Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Xây dựng và biểu diễn một tiểu phẩm về chủ đề "Phòng, chống bạo lực gia đình"

Em hãy cùng các bạn trong nhóm xây dựng và biểu diễn một tiểu phẩm về chủ đề "Phòng, chống bạo lực gia đình" là câu hỏi phần Vận dụng 2 trang 47 GDCD 8 Kết nối tri thức bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình. Dưới đây là hướng dẫn trả lời, mời các bạn tham khảo.

Tiểu phẩm chủ đề “phòng, chống bạo lực gia đình” - Mẫu 1

Vào một buổi trưa hè nóng bức, chị Hạnh An hiện là hội trưởng hội phụ nữ thôn A vẫn đi vận động các gia đình sinh đẻ có kế hoạch. Từ sáng sớm chị đã đi đến rất nhiều nhà trong thôn, đến trưa chị mới tới nhà vợ chồng anh Nam và chị Mai. Khi đến nhà, chị thấy cửa hé mở mà không có ai trong nhà, chị cất tiếng gọi:

Hạnh An: Mai ơi, em có ở nhà không?

Mai: Từ sau nhà chạy ra “Chị Hạnh An ạ… Em đây, chị đi đâu đấy?”

Hạnh An: Nay là ngày đi vận động các cặp vợ chồng sinh đẻ có kế hoạch, sáng giờ chị được một số gia đình rồi, giờ mới đến nhà em, vận động tuyên truyền vấn đề này yêu cầu phải có cả hai vợ chồng ngồi nghe mới được. Vậy anh Nam đâu, anh có nhà không gọi anh ra đây chị phổ biến cho hai vợ chồng nghe luôn. Nhanh, chị còn về, trời nóng nực và muộn giờ trưa quá rồi!

Mai: Nhà em đi đâu từ tối qua vẫn chưa về chị ạ, mà mà đi đâu thì đi, đi luôn đi cho rảnh nợ, em chẳng quan tâm, không về càng tốt (cùng với lời nói là đôi mắt long lanh như muốn bật khóc).

Hạnh An: (Ngạc nhiên) Khổ quá có chuyện gì à? Sao thế? Thôi, có gì nói kể chị nghe, chị em cùng sinh hoạt đoàn thể với nhau, cô đừng ngại, chuyện nhà từ trước đến nay nhiều người cũng biết mà.

Mai: (chị Hạnh nói xong, chị Mai như được mở lòng bắt đầu nói ra những uốt ức của mình)

“Sáng qua, lão đi uống rượu với hội bạn gì đó, trưa về say bí tỉ, dở giọng lè nhè:

Nam: Con vợ đâu, dọn cơm ngay, trời tối rồi mà cô vẫn không biết đường dọn cơm cho tôi ăn à? Cô đi đâu mà tối mịt mới về?

Mai: Anh say rồi, vào phòng nghỉ đi, trời mới mưa chứ đâu phải trời tối, hai đứa đi học còn chưa về đợi chúng về rồi cả nhà ăn cơm.

Nam: Cái thân tao mày không lo à? Hở miệng ra là mấy đứa nhỏ.

Mai: Em không muốn cãi nhau với anh, anh say rồi đi nghỉ đi lúc nào tỉnh thì chúng ta nói chuyện

Nam: Ý mày là sao? Mày coi thường nên không thèm nói chuyện với tao hả? Anh vừa nói vừa xông vào đánh vợ."

(Chị Mai vừa kể vừa khóc, ngập ngừng nghẹn giọng mãi mới kể xong câu chuyện)

Hạnh An: Chú đánh cô thế thì còn gì là người nữa, cái con người không biết suy nghĩ, không biết thương yêu vợ con gì cả, thế bây giờ chú ấy đi đâu Mai không biết à?

Mai: Em không chị ạ, anh ý đánh em xong đi luôn, em vừa đau buồn vừa tủi thân chán quá nên cũng chẳng muốn quan tâm, anh đi luôn càng tốt. Em khổ quá rồi, nhà đã nghèo lại lấy phải người chồng nát rượu, vũ phu…

Hạnh An: tội nghiệp cho cô quá!

Mai: Có những hôm say rượu, anh ta không chỉ đánh chửi mẹ con em mà còn đuổi. Có lần còn xé rách quần áo em trước mặt mấy đứa nữa nữa. Khổ lắm chị ạ!

Hạnh An: Như thế là không được! Có ông chồng nào đánh vợ con như vậy đâu? Trước gặp chị cũng khuyên bảo rồi cơ mà. Tôi thấy chú cũng vâng vâng dạ dạ rồi cơ đấy!

Mai: Thì đó là những lúc không có rượu thôi chị. Rược vào là cái tính anh vậy đó.

