Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng 10 bài 6

Trắc nghiệm GDQP 10 bài 6 Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương

Trắc nghiệm GDQP 10 bài 6 Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc. Bài viết được tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm về việc cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương. Mong rằng qua đây các bạn có thêm tài liệu để học tập thật tốt và nắm bắt được nội dung bài viết nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Trắc nghiệm GDQP lớp 10 bài 6

Câu 1. Cấp cứu ban đầu các tai nạn, thương tích là

a. Điều kiện tiên quyết cho việc điều trị tốt ở các cơ sở y tế

b. Không cần thiết mà phải chuyến ngay nạn nhân đến các cơ sở y tế

c. Rất quan trọng mà không phải chuyển nạn nhân đến các cơ sở y tế

d. Không quan trọng chỉ làm chậm thời gian dến các cơ sở y tế

Câu 2. Bong gân là:

a. Tổn thương dây chằng xung quanh khớp do chấn thương

b. Tổn thương đầu xương ở các khớp do chấn thương

c. Tổn thương các sụn khớp do chấn thương

d. Di lệch các đầu xương ở khớp do chấn thương

Câu 3. Nội dung nào sau đây không phải triệu chứng của bong gân?

a. Đau nhức nơi tổn thương

b. Sưng nề, có thể có bầm tím dưới da do chảy máu

c. Vận động khó khăn, đau nhức

d. Chi ở tư thế không bình thường, dài ra hoặc ngắn lại

Câu 4. Các khớp nào thường bị bong gân?

a. Khớp vai, khớp khuỷu, khớp háng

b. Khớp cổ chân, khớp ngón chân cái, khớp gối, khớp cổ tay

c. Khớp háng, khớp ngón chân, khớp ngón tay

d. Khớp khuỷu, khớp bàn tay, khớp bàn chân, khớp ngón tay cái

Câu 5. Nội dung nào sau đây không đúng với nội dung cấp cứu ban đầu bong gân?

a. Băng nhẹ chống sưng nề, giảm chảy máu và góp phần cố định khớp

b. Chườm lạnh bằng túi chườm hoặc bọc nước đá áp vào vùng khớp

c. Xoa bóp vùng khớp bong gân bằng các loại dầu xoa bóp

d. Bất động chi bong gân, cố định tạm thời bằng các phương tiện

Câu 6. Sai khớp là:

a. Sự di lệch các đầu xương ở khớp một phần hay hoàn toàn do chấn thương

b. Tổn thương dây chằng xung quanh khớp do chấn thương

c. Tổn thương đầu xương ở các khớp do chấn thương

d. Tổn thương các sụn khớp do chấn thương

Câu 7. Nội dung nào sau đây không phải triệu chứng của sai khớp?

a. Đau dữ dội, liên tục, nhất là khi đụng vào khớp hoặc lúc nạn nhân cử động

b. Mất vận động hoàn toàn, không gấp duỗi được

c. Chi ở tư thế không bình thường, dài ra hoặc ngắn lại

d. Tại khớp tổn thương rất lỏng lẻo mà bình thường không có tình trạng đó

Câu 8. Nội dung nào sau đây không đúng nội dung cấp cứu ban đầu sai khớp?

a. Bất động khớp bị sai

b. Giữ nguyên tư thế sai khớp

c. Nhanh chóng nắn chỉnh khớp về tư thế bình thường

d. Chuyến ngay nạn nhân đến cơ sở y tế

Câu 9. Hôn mê khác ngất ở điểm nào?

a. Nạn nhân mất tri giác, cảm giác

b. Nạn nhân mất khả năng vận động

c. Tim, phổi và hệ bài tiết ngừng hoạt động

d. Tim, phổi và hệ bài tiết vẫn còn hoạt động

Câu 10. Nội dung nào sau đây không phải triệu chứng của ngất?

a. Bồn chồn, khó chịu, mặt tái, mắt tối dần

b. Chóng mặt, ù tai, ngã khuỵu xuống, bất tỉnh

c. Thường ngừng tim trước rồi ngừng thở sau

d. Toàn thân toát mồ hôi, chân tay lạnh, da tái xanh

Câu 11. Cấp cứu ban đầu nạn nhân bị ngất, động tác xử trí nào sau đây sai?

