Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Viết đoạn văn về một ngày tết hoặc lễ hội ở địa phương em

16 đoạn văn về một ngày tết hoặc lễ hội ở địa phương em lớp 3

Xem thêm

Viết đoạn văn về một ngày tết hoặc lễ hội ở địa phương em được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lại nhằm giúp các em có thêm những tài liệu tham khảo hữu ích, qua đó rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn.

Đề bài: Viết đoạn văn về một ngày tết hoặc lễ hội ở địa phương em

Dàn ý đoạn văn về một ngày tết hoặc lễ hội ở địa phương em

- Đó là ngày tết (lễ hội) nào?

- Ngày tết (lễ hội) diễn ra vào thời gian nào trong năm?

- Mọi người thường làm gì trong những ngày đó?

- Vào những ngày đó, em có cảm xúc như thế nào?

Đoạn văn về một ngày tết hoặc lễ hội ở địa phương em - Mẫu 1

Hằng năm, lễ hội đấu vật của quê em được tổ chức vào tháng Giêng âm lịch. Em đã có dịp xem trận đấu chung kết. Đầu tiên, hai đô vật bước lên chào hỏi khán giả. Mỗi đô vật đeo một sợi dây có màu sắc khác nhau ở tay để phân biệt. Khi trọng tài thổi còi ra hiệu trận đấu bắt đầu. Cả hai đô vật cúi người, nắm vào bắp tay của nhau tạo thành thế đấu vật. Tiếng trống vang lên rộn ràng. Hai đô vật liên tục di chuyển để thăm dò đối phương. Khán giả xung quanh hò reo cổ vũ rất nhiệt tình. Bỗng nhiên, đô vật khăn đỏ nắm lấy chân và tìm cách quật ngã đô vật khăn xanh. Đô vật khăn xanh ngã xuống đất. Trọng tài bắt đầu đếm ngược. Cuối cùng, đô vật khăn xanh không đứng lên được. Những tiếng vỗ tay chúc mừng vang lên. Trận đấu diễn ra thật hấp dẫn.

Đoạn văn về một ngày tết hoặc lễ hội ở địa phương em - Mẫu 2

Hôm nay là ngày 15 tháng 8, Tết Trung Thu. Khi vừa nghe tiếng trống dồn dập, em vội xách đèn lồng ra nhập vào đoàn quân tí hon tiến về bãi cỏ rộng đầu xóm rồi quây thành vòng tròn quanh bãi. Sau lời tuyên bố của chị phụ trách, chúng em xếp thành hàng dài đi vòng quanh xóm, đi đầu là hai con rồng. Đàn rước đèn đèn đi đến đâu, tiếng trống vang lên đến đó, làm cả xóm náo nhiệt lên như ngày hội lớn. Đi được một vòng, chúng em quay lại bãi cỏ để chuẩn bị phá cỗ. Tiết mục phá cỗ cũng không kém phần vui vẻ như khi rước đèn. Chúng em vừa ăn bánh kẹo, hoa quả, vừa tiến hành văn nghệ. Khi ông trăng đã lên cao, chúng em mới ra về. Ngày hội đó đã để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quên.

Đoạn văn về một ngày tết hoặc lễ hội ở địa phương em - Mẫu 3

Vào mồng năm tháng giêng hàng năm, hội Gò Đống Đa bắt đầu diễn ra. Hội tổ chức tại Gò Đống Đa. Mọi người đi xem rất đông, ai cũng muốn xem tượng đài Quang Trung. Hội bắt đầu bằng hoạt động tưởng nhớ tới anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ. Hội có những trò chơi như: chơi cờ, đánh đu, chọi gà,… Khi hội kết thúc, em vẫn thấy nuối tiếc và nhớ tới vị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Em sẽ học thật giỏi để phục vụ đất nước. Hội Gò Đống Đa đã để lại ấn tượng thật sâu sắc cho em.

Đoạn văn về một ngày tết hoặc lễ hội ở địa phương em - Mẫu 4

Hội đua thuyền trên sông ở quê em được tổ chức vào đầu xuân năm ngoái. Hôm ấy, bầu trời quang đãng. Trăm hoa đua nhau nở rộ dưới nắng trời ấm áp. Mọi người đi xem hội rất đông. Hai bên bờ sông Trà Giang thật nhộn nhịp. Ai cũng háo hức chờ đợi cuộc đua. Những chiếc thuyền đua được trang trí rất đẹp, thuyền nào cũng cắm cờ. Các vận động viên trên thuyền là những chàng trai khỏe mạnh, vạm vỡ và nhanh nhẹn. Khi nghe hiệu lệnh thổi còi của ban tổ chức, mọi người đều hướng mắt ra phía trước. Khi nhận được khẩu lệnh “bắt đầu”, những chiếc thuyền hối hả tiến nhanh, các tay đua thoăn thoắt, không ngừng nghỉ. Nước bắn tung tóe, tiếng trống giục “Tùng! Tùng! Tùng” vang dội. Khán giả cổ vũ bằng những tràng pháo tay rộn rã. Tiếng cười, tiếng nói cùng tiếng gọi nhau í ới đã làm cho khung cảnh ngày hội thật náo nhiệt.

Đoạn văn về một ngày tết hoặc lễ hội ở địa phương em - Mẫu 5

Năm nào cũng vậy, cứ vào ngày 16 tháng Giêng là quê em lại tổ chức hội đua thuyền. Dòng sông uốn lượn như một dải lụa đào. Hai bên sông những chùm bóng bay, băng rôn, khẩu hiệu được trang hoàng rực rỡ. Mở đầu là phần tế lễ ở đình làng. Các bô lão dâng hương và lễ vật để tế Thành Hoàng làng. Nghi lễ diễn ra trang trọng trong khói hương nghi ngút. Tiếp theo là hội đua thuyền. Trên sông là hàng chục chiếc thuyền đua nhau nằm chờ ở điểm xuất phát. Mỗi thuyền có mười chàng trai khỏe mạnh sẵn sàng trong tư thế chèo thuyền. Họ mặc những bộ đồng phục thật đẹp với màu sắc của mỗi đội khác nhau. Những cánh tay lực lưỡng, vững chãi cầm chắc mái chèo. Khi tiếng còi báo hiệu cuộc đua bắt đầu, những con thuyền lao nhanh vun vút về phía đích. Hai bên bờ sông người đứng chen nhau cổ vũ cho hội đua. Tiếng hò reo xen lẫn tiếng trống, tiếng chiêng tiếng vỗ tay vang động cả một khúc sông. Những chiếc thuyền về đích trước tiên đều được khán giả tặng hoa chúc mừng. Em mong năm nào cũng được về quê chơi để lại được chứng kiến lễ hội đua thuyền truyền thống ở quê hương em.

Đoạn văn về một ngày tết hoặc lễ hội ở địa phương em - Mẫu 6

Ngày 17/1 âm lịch hàng năm tại làng Nam Tràng, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình quê em lại tổ chức Hội chọi gà Ngũ Xã.

Trận đấu gà chọi nảy lửa thu hút đông đảo những cao thủ chơi gà chọi từ nhiều vùng miền tới tranh tài. Những sân đấu gà được quây tròn thành nhiều điểm trong hội Ngũ Xã. Bên cạnh mỗi sới gà luôn có một chiếc đồng hồ để theo dõi. Cuộc đấu bắt đầu với màn đấu của hai chú gà trống. Hai chú gà lao vào nhau chiến đấu rất hăng chiến, tung cánh bay lên cho đối thủ những đòn cước mạnh mẽ, nhanh như cắt. Sau một hồi đấu, chú gà mang số 01 đã giành chiến thắng.

Em rất thích xem các trận đấu gà vì đây là dịp để những người mê gà, có tinh thần thượng võ giao lưu, học hỏi kinh nghiệm luyện gà; là dịp để những chú gà chọi phô diễn khả năng.

Đoạn văn về một ngày tết hoặc lễ hội ở địa phương em - Mẫu 7

Đêm nay lại là một đêm Trung thu nữa, từ sớm mẹ em đã chuẩn bị một mâm ngũ quả gồm chuối, bưởi, táo, quýt, hồng, dưa hấu được chăm chút, cắt tỉa rất đẹp mắt, chập tối mẹ đưa mâm ngũ quả và bánh trung thu lên bàn thờ thắp hương. Em xin phép mẹ được cùng các bạn trong xóm đi rước đèn, đèn lồng của em là đèn hình ngôi sao được trang trí bằng giấy kính màu rất đẹp mắt, trong tiếng nhạc rộn ràng chúng em cùng nhau hát vang bài hát “Rước đèn Trung thu”. Trăng hôm nay thật tròn và đẹp, nhìn từ xa trông cứ như một chiếc bánh đa lớn được nướng vàng, ánh trăng màu vàng nhạt chiếu xuống làm cho những chiếc đèn lồng lung linh, rực rỡ hơn hẳn. Cuối làng có một đội múa lân về biểu diễn, hai con lân màu vàng óng ánh đang ra sức nhảy múa theo tiếng trống, chúng em xếp thành vòng tròn vừa xem vừa vỗ tay theo nhịp trống, không khí thật náo nhiệt. Rước đèn xong chúng em vội về nhà để phá cỗ, mẹ em hạ mâm ngũ quả xuống, bố em dùng dao cắt hai chiếc bánh, một cái là bánh dẻo, cái còn lại là nhân thập cẩm, em bưng lên đĩa hạt dưa, cùng đĩa mứt gừng. Cả nhà ngồi quây quần bên nhau vừa ăn bánh vừa nghe bố em kể chuyện tết Trung thu thời nhỏ của bố mẹ. Tết Trung thu năm nay thật vui vẻ, em hi vọng vào những năm sau nữa, gia đình em vẫn luôn có những cái tết đoàn viên ấm áp như này.

Đoạn văn về một ngày tết hoặc lễ hội ở địa phương em - Mẫu 8

Trong một năm thì có rất nhiều ngày lễ. Mỗi ngày lễ lại gắn liền với những ý nghĩa khác nhau. Ở Việt Nam, một trong những ngày lễ mà trẻ con yêu thích nhất đó là lễ hội Trung thu. Mỗi dịp mùa thu về, ai cũng háo hức chờ đón ngày được rước đèn ông sao. Trung thu là lễ hội truyền thống lâu đời của dân tộc. Nó diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hằng năm. Đó là dịp con cháu quây quần bên gia đình, cùng nhâm nhi món bánh Trung thu ngọt ngào và thưởng thức vẻ đẹp của trăng rằm dưới một bầu không khí trong lành, thoáng mát của những ngày cuối thu. Hình như, trăng rằm tháng 8 là trăng to nhất, tròn nhất và tỏa sáng nhất trong mười hai tháng của một năm. Ánh trăng hắt xuống từng mảnh sân, xuống những con đường và trăng hòa chung niềm vui với con người. Những ngày trước đêm Trung thu, các bạn nhỏ lại hồ hởi và vui mừng vì được ba mẹ dẫn đi mua đèn lồng, đèn ông sao. Ở những khu chợ bày rất nhiều các loại đèn khác nhau. Chúng đa dạng cả về màu sắc và hình dáng. Có những chiếc đèn hình búp bê ngộ nghĩnh hay hình thỏ, hình bươm bướm dành cho các bạn nữ. Lại có cả những chiếc đèn hình siêu nhân hay ô tô phần các bạn nam. Chúng được làm bằng những màu sắc rực rỡ và bắt mắt. Chỉ cần một hai viên pin là chúng sẽ phát ra những ánh sáng đủ màu sắc và còn có cả những bản nhạc vui nhộn. Chỉ cần nhìn thấy thôi, đứa trẻ nào cũng mong muốn có được một vài chiếc để đi chơi Trung thu.

Đoạn văn về một ngày tết hoặc lễ hội ở địa phương em - Mẫu 9

Năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp Tết Nguyên đán là em lại được theo mẹ về quê ngoại để xem hội thi nấu cơm mừng lúa mới.

Trên sân đình, người từ khắp nơi đổ về xem hội rất đông. Mọi người đều mặc đồ mới, lịch sự và sạch đẹp. Biểu ngữ "Chào Xuân mới - Vui mùa lúa mới" treo ở cổng đình màu đỏ thắm chào đón mọi người. Hội được khai mạc bằng lễ dâng hương và văn nghệ có chủ đề về nghề nông. Bà con nông dân diễn kịch, mặt mũi phấn son rất hài hước. Dân làng diễn vở kịch trồng cây lúa nước để tưởng nhớ Thần Nông. Ngày hôm sau, dân làng tổ chức hội thi nấu cơm. Mỗi đội nấu cơm có ba người, xúm xít nấu nồi cơm bé tẹo sao cho chín thơm ngon trong ba hồi trống thúc. Bà con xem hội hò reo cổ vũ. Không khí ngày hội thật náo nức.

Ngày Tết, được đi chơi đã vui, được dự hội thi nấu cơm sôi động còn vui hơn. Em yêu biết bao nhiêu cánh đồng xuân đang bước vào mùa gặt hái.

Đoạn văn về một ngày tết hoặc lễ hội ở địa phương em - Mẫu 10

Quê gốc tôi vốn ở Hà Nội, nơi đây có rất nhiều lễ hội nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến lễ hội chùa Hương. Chùa Hương là một tập hợp các kiến trúc đền đài, hang động, rừng núi phối hợp với nhau tạo nên một cảnh sắc kết hợp giữa nhân tạo và tự nhiên đầy tinh tế. Cứ mỗi độ tết đến xuân về là hàng nghìn phật tử, du khách từ khắp mọi miền đất nước lại nô nức tìm về đây dự hội. Cũng như nhiều lễ hội khác, lễ hội chùa Hương gồm có phần lễ và phần hội, phần lễ được thực hiện khá đơn giản, người đi hội lần lượt dâng những mâm hương đèn, hoa quả và đồ chay đầy ắp, rồi thành kính khấn vái, mọi người đều quan niệm rằng phần lễ có nhiều thì mới tỏ được hết tấm lòng thành kính của bản thân. Những ngày này, thỉnh thoảng các sư mới đến tụng kinh niệm phật khoảng nửa giờ, không khí rất yên tĩnh, trang nghiêm, khắp nơi đều thoang thoảng mùi thơm của nhang khói, làm cho ngày hội thêm phần linh thiêng, thanh tịnh. Phần hội thì vui hơn nhiều, mọi người chèo thuyền vãn cảnh chùa, cảnh động, tiếp đến là hành trình leo núi, ngắm cảnh sắc thiên nhiên nơi đất Phật, tâm hồn mỗi người như được hưởng làn gió mới, thoải mái, tịnh tâm, lại càng tin yêu cuộc sống. Trong những ngày diễn ra lễ, chùa Hương lúc nào cũng đông vui, tấp nập, khắp các đền miếu, nhang khói tỏa ra nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm lên cảnh vật. Đây là một nét đẹp văn hóa đặc sắc của dân tộc – tín ngưỡng Phật giáo, hướng con người đến chữ thiện, chữ nhẫn, mang đậm tính nhân văn, cần được giữ gìn và phát huy hơn nữa.

Đoạn văn về một ngày tết hoặc lễ hội ở địa phương em - Mẫu 11

Lễ hội đua thuyền là lễ hội cổ truyền, đã có từ lâu đời và đã thấm sau vào hồn mỗi người dân đất Việt. Mùa xuân vừa rồi, làng em đã tổ chức lễ hội đua thuyền. Trước khi lễ hội bắt đầu, ai cũng náo nức, hồi hộp mong chờ xem năm nay đội nào sẽ trở thành nhà vô địch. Và rồi, khi lễ hội diễn ra, em nhìn thấy ở dưới sông, có rất nhiều những chiếc thuyền với đủ màu sắc. Còn những người chèo thuyền thì khoác trên mình những trang phục thi đấu cũng rất đẹp, rất bắt mắt: có những trang phục màu nâu viền vàng nhạt, có trang phục màu xanh viền đỏ… Lúc ấy, lễ hội cứ như một bức tranh tràn đầy những sắc màu. Khi bắt đầu bước vào cuộc thi đấu, đội nào cũng ra sức, cố gắng chèo thuyền và hi vọng mình sẽ trở thành người chiến thắng. Lúc ấy, gương mặt ai cũng rất tập trung. Còn những người đứng trên bờ thì reo hò, cổ vũ cùng tiếng trống kêu rộn rã cứ như một bản nhạc về mùa xuân. Cuộc đua kết thúc với phần chiến thắng của đội xóm Đông. Lễ hội đua thuyền không chỉ là nét đẹp văn hóa của người Việt, là tâm hồn dân tộc mà nó còn trở thành nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn của bao nghệ sĩ. Em rất thích lễ hội đua thuyền và mong khi lớn lên, em cũng sẽ trở thành người vô địch.

