Đại dương rộng lớn nhất thế giới là

Đại dương rộng lớn nhất thế giới là được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Đại dương rộng lớn nhất thế giới là:

  1. Đại Tây Dương
  2. Thái Bình Dương
  3. Ấn Độ Dương
  4. Bắc Băng Dương

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Thái Bình Dương

Giải thích

Thái Bình Dương có diện tích 165,25 triệu km2 (63,8 triệu dặm2), chiếm 46% diện tích bề mặt vùng nước, bằng khoảng một phần ba tổng diện tích bề mặt Trái Đất và lớn hơn diện tích của mọi phần đất trên Trái Đất cộng lại.

1. Thái Bình Dương - đại dương lớn nhất Thế Giới

Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất Thế Giới, nó trải dài từ Bắc Băng Dương ở phía bắc đến Nam Băng Dương (hay châu Nam Cực phụ thuộc định nghĩa) ở phía nam, bao quanh là châu Á và châu Úc ở phía tây và châu Mỹ ở phía đông.

Thái Bình Dương có diện tích 165,25 triệu km2 (63,8 triệu dặm2), chiếm 46% diện tích bề mặt vùng nước, bằng khoảng một phần ba tổng diện tích bề mặt Trái Đất và lớn hơn diện tích của mọi phần đất trên Trái Đất cộng lại. Đường xích đạo chia Thái Bình Dương thành hai phần "Bắc Thái Bình Dương" và "Nam Thái Bình Dương". Chiều rộng Đông-Tây lớn nhất của đại dương là ở khoảng vĩ độ 5°B, tại đó nó trải dài 19.800 km (12.300 dặm) từ Indonesia đến bờ biển Colombia. Điểm sâu nhất của lớp vỏ Trái Đất nằm trong rãnh Mariana ở Tây Bắc Thái Bình Dương với độ sâu 10.911 m (35.797 ft).

Mặc dù người châu Á và châu Đại Dương đã du hành trên Thái Bình Dương từ thời tiền sử, vùng Đông Thái Bình Dương mới lần đầu được quan sát bởi người châu Âu vào đầu thế kỷ XVI khi nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Vasco Núñez de Balboa vượt eo đất Panama vào năm 1513 và khám phá ra "biển phương Nam" lớn, ông đã đặt tên cho nó là Mar del Sur. Tên gọi hiện tại khởi nguồn từ nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan với chuyến hành trình vòng quanh thế giới của ông vào năm 1521. Magellan gặp thời tiết thuận lợi trong quãng thời gian di chuyển trên đại dương này, bởi vậy ông đã gọi nó là Mar Pacifico, có nghĩa "biển thái bình" cả trong tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

2. Hệ động thực vật ở Thái Bình Dương

Người ta thường tin rằng các vùng nước ở Thái Bình Dương có tính chất thuần nhất và êm đềm. Tuy nhiên, bất kỳ khu vực nào, ngay cả cá nổi, cũng rất đa dạng giống như bất kỳ hệ sinh thái trên cạn nào khác. Tại đây nổi bật các dòng hải lưu khác nhau và do đó, thảm thực vật trở thành nguồn thức ăn quan trọng nhất cho các loài động vật đại dương. Rong biển và chất diệp lục rất nhiều. Chúng là một bộ phận của tảo lục bao gồm tới 8200 loài và được đặc trưng bởi có chất diệp lục a và b. Ngoài ra còn có một lượng lớn tảo đỏ được đặc trưng bởi tông màu đỏ do các sắc tố phycocyanin và phycoerythrin.

Về hệ động vật, bởi vì phần mở rộng của nó là áp đảo, nó lưu trữ hàng ngàn loài, đặc biệt là cá. Ở đây sinh vật phù du là cơ sở của tất cả thức ăn và của lưới thức ăn. Hầu hết các loài tạo nên sinh vật phù du đều trong suốt và hiển thị một số màu sắc khi nhìn qua kính hiển vi. Màu sắc thường từ đỏ đến xanh. Một số trong số chúng có khả năng phát quang vì có những vùng sâu mà ánh sáng mặt trời không chiếu tới được. Trong hệ động vật biển có tất cả các loại cá, cá mập, động vật giáp xác, động vật giáp xác,...

