Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Xu thế toàn cầu hóa

Chúng tôi xin giới thiệu bài Xu thế toàn cầu hóa được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Xu thế toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa là quá trình nền kinh tế thế giới tiến tới hợp nhau và phụ thuộc lẫn nhau là quá trình hội nhập của các nền kinh tế quốc gia.

Mặc dù Chính phủ các nước đều đang duy trì sự kiểm soát chặt chẽ đối với hàng hóa, nhân công và luồng vốn lưu chuyển trên thị trường của mình, nhưng nền kinh tế toàn cầu đang ngày càng trở thành một chỉnh thể thống nhất. Quá trình hội nhập của các nền kinh tế quốc gia được gọi là toàn cầu hóa, gồm 2 khía cạnh: Toàn cầu hóa thị trường (nơi người mua và người bán gặp nhau để trao đổi hàng hóa và dịch vụ) - thị trường riêng lẻ các nước hợp thành thị trường toàn cầu và toàn cầu hóa sản xuất - phân bổ chi nhánh sản xuất và cung ứng ở nhiều nơi trên thế giới nhằm khai thác lợi thế các quốc gia. Ngày nay nhiều hoạt động sản xuất đang biến thành những hoạt động mang tính toàn cầu. Công nghệ cho phép một sản phẩm bất kỳ có thể được sản xuất ở nơi nào mà việc sản xuất được coi là rẻ nhất. Chính phủ và chính quyền các địa phương đều đưa ra rất nhiều quy định nhằm khuyến khích các công ty xây dựng các nhà máy ở đất nước hoặc địa phương của mình.

Trong tình hình hiện nay, các nước muốn mở rộng thị trường, nguồn vốn đầu tư, địa bàn cũng như chuyển giao công nghệ và hình thành phân công lao động quốc tế thì phải mở rộng những quan hệ kinh tế quốc tế cùng có lợi. Một quốc gia không thể phát triển nếu duy trì một nền kinh tế khép kín, tự cô lập trong nước và thậm chí một nhóm nước.

Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế, xã hội trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hóa hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hóa.

Như vậy, toàn cầu hóa có mức độ hợp tác giữa các nước chặt chẽ hơn so với quốc tế hóa. Quá trình toàn cầu hóa gia tăng với biểu hiện mới về vai trò ngày càng lớn của hoạt động tài chính - tiền tệ, sự gia tăng của mậu dịch quốc tế nhanh hơn nhiều tốc độ tăng trưởng kinh tế, vai trò ngày càng quan trọng của tri thức và sự phát triển của kinh tế tri thức…một mặt đưa tới cơ hội cho sự phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như toàn thế giới mặt khác cũng đưa đến những thách thức lớn ở nhiều góc độ khác nhau như khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực, sự phụ thuộc quá mức vào các trung tâm kinh tế lớn gây nên những mâu thuẫn giữa kinh tế với chính trị…

Tóm lại, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế quốc tế, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động và phát triển hướng tới một nền kinh tế toàn cầu thống nhất. Toàn cầu hóa có biểu hiện cụ thể là nền Kinh tế thế giới trở thành một chỉnh thể thống nhất, trong đó các quốc gia có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Xu thế toàn cầu hóa gia tăng với các biểu hiện mới về vai trò ngày càng lớn của hoạt động tài chính tiền tệ; sự gia tăng của mậu dịch quốc tế; việc gia tăng làn sóng sát nhập các công ty xuyên quốc gia; vai trò ngày càng quan trọng của tri thức và sự phát triển của loại hình kinh tế tri thức. Công nghệ thông tin phát triển làm thay đổi cách thức tổ chức sản xuất và đời sống. Trong số đó có lưu thông quốc tế ngày càng tăng đối với hàng hóa, tiền tệ, thông tin và người; cùng với việc phát triển các công nghệ, tổ chức, hệ thống luật lệ và cơ sở hạ tầng cho việc lưu thông này. Bao gồm:

- Gia tăng thương mại quốc tế với tốc độ cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới.

- Gia tăng luồng tư bản quốc tế bao gồm cả đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.

- Gia tăng luồng dữ liệu xuyên biên giới thông qua việc sử dụng các công nghệ như Internet, các vệ tinh liên lạc và điện thoại.

- Gia tăng trao đổi văn hóa quốc tế, chẳng hạn như việc xuất khẩu các hóa phẩm như phim ảnh hay sách báo.

- Toàn cầu hóa cũng tác động đến ý thức con người, khiến con người chú ý hơn đến những vấn đề có ảnh hưởng toàn cầu như vấn đề nóng lên của khí hậu, khủng bố, buôn lậu ma túy và vấn đề nâng cao mức sống ở các nước nghèo.

- Gia tăng du lịch và di cư quốc tế.

- Gia tăng thị phần thế giới của các tập đoàn đa quốc gia.

- Sự gia tăng về số lượng và quy mô của các tổ chức quốc tế và các liên kết kinh tế quốc tế.

- Gia tăng số lượng các chuẩn áp dụng toàn cầu như luật bản quyền...

Toàn cầu hóa nền kinh tế cho phép các quốc gia thu được nhiều lợi ích như tạo khả năng khai thác hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế. Điều này có nghĩa, các nước phát triển sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và công nghệ tức thực hiện tái công nghiệp hóa để từng bước chuyển sang nền kinh tế tri thức. Bên cạnh đó, các nước đang phát triển cũng phát huy lợi thế về tài nguyên và con người. Đồng thời, tận dụng vốn và kĩ thuật của nước ngoài để thực hiện công nghiệp hóa rút ngắn. Ngoài ra, toàn cầu hóa giúp mỗi quốc gia thúc đẩy cải cách và cơ cấu lại nền kinh tế của mình theo hướng hiệu quả cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế. Từ đó, tránh tình trạng tụt hậu nền kinh tế quốc gia.

Tuy nhiên, song song với những cơ hội kể trên là các thách thức nên mỗi quốc gia cần phải chủ động phòng ngừa những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa như quá trình toàn cầu hóa tạo ra sự phân cực giàu - nghèo giữa các quốc gia ngày càng lớn tức dẫn đến các quốc gia đang và kém phát triển rơi vào tình trạng tụt hậu so với các nước phát triển. Hơn thế nữa, mức độ cạnh tranh khu vực và toàn cầu gay gắt hơn. Chẳng hạn khi Việt Nam tham gia vào WTO phải chịu sức ép cạnh tranh với bên ngoài cũng như sự tác động mạnh mẽ của thị trường thế giới khi có sự biến động. Ngoài ra, nó còn làm mất dần quyền lực của Nhà nước và chủ quyền lãnh thổ của từng quốc gia và nguy cơ xảy ra các tác động dây chuyền giữa các quốc gia khi có bất kì một sự rối loạn nào đó của nền kinh tế thế giới.

Nói một cách cụ thể, quá trình toàn cầu hóa diễn ra cả về bề rộng lẫn chiều sâu, một mặt đưa tới cơ hội phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như toàn thế giới, giúp cho việc hợp lý các nguồn tài nguyên hiện có trên trái đất cũng như gây tác động ngược lại đối với sự phát triển của khoa học - công nghệ và đối với việc phân công lao động quốc tế. Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hóa kinh tế cũng đưa đến những thách thức lớn ở nhiều góc độ khác nhau như sự gia tăng của rủi ro kinh tế cũng như gây ra mâu thuẫn giữa kinh tế với chính trị - xã hội. Trong quá trình toàn cầu hóa, các quốc gia có tiềm lực lớn, có thế mạnh về kinh tế, có điều kiện thuận lợi hơn trong cạnh tranh quốc tế sẽ tìm cách khai thác quá trình toàn cầu hóa và thường thu được lợi ích nhiều hơn. Vấn đề đặt ra là các nước phát triển cần có trách nhiệm hơn nữa và cố gắng giảm bớt những gánh nặng cho các nước đang phát triển. Có như vậy, toàn cầu hóa mới thực sự mang lại lợi ích cho cả các nước phát triển và các nước đang phát triển, góp phần tạo nên một thế giới công bằng hơn, an toàn hơn.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Xu thế toàn cầu hóa về việc miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế, xã hội trên quy mô toàn cầu...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Xu thế toàn cầu hóa. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm