do

Quan điểm cực đoan về vai trò khu vực thị trường tự do được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết môn Kinh tế công cộng để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Quan điểm cực đoan về vai trò khu vực thị trường tự do

Ngay Thế kỷ XVII, ở Châu Âu đã xuất hiện quan niệm cho rằng Chính phủ nên có vai trò tích cực trong việc xúc tiến thương mại và công nghiệp. Quan điểm này liên quan một cách đặc biệt với trường phái trọng thương của thế kỷ 17 và 18. Những người theo trường phái trọng thương ủng hộ những hành động mạnh mẽ của Chính phủ để thúc đẩy công nghiệp và thương mại. Thực vậy, nhiều Chính phủ châu Âu đã đóng vai tích cực trong việc thúc đẩy hình thành các thuộc địa, và những người theo trường phái trọng thương là một nhân tố thúc đẩy cho việc thâu tóm thuộc địa. Nhiều học giả đã phản bác lại quan điểm này, trong đó lập luận nổi tiếng nhất có thể kể đến là “bàn tay vô hình” của Adam Smith.

Smith được coi là nhà sáng lập ra kinh tế học hiện đại mà một trong những công trình nổi tiếng của ông là cuốn sách “Sự giàu có của các quốc gia” (1776). Trong cuốn sách này ông đã ủng hộ vai trò hạn chế của Chính phủ. Trước những thực tiễn đương thời, A. Smith đã đặt câu hỏi: xã hội có thể đảm bảo được rằng liệu những người được trao quyền quản lý xã hội có thực sự vì quyền lợi chung không? Kinh nghiệm đã chỉ ra rằng, ở một số thời điểm, nhiều Chính phủ đã theo đuổi các chính sách tỏ ra phù hợp với mục tiêu công cộng, song ở những thời điểm khác, Chính phủ lại theo đuổi những chính sách mà dù có tưởng tượng xa xôi đến đâu cũng không thể phù hợp với lợi ích công. Hơn nữa, những người quản lý thường theo đuổi lợi ích riêng tư của họ thay vì lợi ích công, và điều đặc biệt là ngay cả những người lãnh đạo có dụng ý tốt cũng vẫn nhiều khi dẫn dắt đất nước mình đi sai đường.

Smith lập luận rằng, không nên dựa vào Chính phủ hay bất kỳ một tình cảm đạo đức nào để làm điều tốt đẹp. Lợi ích công được gìn giữ chỉ khi nào mỗi cá nhân đều làm điều gì đó vì lợi ích riêng của bản thân. Lợi ích bản thân là đặc điểm cố hữu hơn cả của con người so với làm điều thiện, và vì vậy, nó là cơ sở hợp lý để tổ chức xã hội. Hơn nữa, cá nhân có thể xác định chắc chắn và chính xác xem lợi ích bản thân là gì trước khi xác định lợi ích công. A. Smith cho rằng cạnh tranh và động cơ lợi nhuận sẽ dẫn dắt con người đến phục vụ lợi ích công cộng trong nỗ lực nhằm đạt lợi ích riêng của cá nhân mỗi người. Động cơ lợi nhuận có thể dẫn dắt người này cung cấp hàng hóa cho những người khác. Thông qua cạnh tranh, chỉ có những hãng sản xuất những gì đang có nhu cầu và có giá thấp mới có thể tồn tại, và như vậy xã hội được hưởng các hàng hóa rẻ và mọi nguồn lực đều được sử dụng hữu ích nhất. Như vậy, cạnh tranh có thể dẫn dắt con người theo đuổi lợi ích cá nhân theo tín hiệu thị trường như có một bàn tay vô hình dẫn dắt, và vô hình chung cũng đem lại lợi ích cho xã hội.

Tuy tư tưởng của A. Smith phản ánh trong di cảo của mình không hoàn toàn cực đoan về cơ chế thị trường và vai trò của khu vực tư nhân, nhưng nhiều người theo A. Smith hoặc vì lầm lẫn hoặc vì tư lợi mà đã biến lập luận "bàn tay vô hình" trở thành ý tưởng cực đoan. Trong giai đoạn đầu của Đại Công nghiệp, những ý tưởng của A. Smith có sức mạnh chi phối đối với cả các Chính phủ lẫn những nhà kinh tế. Nhiều nhà kinh tế học nổi tiếng như John Mill, và Nassau Senior... đã đưa ra một thuyết gọi là Laisez Faire (để mặc cho tư nhân kinh doanh). Thuyết này cho rằng Chính phủ nên để cho khu vực tư nhân tự hoạt động; Chính phủ không nên điều hành hay kiểm soát các doanh nghiệp tư nhân. Cạnh tranh tự do sẽ phục vụ cho những lợi ích tốt nhất của xã hội.

