Bài tập trắc nghiệm sóng cơ
Bài tập trắc nghiệm sóng cơ lớp 12 có đáp án
Bài tập trắc nghiệm sóng cơ tổng hợp một số câu hỏi trắc nghiệm phần sóng cơ, có đáp án kèm theo. Tài liệu này giúp các bạn tự ôn tập lại lí thuyết và các dạng bài tập về sóng cơ, nhằm học tốt môn vật lý, ôn thi cuối kì, ôn thi tốt nghiệp 2020, luyện thi THPT Quốc gia môn Vật lý. Mời các bạn cùng tham khảo.
- Lý thuyết và bài tập sóng cơ - sóng âm
- Bài tập về sóng cơ học
- Bài tập trắc nghiệm về SÓNG CƠ trong các đề thi Đại học, Cao đẳng
BÀI TẬP CHƯƠNG II
Câu 1: Sóng cơ là
A. một quá trình truyền năng lượng.
B. những dao động trong các môi trường.
C. một quá trình truyền vật chất.
D. sự truyền dao động cơ trong một môi trường.
Câu 2: Điều nào sau đây SAI khi nói về sóng cơ học?
A. Sóng cơ là sự lan truyền dao động cơ trong môi trường vật chất.
B. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền pha dao động.
C. Sóng cơ lan truyền trong các môi trường rắn, lỏng, khí và trong chân không.
D. Sóng cơ lan truyền được trong môi trường vật chất nhờ sự liên kết giữa các phần tử môi trường.
Câu 3: Tốc độ truyền sóng cơ phụ thuộc
A. năng lượng sóng
B. tần số dao động.
C. môi trường truyền sóng.
D. bước sóng λ.
Câu 4: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào SAI?
A. Tốc độ truyền sóng phụ thuộc vào môi trường truyền.
B. Năng lượng sóng truyền đến một điểm tỉ lệ với biên độ của sóng tại điểm đó.
C. Trong quá trình truyền sóng, các phần tử của môi trường không bị lôi cuốn theo sóng.
D. Trong quá trình truyền sóng, bước sóng phụ thuộc vào môi trường truyền sóng.
Câu 5: Chọn phát biểu SAI khi nói về sóng cơ.
A. Trong quá trình truyền sóng cơ, các phần tử vật chất chỉ dao động tại chỗ, không truyền đi theo sóng.
B. Sóng cơ chỉ truyền trong môi trường vật chất, không truyền được trong chân không.
C. Các điểm trên phương truyền sóng cách nhau số lẻ phần tư bước sóng sẽ dao động ngược pha nhau.
D. Sóng cơ lan truyền trong không khí là sóng dọc.
Câu 6: Khi sóng cơ truyền từ môi trường này sang môi trường khác, đại lượng nào sau đây không thay đổi?
A. Bước sóng λ.
B. Vận tốc truyền sóng.
C. Biên độ dao động.
D. tần số dao động.
Câu 7: Sóng cơ truyền được trong môi trường vật chất vì
A. giữa các phần tử của môi trường có lực liên kết đàn hồi.
B. nguồn sóng luôn dao động với cùng tần số f.
C. các phần tử của môi trường ở gần nhau.
D. lực cản của môi trường lên sóng rất nhỏ.
Câu 8: Xét sóng có bước sóng λ, truyền từ A đến điểm M cách A một đoạn AM = d. Điểm M dao động ngược pha với A khi:
A. d = ( k + 1)λ với d = 0,1,2…
B. d = ( k + 0,5)λ với d = 0,1,2…
C. d = ( 2k + 1)λ với d = 0,1,2…
D. d = ( k + 1)1/2λ với d = 0,1,2…
Câu 9: Sóng cơ đang truyền theo trên trục Ax. Xét hai điểm M và N trên sóng đang dao động ngược pha với nhau. Như vậy:
A. Khi M đang có li độ bằng 0 thì N cũng có li độ bằng 0.
B. Khi M đang có li độ cực đại thì N cũng có li độ cực đại.
C. Dao động tại M luôn cùng pha với dao động tại A.
D. Dao động tại N luôn cùng pha với dao động tại A.
Câu 10: Khi nói về sóng cơ học, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Sóng cơ học là sự truyền năng lượng.
B. Sóng cơ học ngang là sóng có phương dao động theo phương ngang.
C. Sóng dọc là sóng có phương truyền sóng trùng với phương dao động.
D. Sóng cơ học là sự lan truyền vật chất.
Câu 11: Gọi λ là bước sóng. Xét sóng truyền trên dây đàn hồi dài vô hạn, khoảng cách giữa hai gợn sóng lồi kề nhau là
A. λ/4 B. λ/2 C. λ D. 2λ
Câu 12: Sóng truyền từ A đến M có bước sóng λ = 0,6m, chu kì dao động của sóng là T. Biết AM = 45cm, thời gian sóng đi từ A đến M là:
A. 1,5T B. 0,75T C. 0,5T D. 1,25T
Câu 13: Một sóng cơ học có tần số 500Hz truyền đi với tốc độ 250m/s. Độ lệch pha giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng đường truyền sóng là khi khoảng cách giữa chúng bằng
A. 6,25cm B. 0,16cm C. 400cm D. 12,5cm
Câu 14: Một sóng âm truyền trong thép với tốc độ 5000m/s. Nếu độ lệch pha của sóng âm đó ở hai điểm gần nhau nhất cách nhau 1m trên cùng một phương truyền sóng là thì tần số của sóng bằng
A. 1000Hz B. 2500Hz C. 5000Hz D. 1250Hz
Câu 15: Sóng truyền trên một sợi dây với biên độ không đổi, tốc độ truyền 2m/s và chu kì 0,1s. Chọn phát biểu SAI.
A. Hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng dao động ngược pha cách nhau 20cm.
B. Hai điểm trên phương truyền sóng cách nhau 30cm thì dao động ngược pha nhau.
C. Hai điểm trên phương truyền sóng cách nhau 60cm thì dao động cùng pha nhau.
D. Hai điểm trên phương truyền sóng cách nhau 35cm thì dao động vuông pha nhau.
Câu 16: Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm
A. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha nhau.
B. gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.
C. gần nhau nhất mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.
D. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.
Câu 17: Một sóng cơ lan truyền trong một môi trường. Hai điểm trên cùng một phương truyền sóng, cách nhau môt khoảng 7/4bằng bước sóng có dao động
A. lệch pha \(\frac{\pi}{2}\)
B. ngược pha
C. lệch pha \(\frac{\pi}{4}\)
D. cùng pha
Câu 18: Trên mặt nước đang có sóng, ta thấy khoảng cách giữa hai gợn sóng liên tiếp là 10cm và một chiếc lá nhỏ trên mặt nước nhô lên liên tiếp 3 lần trong thời gian 5s. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là:
A. 4cm/s
B. 6cm/s
C. 8cm/s
D. 2cm/s
Câu 19: Một sóng cơ có chu kì 2s truyền với tốc độ 1m/s. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên một phương truyền mà tại đó các phần tử môi trường dao động ngược pha nhau là
A. 0,5m
B. 1,0m
C. 2,0m
D. 2,5m
Câu 20: Một sóng cơ truyền trong một môi trường với tần số 10Hz, tốc độ truyền sóng là 80cm/s. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên một phương truyền sóng dao động vuông pha là
A. 1cm
B. 2cm
C. 8cm
D. 4cm
Câu 21: Tại một điểm trên mặt chất lỏng có nguồn dao động với tần số 120Hz, tạo ra sóng ổn định trên mặt chất lỏng. Xét 5 gợn lồi liên tiếp trên một phương truyền sóng, ở về một phía so với nguồn, gợn thứ nhất cách gợn thứ năm là 0,5m. Tốc độ truyền sóng là:
A. 12m/s
B. 15m/s
C. 30m/s
D. 25m/s
Câu 22: Một nguồn phát sóng cơ dao động theo phương trình u = 4cos( 4πt - \(\frac{\pi}{4}\))(cm). Biết dao động tại hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng cách nhau 0,5m có độ lệch pha là \(\frac{\pi}{3}\). Tốc độ truyền của sóng đó là
A. 1,0m/s
B. 2,0m/s
C. 1,5m/s
D. 6,0m/s
Câu 23: Một người dùng búa gõ mạnh xuống đường ray xe lửa. Cách chỗ gõ 5100m một người khác áp tai xuống đường ray thì nghe thấy tiếng gõ truyền qua đường ray và 14s sau thì nghe thấy tiếng gõ truyền qua không khí. Cho tốc độ truyền âm trong không khí là 340m/s. Tốc độ truyền âm trong thép đường ray bằng
A. 5020m/s
B. 5100m/s
C. 2040m/s
D. 3400m/s
Câu 24: Chọn phát biểu SAI. Một sóng cơ truyền trong một môi trường dọc theo trục Ox với phương trình u = 5cos(6πt – πx) (cm) (x tính bằng m, t tính bằng giây).
A. Tốc độ truyền sóng bằng 6m/s.
B. Sóng này truyền theo chiều dương.
C. Trong thời gian 1/3s, sóng truyền được 1/3m.
D. Tốc độ cực đại của mỗi phần tử dao động trên sóng bằng 30π cm/s.
Câu 25: Chọn ý SAI. Phương trình sóng là y = 25cos(20t + 5x)cm, x(cm), t(s). Như vậy:
A. Biên độ dao động của sóng là 25cm.
B. Vận tốc truyền sóng là 4cm/s
C. Sóng truyền theo chiều dương của trục Ox.
D. Vận tốc cực đại của phần tử môi trường là 500m/s.
Câu 26: Một sóng cơ điều hòa lan truyền trong một môi trường có biên độ dao động A và bước sóng λ. Gọi V và Vmax lần lượt là tốc độ truyền sóng và tốc độ cực đại dao động của các phần tử trong môi trường. V = Vmax khi
A. λ = 3A/2\(\pi\)
B. A = 2πλ
C. A = λ/2\(\pi\)
D. λ = 2A/3\(\pi\)
Câu 27: Một điểm M trên phương truyền sóng cách nguồn 2m dao động với tốc độ cực đại là 2,4π m/s. Thời gian sóng truyền từ nguồn đến M là 2s. Biết biên độ của sóng bằng 3cm. Bước sóng bằng
A. 5cm
B. 3cm
C. 2,5cm
D. 4,5cm
Câu 28: Một sóng cơ lan truyền trong môi trường. Khoảng cách giữa hai đỉnh sóng liên tiếp là 2m. Tốc độ truyền sóng gấp 4π lần tốc độ dao động cực đại của phần tử môi trường. Lấy π2 = 10. Biên độ sóng bằng
A. 2,5cm
B. 5cm
C. 1,5cm
D. 3cm
Câu 29: Một sóng ngang có biểu thức truyền sóng trên phương x là: u = 3cos(100πt – x)(cm). Trong đó t tính bằng giây, x tính bằng m. Tỉ số giữa tốc độ cực đại của phần tử vật chất môi trường và tốc độ truyền sóng là:
A. 2
B. 3
C. 2π
D. 3π
Câu 30: Đầu A của một sợi dây dài vô hạn dao động điều hòa với phương trình u = 5cos2πft (mm;s), theo phương vuông góc với phương truyền sóng. Điểm M và điểm N trên dây dao động lần lượt cùng pha với nhau và ngược pha với nguồn, khoảng cách MN = 20cm. Tốc độ truyền sóng trên dây là 40m/s. Tần số f bằng
A. 100Hz
B. 200Hz
C. 2Hz
D. 4Hz
Câu 31: Một sóng cơ học được truyền theo phương Ox với tốc độ 20cm/s. Cho rằng khi truyền sóng biên độ không đổi. Biết phương trình sóng tại O là: u0 = 4cosπ(t + 1/6) (cm), li độ dao động tại M cách O 40cm lúc li độ dao động tại O đạt cực đại:
A. 4cm
B. 0
C. -2cm
D. 2cm
Câu 32: Một sóng âm được mô tả bởi phương trình: u = 4cos[\(\pi\)(t-\(\frac{x}{9}\))+\(\frac{\pi}{6}\)], trong đó x đo bằng mét, u đo bằng cm và t đo bằng giây. Gọi amax là gia tốc cực đại dao động của một phần tử trong môi trường; v là tốc độ truyền sóng và λ là bước sóng. Các phát biểu nào sau đây đúng?
A. v = 5 m/s
B. λ = 18m
C. amax = 0,04 m/s2.
D. f = 50Hz
Câu 33: Hai điểm M, N cùng nằm trên một phương truyền sóng cách nhau λ/3. Tại thời điểm t, khi li độ dao động tại M là uM = +3cm thì li độ dao động tại N là uN = - 3cm. Biên độ sóng bằng:
A. A = 2\(\sqrt{3}\)cm
B. A = 3\(\sqrt{3}\)cm
C. A = 3cm
D. A = \(\sqrt{6}\)cm
Câu 34: A,B cùng phương truyền sóng cách nhau 21cm, A và B dao động ngược pha nhau. Trên đoạn AB có 3 điểm dao động cùng pha với A. Bước sóng bằng
A. 6cm
B. 3cm
C. 7cm
D. 9cm
Câu 35: Nguồn sóng ở O dao động với tần số 20Hz, dao động truyền đi với tốc độ 80cm/s trên phương Oy. Trên phương này có hai điểm P và Q với PQ = 15cm. Cho biên độ a và biên độ không đổi khi sóng truyền. Nếu tại thời điểm nào đó P có li độ bằng a thì li độ tại Q là:
A. a
B. –a
C. 0
D. 0,5ª
Câu 36: Một dao động lan truyền trong môi trường liên tục từ điểm M đến điểm N cách M một đoạn 0,9m với tốc độ 1,2m/s. Biết phương trình dao động tại N có dạng uN = 0,02cos2πt (m). Phương trình dao động tại M:
A. uM = 0,02cos2πt (m).
B. uM = 0,02cos(2πt + \(\frac{3\pi}{2}\))(m).
C. uM = 0,02cos(2πt - \(\frac{3\pi}{2}\))(m).
D. uM = 0,02cos(2πt + \(\frac{\pi}{2}\))(m).
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Bài tập trắc nghiệm sóng cơ. Mong rằng qua đây các bạn có thể học tập tốt hơn môn Vật lý lớp 12 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Ngữ văn 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...
Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm tài liệu học tập nhé