Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề ôn tập ở nhà lớp 5 môn Tiếng việt cho học sinh Giỏi - Nghỉ dịch Corona (Tuần từ 30/3 - 04/4)

Đề ôn tập ở nhà lớp 5 môn Tiếng việt cho học sinh Giỏi - Nghỉ dịch Corona (Tuần từ 30/3 - 04/4) có đáp án chi tiết chi từng phần cho các em học sinh tham khảo, ôn luyện ở nhà trong thời gian nghỉ dịch bệnh Covid 19.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 5, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 5 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 5. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đề ôn tập ở nhà học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng việt

I. Luyện từ và câu:

Câu 1: Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu sau : (1đ)

a. Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói, tiếng cười rộn ràng, vui vẻ.

b. Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi.

Câu 2: Cho các từ : nhân loại, nhân đức, nhân dân, nhân ái, nhân vật, nhân hậu, nhân từ, công nhân. Hãy cho biết: (1đ)

a. Những từ nào có tiếng nhân có nghĩa là “người”

b. Những từ nào có tiếng nhân có nghĩa là “lòng thương người ”

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 3: Chuyển các cặp câu đơn sau thành một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ: (1đ)

Ban công nhà Thu không rộng lắm. Bà ngoại vẫn biến nó thành một khu vườn nhỏ xanh mát.

………………………………………………………………………………………………………………

Câu 4: Cho đoạn văn sau: (1đ)

“Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới.. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót.”

(Tiếng mưa – Nguyễn Thị Như Trang)

Hãy xác định những từ đơn, từ ghép, từ láy trong đoạn văn trên.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 5: (1đ)

(…) Mầm non vừa nghe thấy

Vội bật chiếc vỏ rơi

Nó đứng dậy giữa trời

Khoác áo màu xanh biếc.

a. Trình bày nội dung của khổ thơ trên.

b. Từ “mầm non” trong dòng thơ đầu tiên được sử dụng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Đặt một câu với từ “mầm non” được dùng theo nghĩa chuyển.

……………………………………………………………………………………………………

Câu 6: Các từ ngữ trong mỗi nhóm dưới đây có đặc điểm chung gì? (1đ)

a. Mênh mông, lộp độp, , mềm mại, rào rào.

b. Nhi đồng, trẻ em, thiếu nhi, con nít.

c. Cánh buồm, cánh chim, cánh quạt, cánh diều.

d. Đồng nội, đồng hành, đồng tiền, trống đồng.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Hoặc câu: Điền các cặp từ trái nghĩa vào chỗ trống để hoàn thành các câu ca dao, tục ngữ sau:

a. Trống đánh…….. kèn thổi………

b. Khi vui muốn……. buồn tênh lại…….

c. Bóc…… cắn…….

d. Tháng năm chưa nằm đã………

Tháng mười chưa cười đã………

II. Tập làm văn: Thành phố Đà Nẵng là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của miền Trung đã để lại trong lòng khách du lịch nhiều ấn tượng đẹp.

Em hãy viết đoạn văn tả một cảnh đẹp của thành phố quê mình. (4 điểm)

Đáp án Đề ôn tập ở nhà học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng việt

I. Luyện từ và câu:

Câu 1: Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu sau: (1đ)

Đề ôn tập học sinh giỏi Tiếng việt lớp 5

Câu 2: Cho các từ: nhân loại, nhân đức, nhân dân, nhân ái, nhân vật, nhân hậu, nhân từ, công nhân. Hãy cho biết: (1đ) a. Những từ nào có tiếng nhân có nghĩa là “người”: nhân dân, nhân vật, công nhân, nhân loại

b. Những từ nào có tiếng nhân có nghĩa là “lòng thương người ”: nhân đức, nhân ái, nhân từ, nhân hậu .

Câu 3: Chuyển các cặp câu đơn sau thành một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ : (1đ)

a. Ban công nhà Thu không rộng lắm. Bà ngoại vẫn biến nó thành một khu vườn nhỏ xanh mát.

Tuy ban công nhà Thu không rộng lắm nhưng bà ngoại vẫn biến nó thành một khu vườn nhỏ xanh mát.

Câu 4: Cho đoạn văn sau: (1đ)

“Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới… Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót.”

(Tiếng mưa – Nguyễn Thị Như Trang)

Hãy xác định những từ đơn, từ ghép, từ láy trong đoạn văn trên.

- Từ đơn: mưa, những, rơi, mà, như.

- Từ ghép: mùa xuân, hạt mưa, bé nhỏ;

- Từ láy: xôn xao, phơi phới, mềm mại, nhảy nhót.

Câu 5: (1đ)

(…) Mầm non vừa nghe thấy

Vội bật chiếc vỏ rơi

Nó đứng dậy giữa trời

Khoác áo màu xanh biếc.

a.Trình bày nội dung của khổ thơ trên.

- Khổ thơ miêu tả sự trỗi dậy, vươn lên của mầm non. ( 0,5 đ)

b. Từ “mầm non” trong dòng thơ đầu tiên được sử dụng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Đặt một câu với từ “mầm non” được dùng theo nghĩa chuyển.

- Từ “mầm non” trong dòng thơ đầu tiên được dùng với nghĩa gốc. (0,25 đ)

- Đặt câu với nghĩa chuyển:

VD: + Thiếu niên, nhi đồng là mầm non của đất nước. (0,25 đ)

+ Em Lan đang học ở trường mầm non.

HS đặt câu và sử dụng đúng nghĩa chuyển của từ “mầm non” đều được điểm.

Câu 6: Các từ ngữ trong mỗi nhóm dưới đây có đặc điểm chung gì? (1đ)

a. Mênh mông, lộp độp, mềm mại, rào rào. ( từ láy)

b. Nhi đồng, trẻ em, thiếu nhi, con nít. (từ đồng nghĩa)

c. Cánh buồm, cánh chim, cánh quạt, cánh diều. ( từ nhiều nghĩa)

d. Đồng nội, đồng hành, đồng tiền, trống đồng. ( từ đồng âm)

Hoặc câu: Điền các cặp từ trái nghĩa vào chỗ trống để hoàn thành các câu ca dao, tục ngữ sau:

a. Xuôi……ngược.

b. Khóc……cười.

c. Ngắn……dài.

d. Sáng……tối.

II. Tập làm văn:

- Bài viết có độ dài khoảng 15 đến 20 dòng. Viết đúng thể loại văn miêu tả, kiểu bài tả cảnh. Nội dung thể hiện được yêu cầu của bài: tả một cảnh đẹp ở thành phố em. Nội dung bài viết cần làm rõ các ý:

+ Mở đoạn: Giới thiệu bao quát được cảnh đẹp mình sẽ tả

+ Thân đoạn: Tả từng phần của cảnh đẹp theo trình tự hợp lí, cụ thể.

+ Kết đoạn: Cảnh đẹp đó đã cho em những suy nghĩ và cảm xúc gì.

- Bài viết đảm bảo sự lô-gic, liên kết chặt chẽ giữa các câu văn trong đoạn.

- Diễn đạt trong sáng rõ ràng, mạch lạc, biết dùng các từ ngữ, hình ảnh sinh động.

- Nêu cảm xúc tự nhiên, chân thực

- Viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp, trình bày sạch sẽ

Bộ đề ôn tập ở nhà lớp 5

Nhằm giúp các em học sinh ôn tập, củng cố lại kiến thức trong thời gian nghỉ ở nhà dịch bệnh do virus Corona, tránh mất kiến thức khi học lại. Các dạng bài tập, phiếu bài tập, đề ôn tập thường xuyên được cập nhật mới nhất theo các môn các lớp trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tiếng Việt lớp 5 Sách mới

    Xem thêm