3. Những điều thú vị về Thái Bình Dương

3.1. Một trong 5 đại dương được công nhận trên Trái Đất

Các nhà địa lý và khoa học chia khối nước biển khổng lồ, liên kết với nhau và bao phủ 71% bề mặt của Trái đất thành 5 đại dương. Trong đó đại dương lớn nhất là Thái Bình Dương, và lần lượt là Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Nam Đại Dương và Bắc Băng Dương.

3.2. Chứa rất nhiều nước

Không phải các đại dương đều có lượng nước tương đương nhau. Theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), nước ở Thái Bình Dương chiếm tới 49,4% tổng lượng nước trên các đại dương của Trái Đất, gấp đôi Đại Tây Dương.

Ngoài ra, Thái Bình Dương là đại dương sâu nhất cho đến nay, độ sâu trung bình là 4.000m.

3.3. Nguồn gốc của tên Thái Bình Dương

Ngày 20/9/1519, Ferdinand Magellan - một nhà thám hiểm và nhà hàng hải người Bồ Đào Nha đã chỉ huy đoàn thám hiểm gồm 270 thủy thủ, khởi hành từ Tây Ban Nha, vượt qua Đại Tây Dương. Họ đã thành công trong việc di chuyển qua điểm giữa cực nam lục địa Nam Mỹ và quần đảo Tierra Del Fuego, nay được gọi là "Eo biển Magellan". Đây chính là điểm kết nối giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Cuối năm 1520, khi tới quần đảo Philippines, Magellan cùng các thuyền viên nhận thấy vùng biển ở đây khá yên tĩnh và lặng gió nên đã đặt tên cho vùng biển này là "Thái Bình Dương" - vùng biển yên bình.

3.4. Chứa ngọn núi cao nhất Trái đất

Đỉnh Everest là ngọn núi cao nhất thế giới tình từ mực nước biển, cao 8.848m. Nhưng nó vẫn thấp hơn so với Mauna Kea, một ngọn núi lửa hiện đã không còn hoạt động nằm dưới mực nước biển ở Hawaii, cao tới tận 10.210m.

3.5. Có hai vòng hải lưu lớn

Vòng quay của Trái đất và sự bố trí của các lục địa tạo ra hệ thống các dòng hải lưu tròn (gyres) rộng lớn với nhiệm vụ phân phối lại nhiệt từ Mặt trời và các chất dinh dưỡng cho nhiều dạng sống trong đại dương.

Trên thế giới có 5 vòng hải lưu lớn, 2 trong số đó xuất hiện trên Thái Bình Dương gồm:

North Pacific Gyre: Phía trên đường xích đạo chạy theo chiều kim đồng hồ từ California, Mỹ đến Nhật Bản.

South Pacific Gyre: Ở bên dưới di chuyển theo hướng ngược lại.

Rác do con người thải ra đại dương được các dòng hải lưu này luân chuyển rác đi vòng quanh các đại dương.

3.6. Chứa điểm Nemo

Ở Nam Thái Bình Dương và phía dưới đường xích đạo, có một nơi được gọi là Point Nemo - điểm Nemo hay "Cực bất khả tiếp cận trên đại dương". Chi tiết mời các bạn xem trong bài “Điểm Nemo, nơi cô lập nhất hành tinh, nghĩa địa chôn vùi của Trạm Vũ trụ Quốc tế khi kết thúc sứ mệnh”.

3.7. Chứa điểm sâu nhất trên Trái đất

Challenger Deep (Vực thẳm Challenger) sâu khoảng 10.944 mét nằm dưới biển Thái Bình Dương là điểm sâu nhất được biết đến trên Trái đất. Nó nằm ở cuối phía Nam rãnh Mariana.

--------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Đại dương rộng lớn nhất thế giới là. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải tập bản đồ Địa lí 7, Giải bài tập Địa Lí 7 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7, Đề thi học kì 1 lớp 7,... được cập nhật liên tục trên VnDoc để học tốt môn Địa hơn.

Đánh giá bài viết
1 107
Sắp xếp theo

    Địa lý lớp 7

    Xem thêm