Hạnh An: Không được. Cô phải cứng rắn, mạnh mẽ lên. Bây giờ cô lên xã trình báo chính quyền cho họ xử lý chú ấy một lần, để chú ấy tỉnh ngộ ra mà bỏ cái thói rượu chè rồi về vũ phu ấy đi, chứ để vậy là không được đây. Để gia đình yên ổn mấy đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn không học thói xấu từ chú ấy nữa.

Mai: Thôi, chồng là mình chọn, khổ phải chịu thôi chị! Số em nó đã vậy rồi, em cũng muốn chịu đựng để yên nhà, yên cửa.

Hạnh An: Cô nghĩ như vậy là không được đâu, cô nghĩ cho gia đình cô nhưng cô cũng phải nghĩ cho hàng xóm láng giềng, xã hội nữa chứ. Những người có tật xấu như vậy sẽ ảnh hưởng tới rất nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ cô có hiểu không? Sự việc đã thế này cô phải để công an, chính quyền can thiệp, chồng cô mới hiểu hành vi đó sai trái. Phải làm theo luật thì mới trừng trị được.

Mai: vợ chồng đánh nhau, cãi nhau là chuyện bình thường chứ có luật gì chứ chị? Mà ai họ quan tâm đến chuyện gia đình đánh nhau?

Hạnh An: Đây, Tôi nói cho cô biết này:

Xây dựng và biểu diễn một tiểu phẩm về chủ đề “phòng, chống bạo lực gia đình”

"Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình quy định các hành vi bạo lực gia đình:

1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

2. Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 nêu trên cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.

Điều 5 Luật phòng chống bạo lực gia đình quy định về quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình như sau:

1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật phòng chống bạo lực gia đình;

c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;

d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật phòng chống bạo lực gia đình;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.

Điều 49 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định xử phạt đối với hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;

b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 nêu trên”.

Khoản 22 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 nêu trên.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 dưới đây;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 nêu trên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 nêu trên.

5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”.

Điều 140 Bộ luật Hình sự năm 2015 và điểm e khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 quy định tội hành hạ người khác như sau:

1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên;

c) Đối với 02 người trở lên."

Cô thấy không, nhà nước sinh ra luật để bảo vệ quyền của con người cơ mà. Luật quy định rất rõ: đánh vợ, đánh con là có tội một lần thì có thể nhắc nhở, nhưng nhiều lần thì phải xử lý, cách ly gia đình, giáo dục lại.

Mai: (nghe xong chị như vỡ ra, bình tĩnh và có niềm tin vào điều tốt đẹp sắp đến, nhưng chị vẫn băn khoăn)

Chị! Hay chị tìm nhà em khuyên răn giúp em trước xem sao? Nhỡ đâu sau khi chị nói anh ý nghe theo bỏ rượu chè, em nghĩ không uống rượu thì chắc anh ấy không đánh vợ con đâu

Hạnh An: Được rồi, để tôi tìm khuyên bảo chú ấy trước xem sao. Nếu chú không nghe và sự việc vẫn tiếp diễn tôi sẽ báo cho chính quyền đấy, lúc ấy đừng có trách đấy nhé. Việc bảo vệ quyền lợi cho cô cũng như các chị em trong thôn là nhiệm vụ của Hội Phụ nữ chúng tôi đấy.

Mai: dạ, em cảm ơn chị ạ.

Hạnh An: Hội Phụ nữ cũng như chính quyền sẽ ủng hộ cô, bảo vệ cô nhưng mà cô phải kiên quyết lên và phối hợp với chúng tôi thì mới hiệu quả. Cô nghe chưa?

Mai: vâng, em hiểu rồi ạ.

Hạnh An: Thôi, muộn rồi, tôi về đây, đây là tài liệu tuyên truyền về sinh đẻ có kế hoạch, cô tự đọc nhé.

Sau đó chị Hạnh An đội nón lên và ra về, ánh mắt chị Mai cứ nhìn theo bóng Hạnh An mãi nhưng trong tâm đã tốt hơn rất nhiều, niềm tin về cuộc sống tươi đẹp như đã trở lại.

Tiểu phẩm chủ đề “phòng, chống bạo lực gia đình” - Mẫu 2

Lan Anh dẫn: Sáng sớm, chị Uâng, Hội trưởng phụ nữ xã có chuyện ghé sang nhà vợ chồng chị Zơ Râm Lạc. Thấy cửa hé mở mà trong nhà vắng tiếng người. Quái lạ! Đang là mùa rẫy, có đi lên rẫy sớm thì cửa giả cũng phải đóng chứ nhỉ!

(Chó sủa)

Chị Uâng: Có ai ở nhà không? (Nạt chó) Gớm, người quen chứ có phải trộm đâu mà chó nhà này nó sủa kinh thế không biết?