Đoạn văn về một ngày tết hoặc lễ hội ở địa phương em - Mẫu 12

Mùa xuân về với những cơn mưa phùn nhè nhẹ, với những tia nắng mới ấm áp, với bao cánh đào, cánh mai bung xòe rực rỡ và với không khí lễ hội tưng bừng khắp mọi nẻo đất nước. Năm nay, thủ đô Hà Nội tổ chức lễ hội đua thuyền ở Hồ Tây.

Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 9 tháng Giêng Âm lịch, nhằm tạo không khí xuân vui tươi và nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng. Lễ khai mạc diễn ra với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc và tiếng trống khai xuân rộn vang. Trên sông, hai mươi bảy chiếc chiếc thuyền rồng được trang trí những viền vàng đỏ hoặc vàng xanh xen kẽ rực rỡ. Họ còn cắm lá cờ bảy sắc ở đuôi thuyền. Mỗi thuyền mặc một bộ đồng phục khác nhau và khoác chiếc áo phao màu cam bên ngoài. Những người tham gia đua tươi cười, sẵn sàng tham gia cuộc đua.

Khi tiếng trống vang lên ra hiệu cuộc đua bắt đầu, những người đua thuyền vung tay chèo lái. Mái chèo quẫy tung mặt nước. Ven hồ, những khán giả hò reo cổ vũ. Những hàng liễu, hàng hoa sữa hay bằng lăng ở đó cũng ngả mình theo gió như biết trận đua đang diễn ra tưng bừng. Gió trên hồ khá lớn, làm lá cờ tung bay phấp phới. Những hồi trống vang lên không dứt để tiếp thêm sức mạnh cho các đội người đua thuyền. Mọi người hò hét chúc mừng đội đua đã vô địch.

Em cảm thấy lễ hội đua thuyền hôm đó rất vui, hào hứng và cuồng nhiệt. Quả thực, lễ hội truyền thống luôn để lại cho thế hệ chúng em những hiểu biết quý báu. Em hi vọng mùa xuân năm sau sẽ lại được xem lễ hội này.

Đoạn văn về một ngày tết hoặc lễ hội ở địa phương em - Mẫu 13

Khi những chiếc đèn lồng đủ màu sắc bắt đầu xuất hiện trên từng con phố và những tiếng hát rộn ràng vang lên khắp nơi, em biết rằng một mùa Trung Thu nữa đã về. Đó là một dịp đặc biệt đối với những đứa trẻ như em, khi niềm vui không chỉ đến từ món quà mà còn từ những kỷ niệm về một đêm rước đèn đầy ắp tiếng cười. Vào đêm Trung Thu, các em trong xóm cùng nhau rước đèn lồng qua những con đường làng, khoe những chiếc đèn lồng đủ hình thù như con cá, ngôi sao, con bướm. Sau đó, chúng em cùng nhau thưởng thức bánh nướng, bánh dẻo, chè trôi nước, và các loại trái cây thơm ngon. Trung Thu không chỉ là dịp để trẻ con vui chơi mà còn là lúc để mọi người trong gia đình quây quần, thưởng thức những món ăn ngon, trò chuyện vui vẻ. Đặc biệt, câu chuyện về Chị Hằng, chú Cuội lại càng làm cho đêm Trung Thu thêm phần kỳ diệu.

Đoạn văn về một ngày tết hoặc lễ hội ở địa phương em - Mẫu 14

Mỗi năm, khi những ngày đầu xuân khởi sắc, những bước chân của người dân lại nô nức hướng về ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng, nơi được coi là biểu tượng của sự cầu mong may mắn và bình an. Lễ hội Chùa Hương đã từ lâu trở thành một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của dân tộc, thu hút hàng triệu người tham gia. Cả gia đình em đều đi lễ hội này vào dịp Tết. Để đến được chùa, chúng em phải đi thuyền trên dòng suối Yến, qua những ngọn núi đá vôi xanh mướt, nhìn cảnh vật thiên nhiên xung quanh thật yên bình. Khi đến chùa, không khí ở đây rất thanh tịnh, trang nghiêm, khiến lòng người thêm phần thanh thản. Ngoài việc dâng hương cầu may, lễ hội còn có những hoạt động vui chơi như đua thuyền, hát quan họ, tạo nên một không gian sôi động và hứng khởi. Lễ hội Chùa Hương là một dịp tuyệt vời để mọi người chiêm bái, cầu nguyện và tìm về với bản sắc văn hóa dân tộc.

