Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Xu thế phát triển của kinh tế quốc tế hiện nay

Xu thế phát triển của kinh tế quốc tế hiện nay được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Nền kinh tế thế giới ngày nay chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau như kinh tế, kĩ thuật, xã hội, chính trị cũng như các nhân tố tự nhiên. Vì vậy, sự vận động của nền kinh tế thế giới cũng diễn ra theo nhiều xu thế nhưng trong đó có 3 xu thế giữ vai trò chủ đạo trong định hướng sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế của từng quốc gia nói riêng là:

1. Xu thế chuyển dịch từ kinh tế vật chất sang kinh tế tri thức

Từ trước đến nay nền kinh tế thế giới vẫn đang hoạt động chủ yếu dựa vào những cơ sở vật chất - kỹ thuật truyền thống. Trước yêu cầu phát triển của giai đoạn mới thì cơ sở này ngày càng không đáp ứng được. Tại các nước công nghiệp phát triển, kỹ thuật cơ khí hóa đã đạt trình độ cao và các nguồn năng lượng dựa trên cơ sở sử dụng nguyên liệu rắn - lỏng, các vật liệu kim khí đều đã được tận dụng cao độ và nguồn cung cấp chúng ngày càng hạn chế.

Bước sang thế kỷ XXI, chúng ta đang đứng trước thời cơ mới và nhân loại đang từng bước đi vào sử dụng tri thức cho phát triển và đang hình thành nền kinh tế dựa vào tri thức, sử dụng nhanh và gần như trực tiếp các thành tựu của khoa học công nghệ vào phục vụ đời sống sản xuất. Theo đánh giá của các nhà tương lai học, thế giới đang chuyển nhanh sang nền kinh tế tri thức, trong đó khả năng hiểu biết của con người đặc biệt là công nghệ thông tin và viễn thông đã được ứng dụng ngày càng nhiều trong các mặt của đời sống xã hội. Đó là người máy công nghiệp sẽ thay thế những người lao động, thậm chí là quá trình lao động trí óc cũng được người máy thay thế. Các nguồn năng lượng mặt trời và nhiệt hạch sẽ phổ biến và thay thế cho những nguồn năng lượng hiện có. Các chất siêu dẫn, siêu cứng, siêu sạch, siêu bền sẽ thay thế các vật liệu truyền thống. Công nghệ vi sinh, công nghệ gen sẽ phát triển. Không gian của nền kinh tế thế giới sẽ được mở rộng đến đáy Đại Dương và vũ trụ. Khi đó, nền sản xuất sẽ đảm bảo cung cấp hàng hóa dồi dào với chi phí rất thấp, các khu vực sản xuất vật chất sẽ thu hẹp lại nhỏ bé so với các khu vực sản xuất dựa trên tri thức.

Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Nền kinh tế này là đặc trưng của cách mạng khoa học và công nghệ mới trên thế giới. Từ cuối thế kỷ XX được đặc trưng bởi những phát minh khoa học trực tiếp dẫn đến sự hình thành các nguyên lý công nghệ mới làm thay đổi về chất cách thức sản xuất chứ không chỉ đơn thuần về mặt công cụ sản xuất, làm nổi bật tầm quan trọng của trí lực, tri thức và thông tin. Trong nền kinh tế này, ngành nông - công nghiệp chiếm tỷ lệ thấp nên chủ yếu phát triển ngành công nghiệp có hàm lượng KHCN cao. Do vậy, có thể nói nền kinh tế tri thức đã khắc phục được những hạn chế của nền kinh tế vật chất như tài nguyên bị khai thác cạn kiệt và môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng... Đồng thời, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Để có thể thực hiện bước quá độ sang nền kinh tế tri thức, các nước trên thế giới thuộc chế độ chính trị nào cũng phải có những thay đổi về cơ sở vật chất kỹ thuật và kiến trúc thượng tầng, nhưng theo cách riêng của mình. Bất cứ quốc gia nào, muốn đạt được sự phát triển và tiến nhanh trên con đường hiện đại hóa đều phải giải quyết hai vấn đề cơ bản: Một là, tạo ra phát minh mới trên các lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cao (vi điện tử, năng lượng, vật liệu, công nghệ) hoặc du nhập chúng và áp dụng nhanh chóng vào sản xuất. Hai là, chuyển nhượng sang nơi khác các kỹ thuật trung gian và truyền thống.

Hai vấn đề này có mối quan hệ mật thiết và đòi hỏi có sự phối hợp toàn cầu nếu không chuyển nhượng các kỹ thuật trung gian truyền thống sang các nước kém phát triển hơn thì các tiến bộ kỹ thuật d có đạt được cũng không có nơi sử dụng hoặc việc áp dụng có nhiều hạn chế. Các quốc gia có nền kinh tế phát triển, trình độ công nghiệp hóa cao nên họ áp dụng nhiều biện pháp để dành được các ưu thế trong sáng tạo kỹ thuật công nghệ như tăng cường quản lý nhà nước về lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ, thực hiện kế hoạch đầu tư cho nghiên cứu khoa học, cải cách và chấn hưng giáo dục, bồi dưỡng và thu hút nhân tài, thành lập các trung tâm khoa học kỹ thuật cao. Ngược lại, ở các nước đang phát triển thì để xây dựng những ngành công nghiệp hiện đại cho nền kinh tế của mình đa số các quốc gia đi theo hai hướng. Một là, du nhập các kỹ thuật trung gian và truyền thống của các nước phát triển trên cơ sở đó nhanh chóng bắt nhịp với trình độ hiện đại của nền sản xuất thế giới. Hai là, nhập các bằng phát minh sáng chế, nghiên cứu, ứng dụng chúng vào sản xuất để tạo dựng cho mình một tầng công nghiệp hiện đại.

2. Xu thế mở cửa kinh tế quốc gia

Mỗi quốc gia muốn phát triển nhanh về kinh tế thì không thể tồn tại một cách “độc lập” về kinh tế, không thể thực hiện chính sách “đóng cửa” nền kinh tế mà phải tham gia hợp tác cùng các quốc gia khác. Việc mở cửa được thực hiện bằng hoạt động giao lưu kinh tế thương mại, trao đổi khoa học công nghệ, phân công lao động quốc tế và tham gia vào các tổ chức quốc tế của các quốc gia. Khi đó, nền kinh tế thế giới chuyển từ đối đầu biệt lập sang đối thoại hợp tác. Trước năm 1990, do có sự mâu thuẫn về mặt chính trị giữa các nước TBCN và XHCN nên nền kinh tế thế giới ở trạng thái đối đầu biệt lập tức chỉ có các nước TBCN phát triển mới mở cửa còn các nước đang và kém phát triển thực hiện đóng cửa nền kinh tế (tự sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng chứ không phụ thuộc vào bên ngoài). Sau năm 1990, xu hướng chung của thế giới là mở cửa nền kinh tế tức có quan hệ hợp tác với bên ngoài. Và cơ sở khách quan cho việc hình thành chính sách mở cửa của nền kinh tế mỗi quốc gia đó là:

- Các quốc gia ngày càng ưu tiên cho sự phát triển kinh tế với sự gia tăng các hình thức hợp tác kinh tế quốc tế như trao đổi thương mại, hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ nên phải coi thị trường thế giới vừa là nơi cung cấp các yếu tố đầu vào vừa là nơi tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho nền kinh tế mỗi quốc gia.

- Do sự tác động mạnh của khoa học công nghệ, của sự phân công lao động quốc tế, do vai trò và tầm hoạt động của các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia, quá trình quốc tế hóa nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về bề rộng lẫn bề sâu. Thể chế kinh tế thế giới chuyển biến theo hướng thị trường hóa nền kinh tế của từng quốc gia, quốc tế hóa thể chế kinh tế giữa các nước theo hướng mở cửa với sự xuyên suốt của cơ chế thị trường, theo hướng nhất thể hóa và tập đoàn hóa kinh tế khu vực.

Thực tế chỉ ra rằng, mọi quốc gia đều có sự phụ thuộc vào các quốc gia khác ở mức độ khác nhau về sản phẩm, công nghệ, khoa học kỹ thuật, lao động, vốn đầu tư nên mở cửa nền kinh tế của mình là một xu hướng tất yếu bởi sự khép kín trong một quốc gia không còn phù hợp nữa.

Việc một quốc gia thực hiện mở cửa nền kinh tế của mình thực chất là quá trình mở rộng giao lưu kinh tế thương mại, khoa học công nghệ với nước ngoài. Đồng thời, tham gia sâu rộng vào sự trao đổi và phân công lao động quốc tế nhằm thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển. Nhận thức được điều này, các quốc gia tiến hành mở cửa nền kinh tế nhằm tận dụng ngoại lực để phát huy sức mạnh nội lực. Từ đó, nền kinh tế quốc gia phát triển năng động, tiếp thu nhanh công nghệ mới để áp dụng vào hoạt động sản xuất nhằm thu năng suất cao hơn và nâng cao khả năng cạnh tranh. Đồng thời, giải quyết tốt các vấn đề xã hội.

Bên cạnh những lợi ích mà việc mở cửa nền kinh tế mang lại cho một quốc gia thì không tránh khỏi những hạn chế như nền kinh tế không ổn định do phải phụ thuộc vào bên ngoài. Đồng thời, cơ cấu kinh tế của quốc gia dễ bị mất cân đối và sự phân hóa giàu - nghèo sẽ ngày càng rõ rệt. Thêm vào đó, dễ gây tình trạng bất ổn định xã hội do có sự du nhập nhiều nền văn hóa khác nhau. Chính vì vậy, mỗi quốc gia khi thực hiện xu hướng này cần xây dựng cho mình một hệ thống kinh tế mở phù hợp sao cho sự kết hợp giữa nội lực và ngoại lực trở thành sức mạnh tổng hợp để phát triển vững mạnh nền kinh tế đất nước.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Xu thế phát triển của kinh tế quốc tế hiện nay về đặc điểm của xu thế chuyển dịch từ kinh tế vật chất sang kinh tế tri thức và xu thế mở cửa kinh tế quốc gia..

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Xu thế phát triển của kinh tế quốc tế hiện nay. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm