Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Viết một đoạn văn giới thiệu về một nét văn hóa đặc sắc của một dân tộc trên thế giới

Viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) giới thiệu về một nét văn hóa đặc sắc của một dân tộc trên thế giới là câu hỏi phần Vận dụng 1 trang 15 GDCD 8 Kết nối tri thức bài 2. Dưới đây là câu hỏi chi tiết và hướng dẫn trả lời, mời các bạn tham khảo.

Đoạn văn (khoảng 200 từ) giới thiệu về một nét văn hóa đặc sắc của Việt Nam

Giới thiệu về Nghi lễ cấp sắc của người Dao ở Việt Nam

Người Dao ở Sơn La (Việt Nam) còn bảo tồn nhiều phong tục tập quán truyền thống, đặc biệt là các nghi lễ chu kỳ đời người, trong đó có lễ cấp sắc. Lễ cấp sắc là nghi lễ quan trọng, công nhận sự trưởng thành đối với người đàn ông ở tất cả các ngành Dao. Trong lễ cấp sắc, người thụ lễ được đặt pháp danh (tên âm). Sau khi trải qua nghi lễ này, người đàn ông Dao được công nhận là con cháu Bàn Vương, được trao quyền làm thầy, được cấp âm binh và được thờ cúng tổ tiên.

Theo tiếng địa phương, cấp sắc được gọi là quá tang hay quá tăng. Ngoài ra còn có các tên gọi khác như: say cháy, chay thầy xấy hay phùn voòng,…

Lễ cấp sắc thường tổ chức cho con trai từ 10 tuổi trở lên và thực hiện vào thời gian nông nhàn. Để chuẩn bị lễ cấp sắc, gia đình phải nuôi lợn, tích lương thực, thực phẩm, vàng mã và các thứ khác để làm lễ và cỗ mời bà con, họ hàng...

Lễ cấp sắc của các ngành Dao thực hiện một số nghi lễ, như: lễ nhận thầy; lập ban thờ mới; mời thần linh nhà thầy cúng đi làm lễ; mời thần linh, tổ tiên nhà người được cấp sắc về làm lễ; lễ cấp đèn; lễ đặt tên; lễ dạy làm thầy/truyền phép…Tuy nhiên, mỗi ngành Dao lại có những khác biệt riêng.

Lễ cấp sắc là một trong những nghi lễ độc đáo và được lưu truyền từ nhiều đời nay trong cộng đồng dân tộc Dao. Trong lễ cấp sắc, người được cấp sắc và những người tham dự có thể hiểu hơn về lịch sử, cội nguồn của mình từ những bài cúng, tích truyện mà thầy cúng đọc, từ đó, nâng cao ý thức bảo tồn những phong tục, tập quán tốt đẹp của người Dao. Lễ cấp sắc phản ánh đời sống tinh thần phong phú của người Dao, thể hiện qua các điệu múa, hát đối đáp - páo dung, tranh vẽ, hình cắt giấy… Lễ cấp sắc có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần, tín ngưỡng của đồng bào Dao, giúp họ có thêm sức mạnh tinh thần vượt qua khó khăn trong cuộc sống, hướng tới điều tốt đẹp trong tương lai. Lễ cấp sắc hướng người đàn ông Dao cũng như các thành viên trong cộng đồng biết tôn sư trọng đạo, kính trọng cha mẹ, luôn làm điều thiện.

Ghi nhận giá trị tiêu biểu của di sản, Lễ cấp sắc của người Dao ở Sơn La được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Đoạn văn (khoảng 200 từ) giới thiệu về một nét văn hóa đặc sắc của Trung Quốc

Trung Quốc một đất nước có nền văn hóa lâu đời nhất nhì thế giới và mang đậm bản sắc văn hóa. Trung Quốc bao gồm 56 dân tộc trong đó người Hán chiếm khoảng 91,51% tổng dân số. Nền ẩm thực văn hóa Trung Hoa rất đặc sắc, độc đáo bởi sự kết hợp giữa sắc, vị, hương và cách thức trình bày món ăn. Các món ăn từ cá đều được làm nguyên con hay gà chặt miếng rồi xếp đầy đủ lên đĩa… món ăn phải có màu sắc và hương vị hấp dẫn say lòng thực khách. Ẩm thực Trung Hoa là cái nôi của nhiều trường phái ẩm thực, dẫn đến hình thành các miền văn hóa ẩm thực đất nước Trung Hoa: Ẩm thực Tứ Xuyên, Sơn Động, Chiết Giang, Quảng Đông, An Huy, Hồ Nam, Giang Tô và Phúc Kiến. Uống trà, trồng trà, thưởng thức trà đều có nguồn gốc từ đất nước Trung Hoa - đây là cái nôi của trà đạo. Thưởng thức trà luôn là một thói quen không thể thiếu trong sinh hoạt người Trung Hoa. Đặc biệt không thể không nhắc đến võ thuật Trung Quốc. Võ thuật Trung Hoa là tên gọi chung của khí công và võ thuật Trung Quốc do người Trung Hoa sáng tạo nên. Tranh Trung Hoa cũng là một nét nổi bật, đây là hình thức hội họa truyền thống của dân tộc Hán. Những bức tranh này được vẽ nên lụa hoặc giấy và chỉ dùng bút lông chấm nước.

Đoạn văn (khoảng 200 từ) giới thiệu về một nét văn hóa đặc sắc của Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những nền văn hóa phát triển nhất trên thế giới, với nhiều nét văn hóa đặc sắc thu hút sự quan tâm của thế giới. Một trong những nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản là trà truyền thống, một nghi lễ uống trà được truyền lại từ thế kỷ 9.

Trà truyền thống Nhật Bản bao gồm một nghi lễ uống trà với bát trà trên một tấm chén nhỏ. Nó không chỉ đơn thuần là việc uống trà, mà còn là một nghi thức tôn vinh sự tinh túy của trà, sự đoàn kết và sự tôn trọng đối với những người tham gia. Nghi lễ này thường được diễn ra trong không gian nhỏ, yên tĩnh và đơn giản, nhấn mạnh đến sự tĩnh lặng và tinh tế trong cuộc sống.

Trà truyền thống Nhật Bản được coi là một tác phẩm nghệ thuật, với từng động tác được thực hiện tỉ mỉ, chính xác và chuẩn mực. Nó cũng phản ánh tư tưởng "wabi-sabi" của người Nhật, tôn vinh sự đơn giản, tự nhiên và không hoàn hảo trong cuộc sống.

Ngoài ra, trà truyền thống cũng là cách để xây dựng mối quan hệ xã hội, đặc biệt là trong các cuộc gặp gỡ quan trọng, như lễ kết hôn, các cuộc gặp gỡ kinh doanh hoặc các cuộc họp trong gia đình. Trà truyền thống Nhật Bản không chỉ là một nét văn hóa đặc sắc, mà còn là một phần không thể thiếu của đời sống xã hội và tư tưởng của người Nhật.

Đoạn văn (khoảng 200 từ) giới thiệu về một nét văn hóa đặc sắc của Lào

Lào là một trong những quốc gia có văn hóa đặc sắc và phong phú ở khu vực Đông Nam Á. Một trong những nét văn hóa đặc trưng của Lào là nghệ thuật dệt thoi, một nghề truyền thống được lưu truyền từ nhiều thế kỷ qua.

Dệt thoi Lào được coi là một nghệ thuật đặc biệt, tạo ra những tác phẩm nghệ thuật dệt tinh tế và đẹp mắt. Quá trình dệt thoi yêu cầu sự tỉ mỉ và tinh tế trong từng động tác, và yêu cầu kỹ năng và sự tập trung từ các thợ dệt.

Các sản phẩm dệt thoi Lào bao gồm các tấm vải thủ công, túi xách, tấm chăn và thảm trải sàn. Những sản phẩm này được tạo ra từ các sợi tơ và màu sắc độc đáo, có thể tạo ra các hoa văn và họa tiết độc đáo theo phong cách Lào truyền thống.

Ngoài ra, dệt thoi cũng phản ánh tư tưởng của người Lào về sự tôn trọng môi trường và sự kết nối giữa con người và thiên nhiên. Các nguyên liệu để làm ra sợi tơ và màu sắc thường được lấy từ thiên nhiên, và quá trình dệt thoi thủ công cũng góp phần giữ gìn và phát triển các nghệ thuật truyền thống.

Dệt thoi Lào không chỉ là một nét văn hóa đặc sắc của đất nước, mà còn là một phần quan trọng của đời sống xã hội và kinh tế. Các sản phẩm dệt thoi Lào được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới, đem lại lợi ích kinh tế cho quốc gia và giữ gìn và phát triển nghệ thuật truyền thống của người Lào.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    GDCD 8 Kết nối tri thức

    Xem thêm