Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Viết đoạn văn hoặc bài thơ ngắn về các chiến sĩ nhỏ trong bài đọc Ở lại với chiến khu

Top 5 Đoạn văn hoặc bài thơ ngắn về các chiến sĩ nhỏ trong bài đọc Ở lại với chiến khu

Văn mẫu lớp 3: Viết đoạn văn hoặc bài thơ ngắn về các chiến sĩ nhỏ trong bài đọc Ở lại với chiến khu bao gồm các bài văn mẫu hay và chọn lọc cho các em học sinh tham khảo, luyện tập kỹ năng viết văn kể chuyện lớp 3, chuẩn bị cho bài thi học kì 2 lớp 3. Mời các em cùng tham khảo chi tiết các bài văn lớp 3 sau đây.

Gợi ý:

- Câu chuyện Ở lại với chiến khu diễn ra vào thời gian nào?

- Vì sao trung đoàn cho phép các chiến sĩ nhỏ rời chiến khu, về với gia đình?

- Các chiến sĩ trả lời trung đoàn trưởng như thế nào?

- Em có cảm xúc gì khi đọc những lời nói tha thiết của các chiến sĩ?

- Đoạn cuối của câu chuyện đem lại cho em cảm xúc gì?

Đoạn văn hoặc bài thơ ngắn về các chiến sĩ nhỏ trong bài đọc Ở lại với chiến khu - Mẫu 1

Câu chuyện Ở lại với chiến khu diễn ra vào thời điểm kháng chiến ác liệt, căng thẳng. Hoàn cảnh ở chiến khu vô cùng vất vả, gian khổ. Trung đoàn trưởng lo lắng các chiến sĩ còn nhỏ tuổi, không chịu được gian khổ nên cho phép các em trở về với gia đình. Các chiến sĩ đều sẵn sàng ở lại chiến khu, những lời nói ngây thơ nhưng đầy tha thiết, dũng cảm và quyết tâm. Em rất xúc động trước tình cảm của các chiến sĩ nhỏ dành cho chiến khu. Khi tất cả các chiến sĩ đồng thành cất tiếng hát, em cảm thấy vô cùng cảm động và tự hào.

Đoạn văn hoặc bài thơ ngắn về các chiến sĩ nhỏ trong bài đọc Ở lại với chiến khu - Mẫu 2

Câu chuyện Ở lại với chiến khu diễn ra trong bối cảnh đầy ác liệt, căng thẳng của cuộc kháng chiến chống Pháp. Tình cảm, ý chí của các chiến sĩ nhỏ tuổi tham gia Vệ quốc quân đã khiến người đọc xúc động. Dù hoàn cảnh ở chiến khu vô cùng vất vả và gian khổ, nhưng các em vẫn quyết tâm và mong muốn được ở lại, ngững lời nói ngây thơ của các chiến sĩ nhỏ làm cho trung đoàn trưởng rất cảm động. Nhưng ông không nỡ để các em phải chịu đựng gian khổ quá sức mình. Cuối cùng các chiến sĩ trẻ rất can đảm và đoàn kết, họ cùng nhau hát lên ca khúc "Ở lại với chiến khu", khiến trung đoàn trưởng hứa sẽ báo cáo cho cấp trên và xem xét lại quyết định. Em rất xúc động, khâm phục trước tình cảm của các chiến sĩ dành cho chiến khu, cho cách mạng.

Đoạn văn hoặc bài thơ ngắn về các chiến sĩ nhỏ trong bài đọc Ở lại với chiến khu - Mẫu 3

Câu chuyện "Ở lại với chiến khu" diễn ra trong bối cảnh đầy ác liệt, căng thẳng của cuộc kháng chiến chống Pháp. Tại đó, một đội vệ quốc quân đã phải rời khỏi khu vực đang bảo vệ và chuyển đến một khu vực khác. Tuy nhiên, có một nhóm các chiến sĩ nhỏ tuổi đã quyết định ở lại với chiến khu, với niềm đam mê và tình yêu thương đối với cách mạng, và họ đã thuyết phục được trung đoàn trưởng để được ở lại. Dù hoàn cảnh ở chiến khu vô cùng vất vả và gian khổ, những lời nói ngây thơ của các chiến sĩ nhỏ đã làm cho trung đoàn trưởng cảm động. Ông không nỡ để các em phải chịu đựng gian khổ quá sức mình, nhưng cũng không muốn làm tổn thương đến tình cảm và ý chí kiên cường của các em. Cuối cùng, các chiến sĩ trẻ đã quyết định ở lại và cùng nhau hát lên ca khúc "Ở lại với chiến khu". Hành động của các em khiến trung đoàn trưởng hứa sẽ báo cáo cho cấp trên và xem xét lại quyết định. Câu chuyện này khiến người đọc cảm thấy xúc động và khâm phục trước tình cảm của các chiến sĩ dành cho chiến khu và cho cách mạng. Tình cảm và ý chí kiên cường của các em đã làm cho người đọc cảm nhận được sự quyết tâm và sự hy sinh của những người lính trẻ tuổi, đồng thời thể hiện được lòng yêu nước và tình cảm đối với đất nước. Tác phẩm đã khắc họa hình ảnh các chiến sĩ trẻ, những người đáng quý và đáng ngưỡng mộ trong cuộc chiến vì độc lập tự do của dân tộc.

Đoạn văn hoặc bài thơ ngắn về các chiến sĩ nhỏ trong bài đọc Ở lại với chiến khu - Mẫu 4

Đoạn trích lấy từ truyện Tuổi thơ dữ dội. Đây là câu chuyện kể về đội thiếu niên tham gia Vệ quốc quân thời kháng chiến chống Pháp (Đội Thiếu niên trinh sát Trung đoàn Trần Cao Vân, thành phố Huế). Chính nhà văn Phùng Quán, người viết truyện này là một trong những chiến sĩ Vệ quốc quân nhỏ tuổi ấy. Phùng Quán (1932 – 1995), người Huế, 13 tuổi tham gia Vệ quốc quân, làm chiến sĩ trinh sát Trung đoàn 101 (trước đó gọi là Trung đoàn Trần Cao Vân).

Đoạn truyện kể một tình tiết ở chiến khu, vào lúc quân ta ở vào tình trạng quá gian khổ, và tương lai còn có thể gian khổ hơn, trung đoàn trưởng phải tính đến việc đưa các em trở về với gia đình. Chi tiết trung đoàn trưởng bước vào lán, nhìn cả đội một lượt, rồi lại ngồi yên lặng một lúc lâu, cho thấy điều ông chuẩn bị nói là một điều hệ trọng và khó nói. Ông biết sự gan góc của các chiến sĩ nhỏ tuổi, nhưng ông cũng không nỡ để các em phải chịu đựng quá sức mình.

Về phía các em, lời nói của trung đoàn trưởng lại gây ra một sự bất ngờ quá lớn khiến các em lặng đi, cổ họng nghẹn lại. Bởi vì khi từ giã nhà lên chiến khu các em đã xác định chiến đấu vì Tổ quốc, “ra đi thà chết không lui”. Trong hoàn cảnh khó khăn này, các em một lần nữa thể hiện quyết tâm: “thà chết trên chiến khu còn hơn về ở lộn với tụi Tây” ; “chúng em ăn ít cũng được”. Đó là những câu nói rất hồn nhiên tự đáy lòng, nhưng cũng thể hiện một ý chí mãnh liệt, khiến trung đoàn trưởng cảm động trào nước mắt.

Trước những tấm lòng trong sáng vì Tổ quốc như thế, trung đoàn trưởng khó có thể từ chối, nhưng cũng không dám nhận lời ngay mà hứa sẽ báo cáo với trung đoàn (nghĩa là vẫn phải cân nhắc thêm).

Như để củng cố thêm những lời vừa nói, các em đồng thanh hát bài Đoàn Vệ quốc quân, tiếng hát ấy “bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối”. Tình yêu Tổ quốc mãnh liệt là sức mạnh phi thường khiến cho các chiến sĩ nhỏ tuổi có thể vượt qua tất cả gian lao của đời chiến sĩ.

Đoạn văn hoặc bài thơ ngắn về các chiến sĩ nhỏ trong bài đọc Ở lại với chiến khu - Mẫu 5

Một đoạn trích trong truyện Tuổi thơ dữ dội. Đây là câu chuyện về một đội thanh niên Đội Thiếu niên Trinh sát Trung đoàn Trần Cao Vân, Thành phố Huế tham gia Vệ quốc đoàn trong thời kỳ Kháng chiến chống Pháp. Nhà văn Hùng Quân, người viết câu chuyện này, là một trong những chiến sĩ Vệ quốc đoàn trẻ tuổi. Phùng Quán là công dân Huế, 13 tuổi, tham gia Vệ quốc đoàn và là lính Hướng đạo sinh Trung đoàn 101 tiền thân là Trung đoàn Trần Cao Vân. Câu chuyện kể lại một tình tiết trong chiến khu. Vào thời điểm quân đội ta đã khó khăn lại càng khó khăn hơn trong tương lai, thì người chỉ huy trung đoàn phải tính đến chuyện trả các cháu về với gia đình. Chi tiết Trung đoàn trưởng vào chòi, nhìn thấy cả lực lượng một lượt rồi ngồi im hồi lâu cho thấy ý ông muốn nói là quan trọng và khó nói. Anh biết sự dũng cảm của những người lính trẻ, nhưng anh không nỡ lòng dày vò họ vượt quá sức của họ. Những đứa trẻ im lặng trước lời nói của người chỉ huy. Khi rời quê hương ra chiến trường, họ quyết chiến đấu vì quê hương, nên “thà chết chứ không rút lui”. "Chúng ta có thể ăn ít hơn." Đó là lời nói hết sức hồn nhiên từ tận đáy lòng, nhưng cũng là ý chí sắt đá khiến người trung đoàn trưởng rơi nước mắt. Trước tấm lòng trong sáng đối với Tổ quốc như vậy, trung đoàn trưởng khó có thể từ chối, nhưng ông không dám đồng ý ngay và hứa sẽ báo cáo với trung đoàn (điều đó cần được xem xét thêm). Như để củng cố lời nói, các em cùng nhau hát vang bài hát "Đoàn vệ quốc quân", bài hát bùng lên như ngọn lửa sáng trong đêm tối lạnh giá trong rừng ''. Tình yêu quê hương mãnh liệt là nghị lực phi thường giúp người lính trẻ có thể vượt qua mọi khó khăn của cuộc đời quân ngũ.

--------------------------------------------------

Ngoài tài liệu bài Viết đoạn văn hoặc bài thơ ngắn về các chiến sĩ nhỏ trong bài đọc Ở lại với chiến khu môn Tiếng Việt lớp 3 trên, các em học sinh có thể tham khảo thêm Trắc nghiệm Tiếng Việt 3.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
275
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tập làm văn lớp 3 Cánh diều

    Xem thêm