Vấn đề bảo hộ trong thương mại hàng hóa

Chúng tôi xin giới thiệu bài Vấn đề bảo hộ trong thương mại hàng hóa được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết môn Kinh tế thương mại đại cương để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Căn cứ của chính sách bảo hộ trong thương mại hàng hóa

Do năng lực cạnh tranh trong nước về hàng hóa còn hạn chế.

Do yêu cầu bảo vệ sản xuất nội địa đối với các ngành, nhóm hàng nhạy cảm, ngành sản xuất non trẻ đòi hỏi phải có sự hỗ trợ trong nước.

Do yêu cầu khác (về an ninh kinh tế, vấn đề việc làm và thất nghiệp).

2. Các biện pháp và rào cản của chính sách bảo hộ trong thương mại hàng hóa

Bảo hộ hàng hóa trong nước tránh sự thâm nhập của hàng nhập khẩu bao gồm nhiều hình thức khác nhau như thuế, trợ cấp, lãi suất, thưởng và hỗ trợ tài chính khác. Đồng thời chính phủ các nước có thể sử dụng các hình thức phi kinh tế để hạn chế hàng nhập khẩu trong những trường hợp cần thiết, nhất là các nước đang phát triển, chưa là thành viên của WTO.

Biện pháp của chính sách bảo hộ thông qua thuế suất cao là biện pháp có tính ngăn chặn, trong khi đó trợ cấp trực tiếp và hỗ trợ gián tiếp có tác dụng nâng đỡ để nâng cao khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa trong nước nhờ chính sách của chính phủ. Các công cụ phi thuế tuy không phải là quy tắc của GATT đưa ra, nhưng những thành quả của đàm phán thời gian qua của WTO theo quy tắc thứ 2 đang làm thay đổi cách thức bảo hộ hàng hóa trong nước. Đó là sự chú trọng bảo vệ sản xuất nội địa thông qua các biện pháp phi thuế như rào cản kỹ thuật, tiêu chuẩn môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, các thủ tục hành chính, pháp lý và điều kiện thương mại khác.

3. nh hưởng và hạn chế của chính sách bảo hộ trong thương mại hàng hóa

Tác động tích cực: Bảo vệ ngành sản xuất mới, non trẻ, các ngành nhạy cảm và liên quan tới an ninh kinh tế và an ninh quốc gia. Bảo vệ lợi ích kinh doanh nhỏ và quyền lợi người tiêu dùng. Chuẩn bị các điều kiện cho hội nhập và cạnh tranh.

Hạn chế: Bóp méo thương mại và cạnh tranh, phân biệt đối xử. Có nguy cơ tạo nên sự trì trệ, thiếu năng động, không thúc đẩy đổi mới và phát triển nếu bảo hộ không hợp lý, không có giới hạn.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Vấn đề bảo hộ trong thương mại hàng hóa về căn cứ của chính sách bảo hộ trong thương mại hàng hóa, các biện pháp và rào cản của chính sách bảo hộ trong thương mại hàng hóa, ảnh hưởng và hạn chế của chính sách bảo hộ trong thương mại hàng hóa...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Vấn đề bảo hộ trong thương mại hàng hóa. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 20
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm