Trình bày suy nghĩ của anh chị: Định hướng nghề nghiệp cho học sinh Trung học phổ thông - Nên hay không nên?
Những bài văn mẫu hay lớp 12
Văn mẫu lớp 12: Trình bày suy nghĩ của anh chị: Định hướng nghề nghiệp cho học sinh Trung học phổ thông - Nên hay không nên? gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.
Suy nghĩ về câu nói: Hãy suy nghĩ những điều bạn nói, nhưng đừng nói tất cả những điều bạn nghĩ
Suy nghĩ về một câu chuyện hiện tượng đời sống thể hiện tinh thần nhân văn cao đẹp
Trình bày suy nghĩ của anh chị: Định hướng nghề nghiệp cho học sinh Trung học phổ thông - Nên hay không nên?
Chọn ngành học là quyết định quan trọng bởi nó ảnh hưởng lớn đến tương lai mỗi người sau này. Tuy nhiên, nhiều học sinh ít khi tìm hiểu kỹ về ngành học, công việc mà mình sẽ theo đuổi. Có em lựa chọn theo cảm tính, không quan tâm tới đặc thù nghề nghiệp cũng như triển vọng công việc sau khi ra trường.
Chia sẻ về vấn đề chọn ngành, tiến sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu - chuyên gia tư vấn tuyển sinh của Đại học Sư phạm TP HCM cho rằng cha mẹ nên cùng con tham gia các buổi hướng nghiệp, để tìm hiểu và đưa ra tư vấn chính xác, thuyết phục nhất. Thực tế, nhiều bậc phụ huynh vẫn còn lúng túng trong việc định hướng cho con. Thậm chí, giữa cha mẹ và con cái đã xảy ra không ít mâu thuẫn trong việc chọn nghề.
Là chuyên gia tư vấn, tiến sĩ Hiếu cho biết, mới đây một học sinh đã gọi điện thắc mắc về chọn lựa của mình. Bản thân em thích học tài chính - ngân hàng trong khi bố mẹ cho rằng ngành này ra trường khó xin việc và yêu cầu phải theo nghề dược của gia đình.
Theo tiến sĩ Hiếu, cha mẹ tham gia định hướng nghề nghiệp cho con là việc làm cần thiết, song để tư vấn đúng cách ngoài hiểu biết cần phải khéo léo, cẩn trọng và giao quyền quyết định cho con. Thay vì bắt ép, phụ huynh chỉ nên phân tích thông tin để con đưa ra lựa chọn.
Tương tự, ông Nguyễn Quốc Cường - Chuyên viên tuyển sinh Cơ quan đại diện Bộ Giáo dục tại TP HCM cũng cho biết trong quá trình đi tư vấn đã gặp không ít mâu thuẫn trong việc chọn ngành giữa cha mẹ và con cái. "Lắng nghe nguyện vọng, sở thích của con và đưa ra những đánh giá, hiểu biết của cha mẹ chính là cách để giúp thí sinh có quyết định đúng đắn khi chọn nghề nghiệp", ông Cường nói.
Việc phụ huynh cùng con tìm hiểu, khám phá sở trường, sở thích và khả năng của các em... là cần thiết nhưng chưa đủ. Theo thống kê gần đây từ Phòng Giáo dục chuyên nghiệp cao đẳng và đại học thuộc Sở Giáo dục - Đào tạo TP HCM, chỉ có 5% học sinh có hiểu biết về ngành mình chọn học, 20% hiểu một cách tương đối và đến 75% thiếu hiểu biết về quyết định của mình.
Theo các chuyên gia hướng nghiệp, muốn có nghề nghiệp hợp lý phải thỏa mãn cả ba đỉnh của tam giác chọn nghề. Đỉnh thứ nhất là đam mê, yêu thích, muốn sống chung cả đời với nghề nghiệp đó. Thứ hai là năng lực, khả năng và thế mạnh của bản thân. Thứ ba là cơ hội nghề nghiệp của ngành mình lựa chọn, là sự hiểu biết về nhu cầu thị trường lao động và xây dựng mạng lưới chuyên nghiệp ngay từ khi còn học đại học.
Ở các nước phát triển, học sinh từ tiểu học, THCS đã tìm hiểu nghề nghiệp tương lai bằng cách tiếp cận thực tế tại các cơ sở sản xuất, nhà máy, doanh nghiệp, phòng thí nghiệm… Đây là cách định hướng nghề nghiệp hiệu quả nhất mà phụ huynh cần hướng dẫn cho con.
Ngoài việc nhận dạng tính cách, kỹ năng và giá trị của con, cha mẹ cũng cần chủ động trong việc tìm hiểu các thông tin về ngành nghề đào tạo; yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với ứng cử viên giúp con có được việc làm tốt sau khi học xong.
Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 12: Trình bày suy nghĩ của anh chị: Định hướng nghề nghiệp cho học sinh Trung học phổ thông - Nên hay không nên?. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 12 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 12.
Bài tiếp theo: Trình bày suy nghĩ của anh chị về chủ đề "tuổi học trò trong tôi"