a. Đặt nạn nhân nằm ngay ngắn tại nơi thoáng mái, kê gối dưới vai

b. Lau chùi đất cát, đờm dãi ở mũi miệng để khai thông đường thở

c. Cởi cúc áo, quần, nới dây lưng để máu dễ lưu thông

d. Không cần cấp cứu ban đầu mà nhanh chóng chuyến nạn nhân đến cơ sở y tế

Câu 12. Khi có 2 người, kỹ thuật thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực cho nạn nhân bị ngất như thế nào?

a. Thổi ngạt 1 lần, ép tim 5 lần

b. Thổi ngạt 2 lần, ép tim 5 lần

c. Thổi ngạt 1 lần, ép tim 10 lần

d. Thổi ngạt 2 lần, ép tim 15 lần

Câu 13. Cấp cứu ban đầu người bị điện giật, cách xử trí nào sau đây sai?

a. Nhanh chóng cắt cầu dao, bỏ cầu chì

b. Dùng sào tre, gỗ khô đẩy dây điện ra khỏi người bị nạn

c. Bằng tay không, nhanh chóng cầm tay, chân nạn nhân kéo ra ngoài .

d. Cầm tay, chân nạn nhân kéo ra, người cấp cứu phải đi dày dép khô và dùng vật cách điện lót tay

Câu 14. Nội dung nào sau đây không phải triệu chứng của điện giật?

a. Có thể tim ngừng đập, ngừng thở và gây tử vong nếu không cấp cứu kịp thời

b. Gây bỏng, có thể bỏng rất sâu, đặc biệt do điện cao thế

c. Gãy xương, sai khớp và tổn thương các phủ tạng do ngã

d. Toàn thân toát mồ hôi, chân tay lạnh, da xanh tái

Câu 15. Ngộ độc thực phẩm không phải do nguyên nhân nào?

a. Ăn phải nguồn thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn

b. Ăn phải nguồn thực phẩm có chứa sẵn chất độc

c. Ăn thực phẩm đông lạnh, thực phẩm chế biến sẵn

d. Ăn một số thực phẩm dễ gây dị ứng, tùy thuộc cơ địa từng người

Câu 16. Ngộ độc thức ăn không có hội chứng nào sau đây?

a. Hội chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc

b. Hội chứng não, màng não

c. Hội chứng viêm cấp đường tiêu hóa

d. Hội chứng mất nước điện giải

Câu 17. Cấp cứu ban đầu ngộ độc thức ăn không dùng biện pháp xử trí nào?

a. Cho uống nhiều nước để chống mất nước

b. Cho uống kháng sinh để chống nhiễm khuẩn

c. Dùng thuốc chống nôn, chống tiêu chảy

d. Dùng thuốc trợ tim, trợ sức

Câu 18. Ngộ độc sắn nên cho bệnh nhân uống loại nước nào là tốt nhất?

a. Nước gạo rang với vài lát gừng

b. Nước đường có thêm một chút muối

c. Nước đường, sữa, nước mía, mật ong

d. Nước đun sôi để nguội, nước lọc

Câu 19. Ngộ độc nấm nên cho bệnh nhân uống loại nước nào là tốt nhất?

a. Nước gạo rang với vài lát gừng

b. Nước đường có thêm một chút muối

c. Nước đường, sữa, nước mía, mật ong

d. Nước đun sôi để nguội, nước lọc

Câu 20. Trường hợp ngộ độc thức ăn, sau đó nên ăn uống như thế nào?

a. Nhịn ăn hoặc ăn lỏng 1 - 2 bữa/ngày

b. Nhịn ăn, uống hoàn toàn trong 2 ngày

c. Ăn uống bình thường

d. Ăn uống nhiều hơn bình thường

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Trắc nghiệm GDQP 10 bài 6 Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương. Bài viết được tổng hợp gồm có 20 câu hỏi trắc nghiệm. Qua bài viết ta có thể biết được cách cấp cứu ban đầu các tai nạn thương tích như bong gân, sai khớp, hiểu rõ hơn về các kỹ thuật thổi ngạt, ép tim... Để giúp các bạn có thể học tập tốt hơn VnDoc.com mời bạn đọc cùng tham khảo một số tài liệu được chúng tôi biên soạn và tổng hợp như Toán lớp 10, Tiếng Anh lớp 10, Hóa học lớp 10....

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn khác lớp 10

    Xem thêm