Đoạn văn về một ngày tết hoặc lễ hội ở địa phương em - Mẫu 15

Cứ mỗi dịp mùng 6 tháng Giêng, khi những cánh đào còn e ấp trong nắng sớm, làng Sóc lại náo nức chuẩn bị cho một lễ hội đặc biệt. Lễ hội Gióng không chỉ là dịp để tưởng nhớ anh hùng dân tộc, mà còn là thời khắc linh thiêng để mọi người tưởng nhớ về công lao của ông cha trong việc gìn giữ bờ cõi. Em và gia đình thường tham gia lễ hội này, và mỗi năm đều mang lại những cảm xúc mới mẻ. Lễ hội bắt đầu với những nghi lễ dâng hương, rước kiệu, được tổ chức rất trang trọng. Sau đó là những hoạt động vui chơi đặc sắc, như đua thuyền, múa sư tử, và các trò chơi dân gian khác. Mỗi lần tham gia lễ hội Gióng, em lại cảm thấy tự hào về lịch sử của dân tộc và về những anh hùng đã hi sinh vì đất nước.

Đoạn văn về một ngày tết hoặc lễ hội ở địa phương em - Mẫu 16

Khi những ngọn đèn lồng rực rỡ bắt đầu thắp sáng khắp con phố cổ kính, người dân Hội An lại chuẩn bị đón chào một mùa Tết Nguyên Đán trong không khí đầm ấm và tươi mới. Chắc chắn rằng, trong không gian thanh bình ấy, mỗi người dân đều cảm nhận được một Tết rất riêng của phố Hội. Tết ở Hội An mang vẻ đẹp cổ kính, nhưng không thiếu sự tươi mới với những sắc màu của hoa, của đèn lồng và những mâm cỗ đặc trưng. Mọi người ở đây đều mặc áo dài truyền thống, đi chúc Tết bà con, bạn bè, và thăm những ngôi chùa cổ để cầu mong sự bình an, may mắn cho năm mới. Đặc biệt, vào đêm giao thừa, người dân thường thả đèn hoa đăng trên sông Hoài, tạo nên một cảnh tượng lung linh và huyền bí. Tết ở Hội An không chỉ là một dịp vui chơi, mà còn là thời gian để mọi người tỏ lòng biết ơn với tổ tiên và trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
612
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
16 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Đạt Phạm
    Đạt Phạm

    Mấy mẫu hơi dài 

    Thích Phản hồi 20/03/24
    • Minh Nhật
      Minh Nhật

      Hay ạ 🥰

      Thích Phản hồi 27/03/24
      • Loan Lê
        Loan Lê

        🤣🥰🤥🤗😎🧐😇hay ạ 😁

        Thích Phản hồi 20:33 17/05
        • Loan Lê
          Loan Lê

          hay lắm nhưng mà hơi hơi dài một chút?

          Thích Phản hồi 20:36 17/05
          • Loan Lê
            Loan Lê

            🥰hay cực luôn ế


            Thích Phản hồi 20:37 17/05
            • Nhứt Nguyễn
              Nhứt Nguyễn

              Làm ở Cần Thơ đi ạ

              Thích Phản hồi 18:25 19/12
              • Đỗ Thu Huyền
                Đỗ Thu Huyền

                hay🤯🤓🤪🤩😘


                Thích Phản hồi 21:38 09/02
                • Phuong Phuong
                  Phuong Phuong

                  Hay như mà dài 

                  Thích Phản hồi 20:59 20/03
                  • Gia Hưng
                    Gia Hưng

                    hay

                    Thích Phản hồi 16:14 21/03
                    • Tâm Lê Khánh
                      Tâm Lê Khánh

                      càng dài càng tốt😍

                      Thích Phản hồi 09:53 22/03
                      🖼️

                      Gợi ý cho bạn

                      Xem thêm
                      🖼️

                      Tập làm văn lớp 3 Cánh diều

                      Xem thêm
                      Chia sẻ
                      Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
                      Mã QR Code
                      Đóng