Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

160 câu hỏi trắc nghiệm dòng điện xoay chiều

Trắc nghiệm dòng điện xoay chiều

160 câu hỏi trắc nghiệm dòng điện xoay chiều. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc sưu tầm để gửi tới quý thầy cô và các bạn học sinh nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập môn Vật lý lớp 12 chuyên đề dòng điện xoay chiều. Bài viết gồm có 160 câu hỏi trắc nghiệm về phần dòng điện xoay chiều, câu hỏi có đáp án kèm theo. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM PHẦN ĐIỆN XOAY CHIỀU

Câu 1) Chọn phát biểu đúng khi nói về cường độ dòng điện hiệu dụng

A. Giá trị của cường độ hiệu dụng được tính bởi công thức I = dòng điện xoay chiềuI0

B. Cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều bằng cường độ dòng điện không đổi.

C. Cường độ hiệu dụng không đo được bằng ampe kế.

D. Giá trị của cường độ hiệu dụng đo được bằng ampe kế.

Câu 2) Nguyên tắc tạo dòng điện xoay chiều dựa trên:

A. Hiện tượng tự cảm.

B. Hiện tượng cảm ứng điện từ.

C. Từ trường quay.

D. Hiện tượng quang điện.

Câu 3) Cách tạo ra dòng điện xoay chiều là

A. cho khung dây dẫn quay đều trong một từ trường đều quanh một trục cố định nằm trong mặt khung dây và vuông góc với từ trường.

B. cho khung dây chuyển động đều trong một từ trường đều.

C. quay đều một nam châm điện hay nam châm vĩnh cửu trước mặt một cuộn dây dẫn.

D. A hoặc C

Câu 4) Cách tạo ra dòng điện xoay chiều nào là đúng với nguyên tắc của máy phát điện xoay chiều?

A. Làm cho từ thông qua khung dây biến thiên điều hoà.

B. Cho khung dây chuyển động tịnh tiến trong một từ trường đều.

C. Cho khung dây quay đều trong một từ trường đều quanh một trục cố định nằm song song với các đường cảm ứng từ.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 5) Dòng điện xoay chiều là dòng điện có tính chất nào sau đây?

A. Chiều dòng điện thay đổi tuần hoàn theo thời gian.

B. Cường độ biến đổi tuần hoàn theo thời gian.

C. Chiều thay đổi tuần hoàn và cường độ biến thiên điều hoà theo thời gian.

D. Chiều và cường độ thay đổi đều đặn theo thời gian.

Câu 6) Chọn phát biểu đúng khi nói về dòng điện xoay chiều

A. Dòng điện xoay chiều có cường độ biến thiên tuần hoàn theo thời gian.

B. Dòng điện xoay chiều có chiều dòng điện biến thiên điều hoà theo thời gian.

C. Dòng điện xoay chiều có cường độ biến thiên điều hoà theo thời gian.

D. Dòng điện xoay chiều hình sin có pha biến thiên tuần hoàn.

Câu 7) Chọn phát biểu đúng khi nói về hiệu điện thế dao động diều hoà

A. Hiệu điện thế dao động điều hòa ở hai đầu khung dây có tần số góc đúng bằng vận tốc góc của khung dây đó khi nó quay trong từ trường.

B. Biểu thức hiệu điện thế dao động điều hoà có dạng: u = U0cos(ω.t + φ)

C. Hiệu điện thế dao động điều hòa là một hiệu điện thế biến thiên điều hoà theo thời gian.

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 8) Chọn một trong các cụm từ sau để điền vào chỗ trống sao cho đúng nghĩa: Cường độ dòng điện............. của dòng điện xoay chiều là cường dộ dòng điện không đổi khi qua cùng vật dẫn trong cùng thời gian làm toả ra cùng nhiệt lượng như nhau.

A. Hiệu dụng

B. Tức thời.

C. Không đổi

D. A, B, C không thích hợp

Câu 9) Một khung dây đặt trong từ trường có cảm ứng từ dòng điện xoay chiều. Từ thông qua khung là 6.10-4Wb.Cho cảm ứng từ giảm đều về 0 trong thời gian 10-3(s) thì sức điện động cảm ứng xuất hiện trong khung là:

A. 6V

B. 0,6V

C. 0,06V

D. 3V

Câu 10) Một khung dây điện tích S = 600cm2 và có 2000 vòng dây quay đều trong từ trường đều có vectơ dòng điện xoay chiều vuông góc với trục quay của khung và có giá trị B = 4,5.10-2(T). Dòng điện sinh ra có tần số 50 Hz. Chọn gốc thời gian lúc pháp tuyến khung cùng chiều với đường sức từ. Biểu thức sức điện động e sinh ra có dạng

A. e = 120dòng điện xoay chiềusin100πt V

B. e = 120dòng điện xoay chiềucos (100πt + π/6)(V)

C. e = 120dòng điện xoay chiềucos100 πt V

D. e = 120dòng điện xoay chiềucos100 πt V

Câu 11) Khung dây hình chữ nhật dài 30cm, rộng 20cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 10-2 (T) sao cho phép tuyến khung hợp với véctơ dòng điện xoay chiều 1 góc 600. Từ thông qua khung là:

A. 3.10-4 (T)

B. 2dòng điện xoay chiều10-4 Wb

C. 3.10-4 Wb

D. 3dòng điện xoay chiều.10-4 Wb

Câu 12) Một khung dây hình vuông cạnh 20cm có 2000 vòng dây quay đều trong từ trường không đổi, có cảm ứng từ 10-2 (T) với vận tốc quay 50 vòng/s. Đường sức từ vuông góc với trục quay. Lấy t0 = 0 là lúc mặt khung vuông góc với đường sức. Từ thông qua khung có dạng:

A. 0,4.10-3 cos100πt mWb

B. 0,4 sin100πt mWb

C. 0,4sin(100πt + π/6) mWb

D. 0,04sin100πt mWb

Câu 13) Một khung dây quay đều với vận tốc 3000vòng/phút trong từ trường đều có từ thông cực đại gửi qua khung là 1/π Wb. Chọn gốc thời gian lúc mặt phẳng khung dây hợp với dòng điện xoay chiều một góc 300 thì suất điện động hai đầu khung là:

A. e = 100cos(100πt + π/6) V.

B. e = 100cos(100πt +π/3) V.

C. e = 100cos(100πt + 600) V.

D. e = 100cos(50t + π/3) V.

Câu 14) Một khung dây hình chữ nhật có tiết diện 54cm2 gồm 500 vòng, quay đều xung quanh trục với vận tốc 50 vòng/giây trong từ trường đều 0,1Tesla. Chọn gốc thời gian lúc song song với mặt phẳng khung dây thì biểu thức suất điện động hai đầu khung dây là:

A. e = 27cos(100πt + π/2) V.

B. e = 27πcos(100πt ) V.

C. e = 27πcos(100πt + 900) V.

D. e = 27πcos(100πt + π/2) V.

Câu 15) Dòng điện AC được ứng dụng rộng rãi hơn dòng DC, vì:

A. Thiết bị đơn giản, dễ chế tạo, tạo ra dòng điện có công suất điện lớn và có thể biến đổi dễ dàng thành dòng điện DC bằng phương pháp chỉnh lưu.

B. Có thể truyền tải đi xa dễ dàng nhờ máy biến thế, hao phí điện năng truyền tải thấp.

C. Có thể tạo ra dòng AC ba pha tiết kiệm được dây dẫn và tạo được từ trường quay.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 16) Giá trị đo của vonkế và ampekế xoay chiều chỉ:

A. Giá trị tức thời của hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều.

B. Giá trị trung bình của hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều.

C. Giá trị cực đại của hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều.

D. Giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều.

Câu 17) Trong các loại ampekế sau, loại nào không đo được cường dộ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều?

A. Ampe kế nhiệt.

B. Ampe kế từ điện.

C. Ampe kế điện từ.

D. Ampe kế điện động.

Câu 18) Đặt vào hai đầu một tụ điện một hiệu diện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng U không đổi và tần số 50Hz thì cường độ hiệu dụng qua tụ là 4A. Để cường độ hiệu dụng qua tụ bằng 1A thì tần số của dòng điện phải bằng:

A. 25Hz

B. 100Hz

C. 12,5Hz

D. 400Hz

Câu 19) Một thiết bị điện một chiều có các giá trị định mức ghi trên thiết bị là 110V. Thiết bị đó phải chịu được hiệu điện thế tối đa là:

A. 110dòng điện xoay chiều.V

B. 110V

C. 220V

D. 220dòng điện xoay chiềuV

Câu 20) Một thiết bị điện xoay chiều có các giá trị định mức ghi trên thiết bị là 110V. Thiết bị đó phải chịu được hiệu điện thế tối đa là:

A. 220dòng điện xoay chiều.V

B. 220V.

C. 110dòng điện xoay chiềuV

D. 110V

Câu 21) Hiệu điện thế giữa hai đầu một đoạn mạch điện xoay chiều có biểu thức: u =110√2 cos(100πt)V Hiệu điện thế hiệu dụng của đoạn mạch là:

A. 110V

B. 110√2 .V

C. 220V

D. 220√2 V

Câu 22) Giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế xoay chiều có biểu thức u = 220√5 cos(100π .t)V là:

A. 220√5 .V

B. 220V

C. 110√10 .V

D. 110√5 .V

Câu 23) Giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều có biểu thức i= 2√3 cos(200πt + π/6) là:

A. 2A

B. 2√A

C. √6A

D. 3 √2A.

Câu 24) Biểu thức của cường độ dòng điện trong một đoạn mạch AC là : i= 2\sqrt{5}\(\sqrt{5}\) cos(200πt + π/6) Ở thời điểmt =1/300s cường độ trong mạch đạt giá trị

A. Cực đại

B. Cực tiểu

C. Bằng không

D. Một giá trị khác

Câu 25) Một dòng điện xoay chiều có biểu thức i = 4sin(100pt +π/3)A Chọn phát biểu đúng?

A. Cường độ dòng điện hiệu dụng chạy qua mạch là 4A.

B. Tần số dòng điện xoay chiều là 100Hz.

C. Cường độ dòng điện cực đại của dòng điện là 4A.

D. Chu kì dòng điện là 0,01s.

Câu 26) Một dòng điện xoay chiều có tần số 50Hz thì trong mỗi giây dòng điện đổi chiều mấy lần?

A. 100 lần.

B. 25 lần.

C. 50 lần.

D. 60 lần.

Câu 27) Một dòng điện xoay chiều có biểu thức i = 2\sqrt{2}\(\sqrt{2}\) cos(100pt + π/3) A. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Cường độ dòng điện hiệu dụng chạy qua mạch là 2A.

B. Tần số dòng điện xoay chiều là 50Hz.

C. Cường độ dòng điện cực đại là 2\sqrt{2}\(\sqrt{2}\) A.

D. Cả A, B và C

Câu 28) Chọn câu trả lời sai. Dòng điện xoay chiều là:

A. Dòng điện mà cường độ biến thiên theo dạng sin.

B. Dòng điện mà cường độ biến thiên theo dạng cos.

C. Dòng điện đổi chiều một cách tuần hoàn.

D. Dòng điện dao động điều hòa.

Câu 29) Gọi i, Io, I lần lượt là cường độ tức thời, cường độ cực đại và cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều đi qua một điện trở R. Nhiệt lượng toả ra trên điện trở R trong thời gian t được xác định bởi hệ thức nào sau đây?

A. Q = R.i2.t

B. Q = R.I 2.t

C. Q= R . I_0^2\(I_0^2\)/2t

D. Cả B và C.

Câu 30) Một dòng điện xoay chiều đi qua điện trở 25 W trong thời gian 2 phút thì nhiệt lượng toả ra là Q=6000J. Cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều là :

A. 3A

B. 2A

C. \sqrt{3}\(\sqrt{3}\)A

D. \sqrt{2}\(\sqrt{2}\)A

Câu 31) Nhiệt lượng Q do dòng điện có biểu thức i = 2cos120t(A) đi qua điện trở 10 W trong 0,5 phút là:

A. 1000 J.

B. 600 J.

C. 400 J.

D. 200 J.

Câu 32) Một cuộn dây có độ tự cảm L = 2/15π H và R=12 W được đặt vào một hiẹu điện thế xoay chiều 100V vàtần số 60Hz. Cường độ dòng điện chạy trong cuộn dây và nhiệt lượng toả ra trong một phút là

A. 3A và 15 KJ.

B. 4A và 12 KJ.

C. 5A và 18 KJ.

D. 6A và 24 KJ

Câu 33) Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau đây?

A. Khi cường độ dòng điện qua đoạn mạch chỉ có điện trở R và qua đoạn mạch gồm điện trở R mắc nối tiếp với một tụ C là như nhau thì công suất tiêu thụ trên cả hai đoạn mạch giống nhau.

B. Trong mạch RC điện năng chỉ tiêu thụ trên điện trở R mà không tiêu thụ trên tụ điện..

C. Tụ điện không cho dòng xoay chiều đi qua.

D. Dòng điện xoay chiều thực chất là một dao động cưỡng bức.

Câu 34) Chọn phát biểu đúng về vôn kế và ampekế

A. Giá trị đo của vôn kế và ampe kế xoay chiều chỉ giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều.

B. Giá trị đo của vôn kế và ampe kế xoay chiều chỉ giá trị cực đại của hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều.

C. Giá trị đo của vôn kế và ampe kế xoay chiều chỉ giá trị trung bình của hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều.

D. Giá trị đo của vôn kế và ampe kế xoay chiều chỉ giá trị tức thời của hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều.

Câu 35) Chọn phát biểu sai khi nói về ý nghĩa của hệ số công suất cosφ

A. Để tăng hiệu quả sử dụng điện năng, chúng ta phải tìm cách nâng cao hệ số công suất.

B. Hệ số công suất càng lớn thì công suất tiêu thụ của mạch điện càng lớn.

C. Hệ số công suất càng lớn thì công suất hao phí của mạch điện càng lớn.

D. Công suất của các thiết bị điện thường có cosφ >0,85

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết 160 câu hỏi trắc nghiệm dòng điện xoay chiều. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Vật lý lớp 12 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Ngữ văn 12, tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm tài liệu học tập nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Vật lí 12

    Xem thêm