Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Vở bài tập Toán lớp 3 Bài 35: Luyện tập chung trang 85, 86, 87

Giải Vở bài tập Toán lớp 3 Kết nối tri thức: Bài 35: Luyện tập chung trang 85, 86, 87  là lời giải chi tiết cho Bài 35: Luyện tập chung chương trình Toán lớp 3 tập 1 thuộc bộ sách Kết nối tri thức do VnDoc biên soạn để các em học sinh tham khảo lời giải và ôn tập lại kiến thức đã học nhằm giúp các em học tốt môn Toán lớp 3. Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo cho các phụ huynh và giáo viên trong quá trình dạy học. Mời các bạn cùng luyện Giải Vở bài tập toán 3 Kết nối tri thức.

Bản quyền tài liệu thuộc về VNDOC, nghiêm cấm sao chép

Tiết 1 (trang 85, 86)

Câu 1 trang 85 VBT Toán 3 KNTT

Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

a)

832 mm - 228 mm = ….. mm

37 g + 182 g = ….. g

127 mm + 328 mm = …… mm

b)

215 ml + 37 ml = …… ml

32 ml - 15 ml + 80 ml = …… ml

57 g - 37 g + 50 g = …… g

Hướng dẫn giải:

Học sinh thực hiện các phép tính, lưu ý khi tính biểu thức thực hiện lần lượt từ trái sang phải.

a)

832 mm - 228 mm = 604 mm

37 g + 182 g = 219 g

127 mm + 328 mm = 455 mm

b)

215 ml + 37 ml = 252 ml

32 ml - 15 ml + 80 ml = 97 ml

57 g - 37 g + 50 g = 70 g

Câu 2 trang 85 VBT Toán 3 KNTT

Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp (theo mẫu).

a)

Mỗi kiện hàng cân nặng ……. g.

b)

Chiếc cốc cân nặng ….. g.

Hướng dẫn giải:

Học sinh quan sát cân để tìm và tính cân nặng của mỗi vật.

a)

Một bên đĩa cân có 2 kiện hàng

Một bên đĩa cân có 1 000g (500 g + 500 g = 1 000 g)

Mỗi kiện hàng cân nặng số gam là:

1000 : 2 = 500 (g)

Vậy: Mỗi kiện hàng cân nặng 500 g.

b)

Một bên đĩa cân có 1 chiếc cốc và 50 g

Một bên đĩa cân có 300 g (200 g + 100 g = 300 g)

Chiếc cốc cân nặng số gam là:

300 - 50 = 250 (g)

Vậy: Chiếc cốc cân nặng 250 g.

Câu 3 trang 85 VBT Toán 3 KNTT

Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

Hướng dẫn giải:

- Muốn giảm một số đi số lần, ta lấy số đó chia cho số lần.

- Muốn gấp một số lên số lần, ta lấy số đó nhân cho số lần.

Ta thực hiện điền số như sau:

Câu 4 trang 86 VBT Toán 3 KNTT

Rô-bốt có hai cái cốc loại 250 ml và 400 ml. Chỉ dùng hai cái cốc đó, làm thế nào để Rô-bốt lấy được 100 ml nước từ chậu nước?

Cách làm

….……………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

Hướng dẫn giải:

- Ta đựng đầy nước vào cốc 250 ml rồi đổ vào cốc 400 ml. Lúc này, ở cốc 400 ml đã có 250 ml

- Cốc 400 ml còn đựng được 150 ml nữa (Vì 400 ml - 250 ml = 150 ml)

- Ta lại tiếp tục lấy đầy cốc 250 ml rồi đổ vào cốc 400 ml cho đến khi đầy cốc 400 ml (khi đã rót 150 ml)

- Khi đó số nước còn lại ở cốc 250 ml là 100 ml (Vì 250 ml - 150 ml = 100 ml)

Tiết 2 (trang 86, 87)

Câu 1 trang 86 VBT Toán 3 KNTT

Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

Hướng dẫn giải:

Học sinh thực hiện tính theo chiều mũi tên rồi viết kết quả vừa tính được vào chỗ chấm

Câu 2 trang 86 VBT Toán 3 KNTT

Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp.

Bạn Nam bị ốm. Bác sĩ vừa đo nhiệt độ cơ thể của bạn Nam được kết quả như hình dưới đây.

a) Nhiệt độ cơ thể của Nam mà bác sĩ đo được là …….. ℃.

b) Theo em, Nam có bị sốt không? Vì sao?

Trả lời: ….……………………………………………………………………………………

Hướng dẫn giải:

Học sinh quan sát vạch đo trong nhiệt kế để xác định nhiệt độ của Nam

a) Nhiệt độ cơ thể của Nam mà bác sĩ đo được là 38℃.

b) Theo em, Nam có bị sốt.

Vì nhiệt độ cơ thể của người bình thường là 37 ℃, mà Nam lại có nhiệt độ cơ thể là 38℃ > 37 ℃.

Người có nhiệt độ cơ thể lớn hơn nhiệt độ cơ thể bình thường có thể là bị sốt.

Câu 3 trang 87 VBT Toán 3 KNTT

Việt dùng một hộp sữa loại 250 ml để làm bánh. Theo công thức làm bánh, bạn ấy chỉ cần dùng 80 ml sữa. Hỏi sau khi làm bánh xong, Việt còn lại bao nhiêu mi-li-lít sữa?

Bài giải:

….……………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

Hướng dẫn giải:

Để tính số mi-li-lít sữa còn lại, ta lấy số mi-li-lít ban đầu của hộp sữa trừ đi số mi-li-lít sữa đã dùng làm bánh

Bài giải:

Sau khi làm bánh xong, Việt còn lại số mi-li-lít sữa là:

250 - 80 = 170 (ml)

Đáp số: 170 ml sữa

Câu 4 trang 87 VBT Toán 3 KNTT

Quan sát hình sau rồi tìm cân nặng của hộp quà A và mỗi hộp quà B. Biết rằng các hộp quà B có cân nặng như nhau.

Bài giải:

….……………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

Hướng dẫn giải:

Học sinh quan sát cân thăng bằng, tìm và tính cân nặng hộp quà B và A

Bài giải

Hộp quà B có số cân nặng là:

500 - 100 = 400 (g)

Hộp quà A có số cân nặng là:

400 x 2 = 800 (g)

Vậy:

Hộp quà A có cân nặng là: 800 g.

Hộp quà B có cân nặng là: 400 g.

>> Bài tiếp theo: Vở bài tập Toán lớp 3 Kết nối tri thức Bài 36: Nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.

----------------------------------

Trên đây là lời giải Vở bài tập Toán lớp 3 Kết nối tri thức: Bài 35: Luyện tập chung. Ngoài ra, các bạn có thể xem thêm Toán lớp 3 Kết nối tri thức - Tập 1. Đồng thời, để củng cố kiến thức, mời các em tham khảo các phiếu bài tập ở Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thứcTrắc nghiệm toán 3 Kết nối tri thức

Chia sẻ, đánh giá bài viết
17
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Vở bài tập Toán lớp 3 Kết nối tri thức

    Xem thêm