Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là

Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là được VnDoc biên soạn là bài tập chuỗi phản ứng liên quan đến các phản ứng hóa học hữu cơ.  Hy vọng với nội dung câu hỏi và hướng dẫn giải chi tiết, tài liệu sẽ giúp các bạn giải đáp các bài tập cũng như đưa ra các dạng bài tập tương tự. Mời các bạn tham khảo.

>> Mời các bạn tham khảo một số nội dung liên quan 

Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là:

A. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO.

B. CH3CH2OH và CH2=CH2.

C. CH3CH2OH và CH3CHO.

D. CH3CHO và CH3CH2OH.

Đáp án hướng dẫn giải 

C6H12O6 \overset{enzim}{\rightarrow}\(\overset{enzim}{\rightarrow}\)  2C2H5OH + 2CO2

CH3CH2OH + CuO → CH3CHO + Cu + H2O

CH3CHO + 1/2 O2 \overset{men giấm}{\rightarrow}\(\overset{men giấm}{\rightarrow}\) CH3COOH

Đáp án C

Câu hỏi bài tập liên quan 

Câu 1. Glucozơ → X \overset{H_{2} SO_{4} ,170^{o}C }{\rightarrow}\(\overset{H_{2} SO_{4} ,170^{o}C }{\rightarrow}\) Y \overset{H_{2} SO_{4} đặc }{\rightarrow}\(\overset{H_{2} SO_{4} đặc }{\rightarrow}\) Z \overset{t^{o},p,xt}{\rightarrow}\(\overset{t^{o},p,xt}{\rightarrow}\) Poli (metyl acrylat)

Xác định công thức của X, Y, Z

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Sản phẩm poli (metyl acrylat) để suy ngược lại Y có công thức CH2=CH-COOH → X là axit lactic CH3-CH(OH)-COOH

Nếu X là C2H5OH thì tách nước thu được anken C2H4 không thỏa mãn sơ đồ

C6H12O6 → 2CH3-CH(OH)-COOH (X)

CH3-CH(OH)-COOH \overset{H_{2} SO_{4} ,170^{o}C }{\rightarrow}\(\overset{H_{2} SO_{4} ,170^{o}C }{\rightarrow}\) CH2=CH2-COOH (Y) + H2O

CH2=CH2-COOH + CH3OH  \overset{H_{2} SO_{4} đặc }{\rightarrow}\(\overset{H_{2} SO_{4} đặc }{\rightarrow}\) CH2=CH-COOCH3 (Z)

CH2=CH-COOCH3 \overset{t^{o},p,xt}{\rightarrow}\(\overset{t^{o},p,xt}{\rightarrow}\) poli (metyl acrylat)

Vậy:

CH3-CH(OH)-COOH (X)

CH2=CH2-COOH (Y)

CH2=CH-COOCH3 (Z)

Câu 2. Saccarozo → glucozo → rượu etylic → atyaxetat → axit axetic

Đáp án hướng dẫn giải 

(1) H2O + C12H22O11 \overset{H^{+} ,t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{H^{+} ,t^{o} }{\rightarrow}\) C6H12O6 + C6H12O6

(2) C6H12O6 \overset{enzim ,t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{enzim ,t^{o} }{\rightarrow}\) 2C2H5OH + 2CO2

(3) C2H5OH + CH3COOH -\overset{H_{2} SO_{4} ,140^{o}C }{\rightarrow}\(\overset{H_{2} SO_{4} ,140^{o}C }{\rightarrow}\) CH3COOC2H5 + H2O

(4) H2O + CH3COOC2H5 \overset{H^{+} ,t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{H^{+} ,t^{o} }{\rightarrow}\) C2H5OH + CH3COOH

Câu 3. Cho dãy chuyển hóa: Xenlulozơ → X → Y → Z → Polibutađien. Xác định công thức của X, Y, Z

Đáp án hướng dẫn giải bài tập

Xenlulozo  \overset{H^{+} ,t^{o},H_{2}O  }{\rightarrow}\(\overset{H^{+} ,t^{o},H_{2}O }{\rightarrow}\)glucozo (C6H12O6) \overset{lên men}{\rightarrow}\(\overset{lên men}{\rightarrow}\) Ancol etylic (C2H5OH)  \overset{xt: MgO;Al_{2} O_{3};t°cao}{\rightarrow}\(\overset{xt: MgO;Al_{2} O_{3};t°cao}{\rightarrow}\)Buta−1,3−dien (CH2=CH−CH=CH2)\overset{trùng hợp}{\rightarrow}\(\overset{trùng hợp}{\rightarrow}\) Polibutadien

(C6H10O5)n  + nH2O \overset{H^{+} ,t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{H^{+} ,t^{o} }{\rightarrow}\) nC6H12O6

C6H12O6  \overset{enzim ,t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{enzim ,t^{o} }{\rightarrow}\) 2C2H5OH + 2CO2

Câu 4. Để phân biệt các chất: Glucozơ, glixerol, anđehit axetic, lòng trắng trứng và rượu etylic, có thể chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây?

Đáp án hướng dẫn giải bài tập

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

Sử dụng dung dịch Cu(OH)2/OH-

Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo ra phức đồng - glucozo.  Tạo phức đồng - glucozo màu xanh lam, dung dịch ban đầu là glucozo

2C6H12O6 + Cu(OH)2 ⟶ 2H2O + (C6H11O6)2Cu

Dung dịch tạo kết tủa Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường xuất hiện phức màu xanh thẫm

chính là glixerol

Andehit axetic: chỉ tạo kết tủa đỏ gạch Cu2O khi đun nóng

Cu(OH)2 + CH3CHO → CH3COOH + Cu2O↓ + H2O

Lòng trắng trứng: phản ứng màu biure tạo màu tím

Không xảy ra hiện tượng gì là rượu etylic

Câu 5. Đun nóng 500 gam dung dịch glucozơ với dung dịch AgNO3 /NH3 thu được 30 gam Ag, nồng độ của dung dịch glucozơ là

Đáp án hướng dẫn giải bài tập

Ta có phương trình phản ứng:

CH2OH[CHOH]4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3 (1)

=> nGlucozo = 1/2nAg = 1/2.(30:108) = 15/54 (mol)

=> mGlucozo = 15/54.180 = 25 gam

Nồng độ phần trăm của dung dịch glucozo là:

C% = (25 : 500) . 100% = 5%

Câu 6. Cho sơ đồ chuyển hóa sau Tinh bột → X → Y → Axit axetic. X và Y lần lượt là

A. glucozơ, etyl axetat.

B. glucozơ, ancol etylic.

C. ancol etylic, anđehit axetic.

D. mantozơ, glucozơ.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Tinh bột → C6H12O6 (X) → C2H5OH(Y) → Axit axetic (CH3COOH)

(C6H10O5)n→ C6H12O6 → C2H5OH → CH3COOH

Phương trình hóa học:

(1) (C6H10O5)n + nH2O \overset{H+, to}{\rightarrow}\(\overset{H+, to}{\rightarrow}\) nC6H12O6

(2)C6H12O6 \overset{lên men}{\rightarrow}\(\overset{lên men}{\rightarrow}\)2C2H5OH + 2CO2

(3) C2H5OH + O2\overset{men giấm}{\rightarrow}\(\overset{men giấm}{\rightarrow}\)CH3COOH + H2O

Vậy X là glucozo, Y là ancol etylic.

Câu 7. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:

Saccarozo →  glucozo → rượu etylic → axitaxetic → axetat kali

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

1. C12H22O11 + H2O\overset{H^{+} ,t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{H^{+} ,t^{o} }{\rightarrow}\)C6H12O6 + C6H12O6

2. C6H12O6 \overset{men ruou,t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{men ruou,t^{o} }{\rightarrow}\) 2C2H5OH + 2CO2

3. C2H5OH + O2 \overset{men giấm}{\rightarrow}\(\overset{men giấm}{\rightarrow}\) CH3COOH + H2O

4. 2CH3COOH + 2K \overset{men}{\rightarrow}\(\overset{men}{\rightarrow}\)> CH3COOK + H2

Câu 8. Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

C6H12O6 → A → B → C;

C + CH3COOH → C6H10O4.

Nhận xét nào sau đây là đúng

A. Chất A không tan trong nước.       

B. Nhiệt độ sôi củaC nhỏ hơn nhiệt độ sôi của A.

C. Chất B phản ứng được với KHCO3 tạo khí CO2.

D. Chất C phản ứng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

C6H12O6 → C2H5OH (A) → C2H4 (B) → C2H4(OH)2 (C)

C2H4(OH)2 (Z) + CH3COOH → C6H10O4

Các phương trình hóa học xảy ra

C6H12O6 + O2 \overset{men}{\rightarrow}\(\overset{men}{\rightarrow}\)2CO2 + 2C2H5OH

C2H5OH \overset{H_{2} SO_{4} đ, 170^{o} C}{\rightarrow}\(\overset{H_{2} SO_{4} đ, 170^{o} C}{\rightarrow}\) C2H4 + H2O

3CH2=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3HOCH2-CH2-OH + 2MnO2↓ + 2H2O

C2H4(OH)2 + CH3COOH \overset{H_{2} SO_{4} đ, t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{H_{2} SO_{4} đ, t^{o} }{\rightarrow}\)(CH3COO)2C2H4 + 2H2O

A. Sai vì C2H5OH tan vô hạn trong nước

B. Sai vì C2H4(OH)2 có phân tử khối lớn hơn C2H5OH => nhiệt độ sôi cao hơn.

C. Sai

D. Đúng vì C2H4(OH)2 là ancol đa chức có 2 nhóm –OH cạnh nhau

2C2H4(OH)2 + Cu(OH)2 → (C2H4OHO)2Cu + 2H2O

Câu hỏi trắc nghiệm liên quan 

Câu 1. Nhận định nào sau đây không đúng về glucozo?

A. Glucozo dễ chuyển hóa để cung cấp năng lượng cho tế bào

B. Glucozo là sản phẩm đầu tiên của quá trình quang hợp ở thực vật

C. Glucozo là nguyên liệu phổ biến cung cấp năng lượng cho tế bào

D. Glucozo cung cấp năng lượng nhiều nhất so với các chất hữu cơ khá

Xem đáp án
Đáp án A

Nhận định nkhông đúng về glucozo là: Glucozo dễ chuyển hóa để cung cấp năng lượng cho tế bào

Câu 2. Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là

A. CH3CHO và CH3CH2OH.

B. CH3CH2OH và CH3CHO.

C. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO.

D. CH3CH2OH và CH2=CH2.

Xem đáp án
Đáp án B

A. Sai – bằng 1 phản ứng không điều chế được CH3CHO từ glucozo

C. Sai – bằng 1 phản ứng không điều chế được CH3CH(OH)COOH từ glucozo

D. Sai – bằng 1 phản ứng không điều chế được CH3COOH từ CH2=CH2

Vậy: Hai chất X, Y lần lượt là: CH3CH2OH và CH3CHO.

Sơ đồ hoàn chỉnh : Glucozo → CH3CH2OH → CH3CHO → CH3COOH

Các phương trình phản ứng :

C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2

C2H5OH + CuO \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) CH3CHO + Cu + H2O

CH3CHO + [O] \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) CH3COOH

Câu 3. Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → X → Y → Z → metyl axetat. (mỗi mũi tên biểu diễn một phương trình phản ứng). Các chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là

A. C2H5OH, CH3COOH.

B. CH3COOH, CH3OH.

C. CH3COOH, C2H5OH

D. C2H4, CH3COOH.

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 4. Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là

A. CH3CH2OH và CH2=CH2

B. CH3CH2OH và CH3CHO

C. CH3CHO và CH3CH2OH

D. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO

Xem đáp án
Đáp án B

Từ glucozơ dựa vào phản ứng lên men ta thu được rượu etylic => Loại C và D

Xét ý A và B, chỉ có CH3CHO + 1/2O2 → CH3COOH (xúc tác + nhiệt độ) (phản ứng điều chế axit axetic trong công nghiệp) là thỏa mãn

Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Glucozơ tác dụng được với nước brom.

B. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3/NH3

C. Glucozơ tồn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng.

D. Ở dạng mạch hở, glucozơ có 5 nhóm OH kề nhau.

Xem đáp án
Đáp án B

Phát biểu không đúng là: Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3/NH3

=> Glucozơ bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3/NH3.