Lạc ơi! Có nhà không đấy? Chưa dậy à, sao vắng tanh thế này?

Zơ Râm Lạc: (Giọng mệt mỏi) Chị Uâng đấy à… Em ở trong nhà đây chị ạ. Có việc gì mà chị sang nhà em sớm thế?

Chị Uâng: …Ốm hay sao trông rũ rượi thế kia? Nóng thế này chắc cô bị cảm nắng? Khiếp, mùa này ra đường nắng cứ như táp vào mặt, cô gầy còm thế kia phải chú ý chứ, cứ ham công tiếc việc thế ốm thì khổ chồng khổ con thôi!

Zơ Râm Lạc: Ốm đau gì đâu chị ơi, em chỉ mệt tí thôi mà

Chị Uâng: Có chuyện này tôi định nhờ A Viết Vây, chồng cô giúp. Thế Vây nó đi đâu rồi? Chắc lên rẫy à? Sao cô không đi với nó, đang mùa thu hoạch bắp bận tối mắt tối mũi mà không hết việc…

Zơ Râm Lạc: … Dạ, em không biết chị ạ.

Chị Uâng: Ơ hay cô này! Lạ nhỉ? Chồng đi đâu mà cô không biết nghĩa là thế nào? Chắc là lại giận dỗi gì à?

Zơ Râm Lạc: (Lúng túng) Giận với dỗi gì đâu chị. Già rồi chớ có phải mới lấy nhau đâu mà giận dỗi…

Tối qua, ảnh đi uống rượu mừng nhà mới của ông Nhuôl, tới tận khuya mới về… Rồi lại…

Chị Uâng: (Cắt lời) Chết, chết…Sao mặt mũi cô bầm tím, sưng tấy thế kia… Có phải A Viết Vây nó đánh không?

Zơ Râm Lạc: …Phải đấy chị ạ… (Sụt sịt khóc)

Chị Uâng: Chết thật thôi. Cô ốm thế này mà nó cứ rượu chè rồi đánh thì còn gì là người nữa hở trời?

Zơ Râm Lạc: Em buồn quá chị ạ. Nói ra thì hàng xóm họ cười. Cứ lúc nào ảnh uống rượu vào là cả nhà lại thấp thỏm lo sợ bị đánh, chửi. Đêm qua cũng vậy, thấy ảnh về khuya, đòi lấy rượu uống tiếp, em can nhẹ nhàng, ai ngờ ảnh nổi giận đập vỡ hết chén bát, đánh cả em nữa… Hai cháu nhỏ thấy vậy sợ quá, chạy sang nhà ngoại ngủ bên ấy rồi. Chúng nó sợ bố lắm.

Chị Uâng: …Trời ơi, sao thằng Vây này chẳng biết thương yêu vợ con thế này? Thế giờ nó đâu?

Zơ Râm Lạc: … Dạ, cả đêm qua, ảnh có về nữa đâu, chắc lại theo ông Tùng, ông Vẽ… đi uống rượu đâu đó rồi. (Nói gần như khóc) Em khổ lắm chị ạ, nhà đã nghèo lại lấy phải người chồng nát rượu, vũ phu…

Chị Uâng: Tội nghiệp cho cô quá!

Zơ Râm Lạc: Nếu không nghĩ đến hai con thì em muốn chết cho rồi. Mà ảnh bảo: Muốn chết thì cho chết, nhưng phải bảo bên nhà em phải trả lễ hỏi lễ cưới cho nhà ảnh đã. Ảnh còn nói: “Ai bảo hồi đó cưới cứ đòi của cho lắm vào!”. Giờ ảnh có đánh cũng phải chịu thôi chị ạ…

Chị Uâng:(Tức giận) Thật tức điên với những kẻ tham rượu chè, bỏ bê nương rẫy, rồi còn hành hạ đánh đập vợ con thế này. Là đàn ông, trụ cột chính trong nhà mà lại cứ rượu chè say xỉn, hễ phật ý là trút những cơn giận vào đầu vợ con, đập phá đồ đạc… Kiểu này còn ra thể thống gì nữa?

Zơ Râm Lạc: …Khổ lắm chị ạ. Có hôm say rượu, ảnh không chỉ đánh chửi mẹ con em mà còn đuổi, nhốt em và thằng cu ở ngoài nhà cả đêm. Có lần còn xé rách quần áo em trước mặt các con nữa…(Khóc) Tủi lắm!

Chị Uâng:(Cương quyết) Không, không được! Có ông chồng nào cũng đánh vợ đánh con như thế đâu? Lần trước tôi cũng gặp và khuyên bảo chú ấy rồi cơ mà. Tôi bảo cứ uống say về làm ầm ĩ như thế mấy đứa con nó làm sao mà học hành được? Đánh vợ như thế cô ấy ốm nằm một chỗ thì ai mà nuôi con cho chú? Chú ấy vâng vâng dạ dạ rồi cơ đấy!

Zơ Râm Lạc: Thì lúc không uống rượu anh ấy cũng thương con mà chị. Ảnh cũng thương em chứ bộ. Chỉ tại rượu chứ có phải tại ảnh đâu?

Chị Uâng: Nó đánh cô như thế mà cô còn bênh được à? Ừ, nó thương cô đến nỗi mặt mũi bầm tím ra thế kia?

Zơ Râm Lạc: Thì vợ chồng cũng có lúc này lúc kia….

Chị Uâng: Không được. Cô phải cứng rắn lên chứ. Nó mà đánh nữa, cô phải báo chính quyền cho công an bắt nhốt, xử phạt nó mới được. Cứ để thế này thì gia đình cô sẽ tan nát vì thói vũ phu, rượu chè be bét này thôi.

Zơ Râm Lạc …Dà, em cũng nghĩ vậy rồi, nhưng nghĩ lại đem chuyện nhà ra ngoài nói thì cũng xấu hổ với mọi người…Thôi, lỡ lấy phải người chồng ham rượu, cục cằn thì đành chịu chứ, giờ biết làm sao?

Chị Uâng: …Không được, cứ để thằng A Viết Vây uống rượu đập phá nhà cửa, hành hạ vợ con thế này là không được. Phải để pháp luật trị thì nó mới chừa.

Zơ Râm Lạc: …Thôi chị ạ, chuyện trong nhà đem ra nói rồi bà con cười chê, còn gặp gỡ, trò chuyện được với ai?

Chị Uâng: …Cô nghĩ vậy là sai rồi. Không lẽ, cô cứ cam chịu mãi sao. Phải để pháp luật can thiệp, giáo dục cho chồng cô biết: đánh vợ cũng là có tội đấy. Còn nữa nếu chú Vây cứ rượu chè say xỉn, quậy phá thế này liệu cuộc sống gia đình cô có được yên ấm, hạnh phúc không? Rồi các cháu nhỏ nữa, cứ chứng kiến bạo lực trong gia đình thì tụi nó nghĩ sao?

Zơ Râm Lạc: …(Tỏ ý ngăn cản) Có tội gì chứ? chuyện người chồng uống rượu say đánh vợ con ở vùng quê mình này đâu hiếm. Đấy nhà chị Pơ Loong Lanh ở xóm trên kìa, mỗi khi anh Briu Hoàng đi uống rượu về là vợ con phải chịu trận đòn nhừ tử. Vậy mà chị ấy có nói ra đâu?

Chị Uâng: … Trời ơi, sao cô cứ một mực bênh vực cho những người chồng vũ phu, luôn sẵn sàng giơ cẳng tay, hạ cẳng chân với chính bản thân và con cái như thế chứ? Thế nên chúng mới được thể làm càn. Cô và cô Lanh phải biết thương mình trước chứ. Để công an, chính quyền can thiệp, chồng cô mới hiểu, hành vi đó sai trái đến đâu, rồi còn sửa. Phải làm theo Luật chứ họ sinh ra Luật để làm gì?

Zơ Râm Lạc: Vợ chồng đánh nhau mà cũng có Luật giải quyết à chị?

Chị Uâng: Rõ là cô này…Cô là cô lười đi sinh hoạt, họp hành với Hội phụ nữ lắm đấy nên chẳng có hiểu gì nhiều.

Luật phòng chống bạo lực gia đình quy định rõ, đánh vợ, đánh con là có tội cô ạ. Một lần thì có thể nhắc nhở, nhưng nhiều lần thì phải xử lý, cách ly gia đình, giáo dục.

Zơ Râm Lạc: …Hay…hay là chị tìm gặp ảnh khuyên răn giúp em trước xem sao? Biết đâu chị nói khéo khéo thì ảnh nghe theo, bỏ bớt rượu chè. Em nghĩ không có rượu chắc anh ấy không đánh vợ con đâu?!

Chị Uâng: Thôi được để tôi tìm gặp, khuyên bảo nó trước, xem sao. Nếu không chịu nghe, vẫn rượu chè, đánh chửi vợ con thì tôi sẽ báo ngay cho công an, để trị nó…

Zơ Râm Lạc: …Dà vâng.

Chị Uâng: Vâng cái gì mà vâng? Cô và cô Lanh phải kiên quyết lên đấy. Hội Phụ nữ và chính quyền sẽ ủng hộ các cô, bảo vệ các cô nhưng mà các cô phải kiên quyết, phối hợp với chúng tôi thì mới có hiệu quả. Cô nghe chưa?

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    GDCD 8 Kết nối tri thức

    Xem thêm