847 câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết Vật lý lớp 12 theo từng chương

Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết Vật lý lớp 12 theo từng chương

Toàn bộ kiến thức môn Vật lý lớp 12 được VnDoc sưu tầm và tổng hợp trong tài liệu: 847 câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết Vật lý lớp 12 theo từng chương. Mời các bạn cùng tham khảo để ngày càng học tập tốt hơn và có kết quả cao trong các kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT TOÀN BỘ CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ 12

CHƯƠNG I. DAO ĐỘNG CƠ HỌC

Câu 1. Dao động cơ học là

A. chuyển động tuần hoàn quanh một vị trí cân bằng.

B. chuyển động lặp lại nhiều lần quanh vị trí cân bằng.

C. chuyển động đung đưa nhiều lần quanh vị trí cân bằng.

D. chuyển động thẳng biến đổi quanh một vị trí cân bằng.

Câu 2. Trong dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là không đúng.

A. Cứ sau một khoảng thời gian T thì vật lại trở về vị trí ban đầu.

B. Cứ sau một khoảng thời gian T thì vận tốc của vật lại trở về giá trị ban đầu.

C. Cứ sau một khoảng thời gian T thì gia tốc của vật lại trở về giá trị ban đầu.

D. Cứ sau một khoảng thời gian T thì biên độ vật lại trở về giá trị ban đầu.

Câu 3. Trong dao động điều hòa của chất điểm, chất điểm đổi chiều chuyển động khi

A. lực tác dụng đổi chiều.

B. lực tác dụng bằng không.

C. lực tác dụng có độ lớn cực đại.

D. lực tác dụng có độ lớn cực tiểu.

Câu 4. Vận tốc của vật dao động điều hòa có độ lớn cực đại khi

A. vật ở vị trí có li độ cực đại.

B. gia tốc của vật đạt cực đại.

C. vật ở vị trí có li độ bằng không.

D. vật ở vị trí có pha dao động cực đại.

Câu 5. Dao động điều hòa là:

A. chuyển động mà trạng thái chuyển động của vật được lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau

B. chuyển động của một vật dưới tác dụng của một lực không đổi.

C. hình chiếu của chuyển động tròn đều lên một đường thẳng nằm trong mặt phẳng quỹ đạo.

D. chuyển động có quỹ đạo là hình sin.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về dao động điều hòa:

A. dao động điều hòa là dao động tuần hoàn.

B. biên độ của dao động là giá trị cực đại của li độ.

C. vận tốc biến thiên cùng tần số với li độ.

D. dao động điều hòa có quỹ đạo là đường hình sin.

Câu 7. Một vật đang dao động điều hòa, khi vật chuyển động từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì:

A. vật chuyển động nhanh dần đều.

B. vật chuyển động chậm dần đều.

C. gia tốc cùng hướng với chuyển động.

D. gia tốc có độ lớn tăng dần.

Câu 8. Phát biểu nào sau đây về sự so sánh li độ, vận tốc và gia tốc là đúng. Trong dao động điều hòa, li độ, vận tốc và gia tốc là ba đại lượng biến đổi điều hòa theo thời gian và có

A. cùng biên độ.

B. cùng pha.

C. cùng tần số góc.

D. cùng pha ban đầu.

Câu 9. Khi nói về một vật dao động điều hòa có biên độ A và chu kì T, với mốc thời gian (t = 0) là lúc vật ở vị trí biên, phát biểu nào sau đây là sai.

A. Sau thời gian T/8, vật đi được quãng đường bằng 0,5A.

B. Sau thời gian T/2, vật đi được quản g đường bằng 2 A.

C. Sau thời gian T/4, vật đi được quãng đường bằng A.

D. Sau thời gian T, vật đi được quãng đường bằng 4A.

Câu 10. Một vật dao động điều hòa có phương trình x = Acos(ωt + φ). G ọi v và a lần lượt là vận tốc và gia tốc của vật. Hệ thức đúng là.

Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết Vật lý lớp 12 theo từng chương

Câu 11. Lực kéo về tác dụng lên một chất điểm dao động điều hòa có độ lớn

A. tỉ lệ với độ lớn của li độ và luôn hướng về vị trí cân bằng.

B. tỉ lệ với bình phương biên độ.

C. không đổi nhưng hướng thay đổi.

D. và hướng không đổi.

Câu 12. Trong dao động điều hòa, giá trị cực đại của vận tốc là

A. vmax = ωA.

B. vmax = ω2A.

C. vmax = - ωA.

D. vmax = - ω2A.

Câu 13. Trong dao động điều hòa, giá trị cực tiểu của vận tốc là

A. vmin = ωA.

B. vmin = 0.

C. vmin = - ωA.

D. vmin = - ω2A.

Câu 14. Một vật dao động điều hòa, khi vật đi qua vị trí cân bằng thì:

A. độ lớn vận tốc cực đại, gia tốc bằng không.

B. độ lớn gia tốc cực đại, vận tốc bằng không.

C. độ lớn gia tốc cực đại, vận tốc khác không.

D. độ lớn gia tốc và vận tốc cực đại.

Câu 15. Chọn phát biểu sai về quan hệ giữa chuyển động tròn đều và dao động điều hòa là hình chiếu của nó.

A. biên độ của dao động bằng bán kính quỹ đạo của chuyển động tròn đều.

B. vận tốc của dao động bằng vận tốc dài của chuyển động tròn đều.

C. tần số góc của dao động bằng tốc độ góc của chuyển động tròn đều.

D. li độ của dao động bằng toạ độ hình chiếu của chuyển động tròn đều.

Câu 16. Trong dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là không đúng.

A. Vận tốc của vật đạt giá trị cực đại khi vật chuyển động qua vị trí cân bằng.

B. Gia tốc của vật đạt giá trị cực đại khi vật chuyển động qua vị trí cân bằng.

C. Vận tốc của vật đạt giá trị cực tiểu khi vật ở một trong hai vị trí biên.

D. Gia tốc của vật đạt giá trị cực tiểu khi vật chuyển động qua vị trí cân bằng.

Câu 17. Gia tốc của vật dao động điều hòa bằng không khi

A. vật ở vị trí có li độ cực đại.

B. vận tốc của vật đạt cực tiểu.

C. vật ở vị trí có li độ bằng không.

D. vật ở vị trí có pha dao động cực đại.

Câu 18. Trong dao động điều hòa

A. gia tốc biến đổi điều hòa cùng pha so với li độ.

B. gia tốc biến đổi điều hòa sớm pha π/2 so với li độ.

C. gia tốc biến đổi điều hòa ngược pha so với li độ.

D. gia tốc biến đổi điều hòa chậm pha π/2 so với li độ.

Câu 19. Động năng trong dao động điều hòa biển đổi theo thời gian.

A. điều hòa với chu kỳ T B. như một hàm cosin.

C. không đổi. D. điều hoa với chu kỳ T/2

Câu 20. Tìm đáp án sai. Cơ năng của dao động điều hòa bằng.

A. Tổng động năng và thế năng vào thời điểm bất kỳ

B. Động năng vào thời điểm ban đầu.

C. Thế năng ở vị trí biên.

D. Động năng ở vị trí cân bằng.

Câu 21. Phát biểu nào sau đây về động năng và thế năng trong dao động điều hòa là không đúng.

A. Động năng và thế năng biến đổi điều hòa cùng chu kỳ.

B. Động năng biến đổi điều hòa cùng chu kỳ với vận tốc.

C. Thế năng biến đổi điều hòa với tần số gấp 2 lần tần số của li độ.

D. Cơ năng không phụ thuộc vào thời gian.

Câu 22. Phát biểu nào sau đây về động năng và thế năng trong dao động điều hòa là không đúng.

A. Động năng đạt giá trị cực đại khi vật chuyển động qua vị trí cân bằng

B. Động năng đạt giá trị cực tiểu khi vật ở một trong hai vị trí biên.

C. Thế năng đạt giá trị cực đại khi vận tốc của vật đạt giá trị cực tiểu.

D. Thế năng đạt giá trị cực tiểu khi gia tốc của vật đạt giá trị cực tiểu.

Câu 23. Cơ năng của một vật dao động điều hòa

A. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng một nửa chu kỳ dao động của vật.

B. tăng gấp đôi khi biên độ dao động của vật tăng gấp đôi.

C. bằng động năng của vật khi vật tới vị trí cân bằng.

D. biến thiên điều hòa theo thời gian với chu kỳ bằng chu kỳ dao động của vật.

Câu 24. Khi nói về năng lượng của một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là đúng.

A. Cứ mỗi chu kì dao động của vật, có bốn thời điểm thế năng bằng động năng.

B. Thế năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.

C. Động năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí biên.

D. Thế năng và động năng của vật biến thiên cùng tần số với tần số của li độ.

Câu 25. Một vật dao động điều hòa theo một trục cố định (mốc thế năng ở vị trí cân bằng) thì

A. động năng của vật cực đại khi gia tốc của vật có độ lớn cực đại.

B. khi vật đi từ vị trí cân bằng ra biên, vận tốc và gia tốc của vật luôn cùng dấu.

C. khi ở vị trí cân bằng, thế năng của vật bằng cơ năng.

D. thế năng của vật cực đại khi vật ở vị trí biên.

Câu 26. Điều nào sau đây sai về gia tốc của dao động điều hòa:

A. biến thiên cùng tần số với li độ x.

B. luôn luôn cùng chiều với chuyển động.

C. bằng không khi hợp lực tác dụng bằng không.

D. là một hàm sin theo thời gian.

Câu 27. Con lắc lò xo ngang dao động điều hòa, vận tốc của vật bằng không khi vật chuyển động qua

A. vị trí cân bằng.

B. vị trí mà lực đàn hồi của lò xo bằng không.

C. vị trí vật có li độ cực đại.

D. vị trí mà lò xo không bị biến dạng.

Câu 28. Trong dao động điều hào của con lắc lò xo, phát biểu nào sau đây là không đúng.

A. Lực kéo về phụ thuộc vào độ cứng của lò xo.

B. Lực kéo về phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng.

C. Gia tốc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật.

D. Tần số góc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật.

Câu 29. Con lắc lò xo đang dao động điều hoà, vận tốc của vật bằng không khi vật đi qua :

A. vị trí mà lò xo có chiều dài lớn nhất.

B. vị trí mà lò xo không bị biến dạng.

C. vị trí mà lực đàn hồi bằng không.

D. vị trí cân bằng.

Câu 30. Dao động điều hoà của con lắc lò xo nằm ngang. Chọn phát biểu sai:

A. lực đàn hồi của lò xo luôn hướng về vị trí cân bằng.

B. lực đàn hồi phụ thuộc vào độ cứng của lò xo.

C. lực đàn hồi phụ thuộc vào li độ.

D. lực đàn hồi phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng

Câu 31. Một con lắc lò xo dao động không ma sát trên mặt phẳng ngang. Phát biểu nào sau đây sai:

A. dao động của con lắc là dao động tuần hoàn.

B. dao động của con lắc là dao động điều hoà.

C. thời gian thực hiện một dao động càng lớn khi biên độ càng lớn.

D. số dao động thực hiện được trong một giây tỉ lệ thuận với căn bậc hai của độ cứng k.

Câu 32. Một con lắc lò xo dao động điều hoà trên mặt phẳng ngang. Chọn phát biểu đúng:

A. độ lớn của lực đàn hồi tỉ lệ với khối lượng m của vật nặng.

B. lực đàn hồi luôn ngược chiều với li độ x.

C. lực đàn hồi luôn cùng chiều với vectơ vận tốc

D. lực đàn hồi luôn ngược chiều với vectơ gia tốc.

Câu 33. Con lắc lò xo treo thẳng đứng có độ cứng k, khối lượng m, Δℓ là độ gi ãn của lò xo khi ở vị trí cân bằng, g là gia tốc trọng trường. Hệ thức tính chu kì của con lắc lò xo là:

A. T = 2\pi\sqrt{\frac{k}{m}}

B. T = 1/2\pi\sqrt{\frac{m}{k}}

C. T = 2\pi\sqrt{\frac{\triangle l}{g}}

D. T = 2\pi\sqrt{\frac{g}{\triangle l}}

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn 847 câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết Vật lý lớp 12 theo từng chương, mong rằng qua đây các bạn có thể học tập tốt môn Vật lý 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Ngữ văn 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm tài liệu học tập nhé

Đánh giá bài viết
1 9.538
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Nguyen Kieu Anh
    Nguyen Kieu Anh

    phần này có đáp an k ạ?


    Thích Phản hồi 09/01/22

    Trắc nghiệm Vật lí 12

    Xem thêm