Câu 6. Lên men hoàn toàn 250 gam dung dịch glucozo 4,5% thu được dung dịch rượu etylic. Nồng độ % của rượu etylic trong dung dịch thu được là:

A. 4,6%

B. 2,3%

C. 4,5%

D. 2,35%

Xem đáp án
Đáp án D

Phương trình phản ứng hóa học

C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2

0,0625 → 0,125 → 0,125

Ta có: m glucozo = 250.4,5/100 = 11,5 gam => nglucozo = 0,0625 mol

nC2H5OH = 2.nglucozo = 0,125 mol => mC2H5OH = 5,75 gam

m dung dịch rượu = mdung dịch gluczo - mCO2 = 250 - 0,125.44 = 244,5 gam

=>% mC2H5OH = 5,75/244,5.100% = 2,35%

Câu 7. Cho 3 chất lỏng riêng biệt: Glucozơ, axit axetic, rượu etylic, để phân biệt 3 chất trên bằng phương pháp hóa học nào

A. Dung dịch Na2CO3 và Na

B. Ag2O/dd NH3 và quỳ tím

C. Dung dịch NaHCO3 và dung dịch AgNO3

D. Quỳ tím và Na

Xem đáp án
Đáp án B

Trích mẫu thử đánh số thứ tự

Sử dụng Ag2O/dd NH3 và quỳ tím để nhận biết 3 chất lỏng trên

Mẫu ống nghiệm nào làm đổi màu quỳ tím thành đó thì dung dịch ban đầu là axit axetic

Hai mẫu dung dịch còn lại không làm đổi màu quỳ tím

Cho tiếp dung dịch Ag2O/dd NH3 vào 2 dung dịch còn lại

Mẫu ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa bạc thì dung dịch ban đầu chính là glucozo

C6H12O6 + 8AgNO3 + 4NH3 → 8Ag + 6CO2 + 6NH4NO3

Mẩu thử không có hiện tượng gì là rượu etylic

Câu 8. Cho các nội dung phát biểu dưới đây:

(a) Glucozơ là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.

(b) Glucozơ bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3/NH3

(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.

(d) Bệnh nhân phải tiếp đường (tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch), đó là đường  glucozơ.

(e)Trong công nghiệp, glucozo được sản xuất từ tinh bột bằng phản ứng thủy phân

(f) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.

Số phát biểu đúng là

A. 4

B. 3

C. 6

D. 5

Xem đáp án
Đáp án D

Cho các nội dung phát biểu dưới đây:

(a) Glucozơ là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước => đúng

(b) Glucozơ bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3/NH3 => đúng

(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam .=> đúng

(d) Bệnh nhân phải tiếp đường (tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch), đó là đường glucozơ.=> đúng

(e)Trong công nghiệp, glucozo được sản xuất từ tinh bột bằng phản ứng thủy phân => đúng

(f) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol => Sai vì saccarozơ không tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol

Câu 9. Có các dung dịch mất nhãn sau: axit axetic, glixerol, etanol, glucozo. Thuốc thử dùng để nhận biết các dung dịch này là:

A. Quỳ tím

B. AgNO3/NH3

C. CuO

D. Quỳ tím, AgNO3/NH3, Cu(OH)2

Xem đáp án
Đáp án D

Để nhận biết các chất trong dãy ta dùng Quỳ tím, AgNO3/NH3, Cu(OH)2:

  • Quì tím:

+ Hóa đỏ: CH3COOH (axit axetic)

+ Không đổi màu: CH3COOH, C3H5(OH)3, C2H5OH, C6H12O6 (glucozo)

  • AgNO3/NH3:

+ Tạo kết tủa trắng bạc: C6H12O6 (Glucozo)

+ Không phản ứng: C3H5(OH)3, C2H5OH

  • Cu(OH)2:

+ Kết tủa tan tạo phức màu xanh lam đặc trưng: C3H5(OH)3 (Glicerol)

+ Không phản ứng: C2H5OH

Câu 10. Fructozơ và Glucozơ

A. đều tạo được dung dịch màu xanh lam khi tác dụng với Cu(OH)2.

B. đều có nhóm CHO trong phân tử

C. là hai dạng thù hình của cùng một chất.

D. trong dung dịch, đều tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở.

Xem đáp án
Đáp án A

B. Sai – fruc có nhóm –C=O còn glu có nhóm –CHO

C. Sai – fruc và glu là đồng phân của nhau

D. Sai – Cả 2 cùng tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng trong dung dịch

...........................................

>> Mời các bạn tham khảo tài liệu quan

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu, Giải bài tập Hóa học lớp 12, Hóa học lớp 12, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
10
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 12 - Giải Hoá 12

    Xem thêm