Văn khấn xin về quê ăn tết

Văn khấn xin về quê ăn tết được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé.

1. Ý nghĩa văn khấn xin về quê ăn tết

Văn khấn xin về quê ăn tết và cúng đón tết sớm trong trường hợp không thể ăn tết ở nhà là 1 nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Lễ cúng đón Tết là dịp để con cháu thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với tổ tiên, cầu mong cho gia đình được bình an, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn trong năm mới.

Văn khấn xin và cúng đón Tết không chỉ là một nghi thức tín ngưỡng mà còn là một cách để con cháu nhớ về nguồn cội, giữ gìn những giá trị truyền thống của dân tộc. Nó cũng là một dịp để con cháu đoàn tụ, sum vầy bên gia đình, gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. 

Ngoài ra, việc cúng đón Tết còn là một cách để con cháu thể hiện sự tôn kính đối với các vị thần, các bậc tiền bối đã có công xây dựng và bảo vệ đất nước. Đây là một nghi thức linh thiêng, thể hiện tấm lòng biết ơn của con cháu đối với các bậc tiền nhân.

2. Đồ lễ và cách sắp cúng

Đồ lễ: Hương, hoa, nước trà, quả, thực.

– Hương: Các loại hương đốt có hương thơm.

– Hoa: Các loài hoa có hương thơm (không kiêng về tên hoa và số lượng).

– Trà: Nước trà toả hương của sáu vị là đắng, cay, chua, chát, mặn, ngọt là sáu vị nuôi sống tất cả chúng sinh.

– Quả: Số lượng tuỳ ý không kiêng kị 2 quả hay 4 quả. Nên cúng quả đã chín vì có hương từ vị để hương linh thọ hưởng, quả xanh chưa có hương thơm của vị (tránh tình trạng biến ban thờ thành chỗ cất đồ).

– Thực: Hiến cúng Phật bày lễ một bát cơm và một cốc nước. Hiến cúng chư Thiên, chư Thần bày lễ một bát cơm và một cốc nước chè. Hiến cúng gia tiên có cơm chay, không cần nhiều món chỉ cần đơn giản cơm, rau, đậu, lạc, canh rau.

Tâm khi cúng lễ: Dùng ba tâm kính Phật, trọng Thần, hiếu nghĩa với tổ tiên. Biết ơn Phật đã ban bố chỉ dạy pháp diệt khổ cho chúng sinh. Biết ơn và tôn trọng các vị chư Thiên, Thiện thần đã ủng hộ cho mình làm các việc thiện. Biết ơn tổ tiên, cha mẹ đã sinh thành dưỡng dục chúng ta, đã tạo duyên cho chúng ta có họ hàng anh em con cái.

3. Văn khấn tất niên trước - Văn khấn xin về quê ăn Tết

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

– Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.

– Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

– Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.

– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.

- Con kính lạy các vị Tiền chủ, hậu chủ ngụ tại đất này.

– Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ …………….. (1)

Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm …………..(2)

Tín chủ (chúng) con là:…………………………………………………………….

Ngụ tại:……………………………………………………………………………..

Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.

Hôm nay là ngày 30 tết chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến tổ tiên, truy niệm chư linh. Theo như thường lệ tuệ trừ cáo tế cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận.

Nam Mô A-di-đà Phật (cúi lạy).

Nam Mô A-di-đà Phật (cúi lạy).

Nam Mô A-di-đà Phật (cúi lạy)

Chú ý nếu xin các cụ về quê ăn tết thì nói xin được đại xá vì không có mặt ngày 30 để làm lễ vì về sum họp với đại gia đình.

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Văn khấn xin về quê ăn tết. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu bổ ích nhé.

Đánh giá bài viết
5 8.058
Sắp xếp theo

Văn khấn cổ truyền

Xem thêm