Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Chớm thu lớp 5

Trắc nghiệm Chớm thu lớp 5 Chân trời sáng tạo

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Học sinh đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:

CHỚM THU

Không còn tiếng cuốc gọi nhau
Ngỡ mùa hạ đã trốn đâu mất rồi
Bờ sông mẹ giặt áo tơi
Phơi lên đẫm một khoảng trời heo may.

Trầu già giấu nắng đầy cây
Có bông cúc trắng như mây giữa trời
Có con đường cỏ xanh tươi
Có dòng nước lặng chờ người qua sông.

Mùa đơm hạt thóc trên đồng
Đơm thêm bóng mẹ chờ trông tháng ngày
Mùa vui lúa về đường cày
Vẽ nên vóc dáng đôi tay tảo tần.

Từ trong hạt gạo trắng ngần
Là bao hôm sớm ân cần mẹ cha
Từ trong thơm thảo nhành hoa
Là bao tình nghĩa chan hoà đất đai.

Con đường bước đến ngày mai
Dệt từ trang sách dặm dài ước mơ
Dệt từ bóng mẹ, dáng cô....
Cùng bao năm tháng tuổi thơ ngọt lành.

Đoàn Văn Mật

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 10 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 10 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Con đường bước đến ngày mai của bạn nhỏ được dệt từ những gì?
  • Câu 2: Thông hiểu
    Khổ thơ sau đã sử dụng những biện pháp tu từ nào:

    Từ trong hạt gạo trắng ngần
    Là bao hôm sớm ân cần mẹ cha
    Từ trong thơm thảo nhành hoa
    Là bao tình nghĩa chan hoà đất đai.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Gạch chân dưới sự vật báo hiệu mùa thu tới trong dòng thơ sau:

    Bờ sông mẹ giặt áo tơi
    Phơi lên đẫm một khoảng trời heo may.

    Đáp án là:

    Bờ sông mẹ giặt áo tơi
    Phơi lên đẫm một khoảng trời heo may.

  • Câu 4: Vận dụng
    Từ ngữ in đậm trong dòng thơ sau được dùng để chỉ ai?

    Mùa vui lúa về đường cày
    Vẽ nên vóc dáng đôi tay tảo tần.

  • Câu 5: Nhận biết
    Gạch chân dưới các động từ có trong khổ thơ sau:

    Trầu già giấu nắng đầy cây
    bông cúc trắng như mây giữa trời
    con đường cỏ xanh tươi
    dòng nước lặng chờ người qua sông.

    Đáp án là:

    Trầu già giấu nắng đầy cây
    bông cúc trắng như mây giữa trời
    con đường cỏ xanh tươi
    dòng nước lặng chờ người qua sông.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào trong hai dòng thơ sau?

    Trầu già giấu nắng đầy cây
    Có bông cúc trắng như mây giữa trời

  • Câu 7: Vận dụng
    Em hiểu từ ngữ in đậm trong dòng thơ sau như thế nào?

    Bờ sông mẹ giặt áo tơi
    Phơi lên đẫm một khoảng trời heo may.

  • Câu 8: Vận dụng
    Trong hai dòng thơ sau, tác giả đã nhân hóa sự vật "mùa hạ" bằng cách nào?

    Không còn tiếng cuốc gọi nhau
    Ngỡ mùa hạ đã trốn đâu mất rồi

  • Câu 9: Thông hiểu
    Vì sao tác giả lại nghĩ rằng mùa hạ đã trốn đi mất?
  • Câu 10: Nhận biết
    Bài thơ "Chớm thu" được viết bằng thể thơ nào?

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (40%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm