Trọn bộ Bài tập Tiếng việt cơ bản lớp 5 - Phần Luyện từ và câu (Có đáp án)
400 câu hỏi Tiếng việt lớp 5 - Luyện từ và câu
Trọn bộ Bài tập Tiếng việt cơ bản lớp 5 - Phần Luyện từ và câu (Có đáp án) bao gồm 400 câu hỏi có đáp án chi tiết khát quát toàn bộ chương trình học phần Luyện từ và câu lớp 5 trong năm học. Mời các em học sinh tham khảo.
Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về đầy đủ tài liệu và đáp án.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 5, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 5 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 5. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
1. Từ phức, từ láy
Bài tập 1: Cho các từ phức sau:
Ngon ngọt, chim chích, lăn lóc, ngẫm nghĩ, mỏng manh, ngây ngất, máu mủ, xanh xám, tươi tắn, tươi tốt, tươi cười, dẻo dai, buôn bán, mênh mông, rộng rãi, cá chép, xấu xí.
Trả lời: Các từ láy là: lăn lóc, mỏng manh, ngây ngất, tươi tắn, mênh mông, rộng rãi, xấu xí.
Các từ ghép là: Ngon ngọt, chim chích, ngẫm nghĩ, máu mủ, xanh xám, tươi tốt, tươi cười, dẻo dai, buôn bán, cá chép.
Bài tập 2. a) Trong các từ dưới đây, từ nào là từ láy? Từ nào là từ ghép?
Vui vẻ, vui chơi, vui vầy, vui mắt, vui vui, vui mừng, vui tai, vui tính, vui tươi, vui sướng, đẹp đẽ, đẹp mắt, đẹp trai, đèm đẹp, đẹp lão, đẹp đôi, đẹp trời, nhỏ nhắn, nhỏ nhoi, nhỏ nhen, nhỏ nhẹ, nhỏ nhẻ, nhỏ bé, nhỏ con, nho nhỏ, nhỏ nhặt.
Trả lời:
- Từ láy: Vui vẻ, vui vầy, vui vui, đẹp đẽ, đèm đẹp, nhỏ nhắn, nhỏ nhoi, nhỏ nhen, nhỏ nhẻ, nho nhỏ, nhỏ nhặt.
- Từ ghép: vui chơi, vui mắt, vui mừng, vui tai, vui tính, vui tươi, vui sướng, đẹp mắt, đẹp trai, đẹp lão, đẹp đôi, đẹp trời, nhỏ nhẹ, nhỏ bé, nhỏ con.
b) Cho hai câu văn sau: Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới…. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Xếp các từ vào bảng sau:
Từ đơn | Từ phức | |
Từ ghép | Từ láy | |
Mưa, những, rơi, mà, như. | Mùa xuân, hạt mưa, bé nhỏ. | Xôn xao, phơi phơi, mềm mại, nhảy nhót. |
Bài tập 3. a) Cho các số từ sau: thật thà, bạn bè, hư hỏng, san sẻ, bạn học, chăm chỉ, gắn bó, bạn đường, ngoan ngoãn, giúp đỡ, bạn đọc, khó khăn, thơm tho, học hỏi, tuổi tác. Hãy xếp các từ trên vào 3 nhóm:
- Từ ghép tổng hợp: bạn bè, hư hỏng, san sẻ, gắn bó, giúp đỡ, học hỏi.
- Từ ghép phân loại: bạn học, bạn đường, bạn đọc.
- Từ láy: thật thà, chăm chỉ, ngoan ngoãn, khó khăn, thơm tho, tuổi tác.
b) Cho các từ: sừng sững, chung quanh, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhã nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí, hỏi han, đúng đắn, thẳng tắp, dặn dò, săn bắn, đu đủ, tươi tỉnh, đền đáp, xinh xẻo, phẳng lặng, nhanh nhạy, chôm chôm, tốt đẹp, mưa gió, phẳng phiu.
- Các từ láy là: sừng sững, lủng củng, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, hỏi han, đúng đắn, dặn dò, đu đủ, xinh xẻo, chôm chôm, phẳng phiu.
- Các từ ghép là:chung quanh, hung dữ, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí, thẳng tắp, săn bắn, tươi tỉnh, đền đáp, phẳng lặng, nhanh nhạy, tốt đẹp, mưa gió.
........
2. Từ đồng nghĩa
Khái niệm:
1. Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
Ví dụ: siêng năng, cần cù, chăm chỉ,….
2. Có những từ đồng nghĩa hoàn toàn, có thể thay thế cho nhau trong lời nói.
Ví dụ: hổ, cọp, hùm,… hoặc xe lửa, tàu hỏa,…
3. Có những từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Khi dùng những từ này, ta phải cân nhắc để lựa chọn cho đúng.
Ví dụ:
- Ăn, xơi, chén,…. (biểu thị những thái độ, tình cảm khác nhau đối với người đối thoại hoặc điều được nói đến).
- mang, vác, khiêng,… (biểu thị những cách thức hành động khác nhau).
VD1: cho, tặng, biếu, dâng, bố thí, hiến,…. => Đều có cùng nghĩa là trao vật cho người khác nhưng sắc thái của các từ khác nhau.
- Cháu biếu bà quả cam.
- Em A hiến giác mạc cho Viện mắt Trung ương.
- Lang Liêu dâng bánh chưng lên Vua.
-….
VD2: Chết, hi sinh, từ trần, toi mạng, quy tiên, mất, thiệt mạng, qua đời,……
- Chú bộ đội hi sinh để bảo vệ Tổ quốc.
- Ông cụ mới qua đời.
- Vụ tai nạn khiến nhiều người thiệt mạng.
-…….
VD3. Sắp các từ cho dưới đây thành những nhóm từ đồng nghĩa.
Ba, mạ, mẹ, tía, thân mẫu, cha, u, bầm, thầy, bố.
- Nhóm 1: ba, tía, cha, thầy, bố.
- Nhóm 2: mạ, mẹ, thân mẫu, u, bầm.
VD4. Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau:
- Bao la:mênh mông– thật thà: trung thực – nhanh:mau
- Cao vút:chót vót– chăm chỉ:chịu khó
Bài tập 13:
a) Tìm các từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc
Trả lời: non sông, đất nước, giang sơn, quốc gia, nhà nước, nước nhà.
b) Tìm từ đồng nghĩa với từ in đậm sau: Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên xanh.
Trả lời: bé, nhỏ xíu, bé tẹo, tí hon, bé tí, nhỏ con,….
c) Xếp các từ dưới đây thành những nhóm từ đồng nghĩa:
Bao la, lung linh, vắng vẻ, hiu quạnh, lóng lánh, mênh mông, vắng teo, bát ngát, lấp lánh, thênh thang.
Nhóm 1: bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang.
Nhóm 2: lung linh, lóng lánh, lấp lóa.
Nhóm 3: vắng vẻ, hiu quạnh, vắng teo.
Bài tập 14: a) Thay những từ in đậm trọng đoạn văn sau bằng từ đồng nghĩa cho chính xác hơn (ghi vào chỗ trống trong ngoặc đơn).
Hoàng bê (bưng) chén nước bảo (mời) ông uống. Ông vò (xoa) đầu Hoàng và bảo: “Cháu của ông ngoan lắm! Thế cháu đã học bài chưa?” Hoàng nói với ông: “Cháu vừa thực hành (làm) xong bài tập rồi ông ạ!”
b) Tìm các từ đồng nghĩa với các từ dưới đây:
- To: lớn, to lớn, khổng lồ, vĩ đại, to tướng, to đùng, to bự, to kềnh.
- Nhanh: nhanh nhẹn, nhanh nhảu, …
- Dũng cảm: gan dạ, anh dũng, can đảm, can trường,…
- đẹp:xinh, xinh đẹp, xinh tươi, đẹp đẽ,…
- Học tập:học, học hành, học hỏi,…
c) Tìm các từ đồng nghĩa với nhau và đều chỉ:
- Màu xanh: xanh mướt, xanh um, xanh biếc, xanh xanh, xanh ngắt, ….
- Màu đỏ: đỏ au, đỏ ối, đỏ chót, đỏ tía, đỏ sẫm, đỏ rực,….
- Màu trắng: trăng trắng, trắng phau, trắng tinh, trắng toát, trắng hếu,….
- Màu vàng: vàng hoe, vàng chóe, vàng lịm, vàng ối, vàng xuộm, ….
Bài tập 15: Hãy xếp các từ dưới đây thành từng nhóm từ đồng nghĩa:
Chết, hi sinh, tàu hỏa, xe hỏa, máy bay, ăn, xơi, nhỏ, bé, rộng, rộng rãi, bao la, quy tiên, toi mạng, xe lửa, phi cơ, tàu bay, ngốn, đớp, loắt choắt, bé bỏng, bát ngát, mênh mông, từ trần, mất, chén, tí hon, thênh thang.
3. Từ trái nghĩa
Khái niệm:
1. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
Ví dụ: cao – thấp, phải – trái, ngày – đêm, ….
2. Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái,.... đối lập nhau.
Bài tập 17.Với mỗi từ in đậm dưới đây, hãy tìm một từ trái nghĩa :
a) Già :
- Quả già =>non
- Người già =>trẻ
- Cân già =>non
b) Chạy :
- Người chạy =>đứng
- Ôtô chạy =>dừng
- Đồng hồ chạy =>chết
c) Chín :
- Lúa chín =>xanh
- Thịt luộc chín =>sống
- Suy nghĩ chín chắn =>nông nổi
Bài tập 18: a)Tìm 2 từ trái nghĩa với mỗi từ dưới đây:
- Hòa bình: chiến tranh, xung đột,…
- Thương yêu: căm ghét, ghét bỏ, …
- Đoàn kết: chia rẽ, bè phái,..
- Giữ gìn: phá phách, phá hoại,..
b) Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:
thật thà/ dối trá, giỏi giang/ kém cỏi, cứng cỏi / mềm yếu, hiền lành/ dữ tợn, nhỏ bé/ to lớn, nông cạn / sâu sắc, sáng sủa / tối tăm, thuận lợi / khó khăn, vui vẻ / buồn bã, cao thượng / thấp hèn, cẩn thận / cẩu thả, siêng năng / lười nhác, nhanh nhảu /chậm chạp, đoàn kết/ chia rẽ.
4. Từ đồng âm
Khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
Ví dụ:
- Đoạn văn có 5 câu: => Đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn, trên văn bản được mở đầu bằng một chữ cái viết hoa và kết thúc bằng một dấu ngắt câu.
Ông ngồi câu cá: => Bắt cá, tôm,... bằng móc sắt nhỏ (thường có mồi) buộc ở đầu một sợi dây.
Bài tập 19: a)Với mỗi từ, hãy đặt 2 câu để phân biệt các từ đồng âm: chiếu, kén, mọc.
Câu 1: Mẹ mới chiếc chiếu trúc rất đẹp.
Câu 2: Ánh nắng chiếu xiên qua cửa sổ vào nhà. (Hoặc Em đi xem ở rạp chiếu phim)
Câu 1: Con kén đang nhả tơ.
Câu 2: Tính nết nó kén lắm.
Câu 1: Bát búnmọc rất ngon
Câu 2: Cây con đã mọc lên khỏi mặt đất.
b) Trong các câu sau, từ bản trong những câu nào là đồng âm ?
Câu 1 : Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp.
Câu 2 : Phô tô cho tôi thành 2 bản nhé !
Câu 3 : Làng bản, rừng núi chìm trong sương mù.
ð Từ bản trong câu 2đồng âm so với câu 1 và câu3
Bài tập 20. Gạch dưới những từ đồng âm với nhau:
a) Bố tôi chèo đò chở đoàn chèo sang sông biểu diễn.
b) Con chim sổ lồng bay qua cuốn sổ để trên bàn.
Bài tập 21. Với mỗi từ, hãy đặt 2 câu để phân biệt các từ đồng âm: bàn, nước.
Câu 1: Mẹ mới chiếc bàn học rất đẹp.
Câu 2: Các bạn đang bàn bạc về việc cắm trại.
Câu 1: Em rất thích uống nước cam.
Câu 2: Đất nước ta đang phát triển.
Bài tập 22: Đặt câu để phân biệt từ đồng âm.
a) đứng b) chín c) sao d) bàn đ) bò e) đậu
g) chỉ h) cờ i) nghé k) sáo l) kính m) giá
Đáp án:
a) đứng:
- Chúng em đứng xếp hàng vào lớp.
- Cô ấy cũng đứng tuổi rồi.
b) chín:
- Tổ em có chín học sinh.
- Buồng chuối đã chín vàng.
c) sao
- Bầu trời đầy những ngôi sao.
- Bố em đang sao thuốc trong bếp.
Hoặc: Ngôi sao vàng năm cánh rất đều.
Sao bạn không ngồi đây lâu thế?
d) bàn
- Bố em mới mua chiếc bànhọc rất đẹp.
- Rô-nan-đô ghi được mộtbàn thắng (hoặc Bố mẹ em bàn bạc chuyện xây nhà.)
đ) bò
- Em bé đang tập bò.
- Con bò đang gặm cỏ.
e) đậu
- Mẹ em đang rán đậu trong bếp.
- Con chim sẻ đậutrên cành cây ổi.
g) chỉ
- Bà ngoại tặng cho em một chỉvàng.
- Em vừa chỉđường cho một bác bị nhầm đường.
h) cờ
- Lá cờ của nước ta có nền đỏ, ngôi sao vàng năm cánh ở giữa rất cân đối.
- Ông em rất thích đánh cờ tướng.
i) nghé
- Nghé con luôn quấn quýt bên trâu mẹ.
- Đứa bé nghé mắt nhìn qua khe cửa.
k) sáo
- Con chim sáo đậu trên cành tre.
- Chiếc sáo có rất nhiều lỗ tròn đều và đẹp.
l) kính
- Em bị cận nên phải đeo kính.
- Ở trường, các em phải kính thầy yêu bạn.
m) giá
- Quyển sách này giá 10300 đồng.
- Mẹ mới mua chiếc giá để dép ngoài hè.
>> Tham khảo thêm: 134 câu hỏi trắc nghiệm môn Tiếng việt lớp 5
Ngoài 400 câu hỏi ôn tập môn Tiếng việt - Luyện từ và câu lớp 5, VnDoc còn cung cấp hướng dẫn giải bài tập SGK Toán 5 và giải vở bài tập Toán 5 cho từng chủ đề tương ứng. Mời các bạn tham khảo để học tốt môn Toán, Tiếng việt lớp 5 hơn.