Theo cách nhìn đó, không có ủy ban hoặc Chính phủ nào cần quyết định một loại hàng hóa nào đó nên hay không nên sản xuất ra. Hàng hóa đó sẽ được sản xuất ra nếu đáp ứng được thử nghiệm của thị trường, tức là nếu cái gì mà cá nhân muốn trả giá thì phải có giá trị lớn hơn chi phí làm ra nó. Không một ủy ban giám sát nào của Chính phủ cần kiểm tra xem hàng hóa đó sản xuất có hiệu quả hay không: cạnh tranh sẽ loại trừ các nhà sản xuất không hiệu quả. Mặc dù có sự nhất trí khá phổ biến giữa các nhà kinh tế rằng cạnh tranh sẽ dẫn đến hiệu quả cao và là sự kích thích quan trọng đối với đổi mới, sáng tạo; nhưng thực tế cũng cho thấy vô số trường hợp mà ở đó thị trường không hoạt động hoàn hảo như lập luận trên đã nói.

Hạn chế của mô hình kinh tế đưa vai trò của thị trường đến mức cực đoan

Trong giai đoạn này, nhiều khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường bộc lộ với hậu quả nặng nề. Tại nhiều nước phương Tây khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp thường xuyên, nghiêm trọng (điển hình là cuộc Đại Khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933) đã chứng tỏ các lý thuyết ủng hộ tự do kinh doanh dựa trên nguyên lý “bàn tay vô hình” không còn sức thuyết phục. Các nhà kinh tế tìm thấy những minh chứng đáng tin cậy về khiếm khuyết nội tại của cơ chế thị trường, dẫn đến tình trạng nền kinh tế không thể tự điều chỉnh mà tất yếu phát sinh các trục trặc và tổn thất.

Cạnh tranh tự do giữa các doanh nghiệp nhằm tối ưu hóa lợi nhuận trong khi bản chất của doanh nghiệp là “cận thị”; đây là lý do chắc chắn dẫn đến khủng hoảng chu kỳ. Cạnh tranh tự do trong một số điều kiện có thể dẫn đến độc quyền, mà bản thân thị trường tự do không thể khắc phục được tình trạng độc quyền. Cạnh tranh tự do thường dẫn đến sự lạm dụng ngoại ứng, lạm dụng tình trạng thông tin không đối xứng, đồng thời làm trầm trọng thêm tình trạng phân hóa giàu nghèo trong xã hội. Ngay cả khi tồn tại cạnh tranh tự do thì khu vực tư nhân cũng không sẵn sàng cung cấp hoặc cung cấp dưới quy mô nhu cầu xã hội đối với các hàng hóa công. Đây là những khiếm khuyết nội tại mà bản thân cơ chế thị trường không thể tự khắc phục được. Những khiếm khuyết ấy tất yếu dẫn đến những tổn thất, thiếu hiệu quả của nền kinh tế mà về nguyên lý cần phải có những nhân tố khách quan bên ngoài thị trường mới có thể can thiệp, điều chỉnh.

Những khuyết tật, mặt trái của kinh tế thị trường được khái quát như sau:

Lạm dụng ngoại ứng tiêu cực, tàn phá môi trường thiên nhiên và làm kiệt quệ tài nguyên; đánh đổi lợi ích ngắn hạn với tổn thất to lớn lâu dài, đe dọa sự tồn tại của nhân loại và cả trái đất.

Lạm dụng tình trạng thông tin bất đối xứng; kinh doanh lừa đảo, làm hàng giả; bội ước trong cam kết kinh tế, làm tăng chi phí giao dịch.

Làm trầm trọng hơn tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng có thể dẫn đến những biến động xã hội, có thể gây tổn thất nghiêm trọng các thành tựu phát triển và sinh mạng con người.

Cung cấp dưới nhu cầu hoặc không cung cấp một số hàng hóa cần thiết để xã hội và nền kinh tế phát triển tối ưu.

Bộc lộ nghịch lý cơ bản của cạnh tranh tự do là làm nảy sinh và không tự loại trừ được độc quyền, rồi độc quyền xuất hiện thì lại phủ định cạnh tranh tự do.

Tiềm tàng phát sinh bất ổn vĩ mô, khủng hoảng chu kỳ, gây ra thiếu hiệu quả sử dụng nguồn lực và những hậu quả tiêu cực về đời sống xã hội.

Kinh tế thị trường thúc đẩy nhu cầu khổng lồ về nguyên, nhiên liệu và thị trường bán hàng, là một nguyên nhân cơ bản dẫn đến các cuộc chiến tranh, kể cả chiến tranh thương mại, tiền tệ hoặc quân sự.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Quan điểm cực đoan về vai trò khu vực thị trường tự do về cạnh tranh và động cơ lợi nhuận sẽ dẫn dắt con người đến phục vụ lợi ích công cộng trong nỗ lực nhằm đạt lợi ích riêng của cá nhân mỗi người....

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Quan điểm cực đoan về vai trò khu vực thị trường tự do. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm