Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý 12 bài 11

Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý 12 bài 11 Đặc trưng sinh lí của âm

Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý 12 bài 11 do VnDoc sưu tầm và biên soạn nhằm ôn luyện lại kiến thức môn Lý 12 được học trên lớp, đồng thời mở rộng vốn hiểu biết của bản thân thông qua các dạng bài tập Vật lý khác nhau cũng như kiến thức nâng cao. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý 12 bài 11 Đặc trưng sinh lí của âm để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm có 9 câu hỏi trắc nghiệm về bài đặc trưng sinh lí của âm trong môn Vật lý lớp 12. Bài tập có đáp án kèm theo. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Trắc nghiệm Vật lý 12 bài 11: Đặc trưng sinh lí của âm

Câu 1: Hai nhạc cụ cùng phát ra một âm cơ bản nhưng có số các họa âm và cường độ của các họa âm khác nhau thì các âm tổng hợp không thể giống nhau về

A. Độ to

B. Cường độ âm

C. Âm sắc

D. Mức cường độ âm.

Câu 2: Hai âm có âm sắc khác nhau vì chúng có

A. Tần số khác nhau.

B. Cường độ khác nhau.

C. Độ cao và độ to khác nhau.

D. Số lượng và tỉ lệ cường độ các họa âm khác nhau.

Câu 3: Tìm câu trả lời không đúng trong các câu sau

A. Đối với tai con người, cường độ âm càng lớn thì cảm giác âm càng to.

B. Độ to của âm tỉ lệ thuận với cường độ âm.

C. Tai con người nghe âm cao cảm giác “to” hơn nghe âm trầm khi chúng có cùng cường độ.

D. Ngưỡng nghe thấy thay đổi tùy theo tần số âm.

Câu 4: Tai ta cảm nhận được âm thanh khác biệt của các nốt nhạc Đô, Rê, Mi, Fa, Son, La, Si khi chúng phát ra từ một nhạc cụ nhất định là do các âm thanh này có

A. Âm sắc khác nhau.

B. Tần số âm khác nhau.

C. Biên độ âm khác nhau.

D. Cường độ âm khác nhau.

Câu 5: Để so sánh sự vỗ cánh nhanh hay chậm của một con ong với một con muỗi, người ta có thể dựa vào đặc tính sinh lí nào của âm do cánh của chúng phát ra

A. Độ cao

B. Độ to

C. Cường độ âm

D. Âm sắc

Câu 6: Có hai nguồn sóng âm kết hợp đặt cách nhau một khoảng 5 m dao động ngược pha nhau. Trong khoảng giữa hai nguồn âm, người ta thấy 9 vị trí âm có độ to cực tiểu. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s. Tần số f của âm có giá trị thỏa mãn điều kiện nào nêu dưới đây?

A. 272 Hz < f < 350 Hz.

B. 136 Hz < f < 530 Hz.

C. 86 Hz < f < 350 Hz.

D. 125 Hz < f < 195 Hz.

Câu 7: Hai nguồn âm giống nhau đều coi là nguồn điểm đặt cách nhau một khoảng nào đó. Chúng phát ra âm có tần số f = 2200 Hz. Tốc độ truyền âm bằng 330 m/s. Trên đường thẳng nối giữa hai nguồn, hai điểm mà âm nghe được to nhất và gần nhau nhất cách nhau là

A. 2,5 cm

B. 4,5 cm

C. 7,5 cm

D. 1,5 cm.

Câu 8: Tốc độ truyền âm phụ thuộc vào

A. Cường độ âm

B. Độ to của âm

C. Môi trường truyền âm

D. Âm sắc

Câu 9: Độ to của âm cho biết

A. Tần số âm thanh lớn hơn bao nhiêu lần so với một tần số chuẩn nào đó.

B. Tần số âm thanh lớn hơn bao nhiêu lần so với một cường độ chuẩn nào đó.

C. Tần số âm thanh lớn hơn bao nhiêu lần so với một tốc độ chuẩn nào đó.

D. Bước sóng âm thanh lớn hơn bao nhiêu lần so với một bước sóng chuẩn nào đó.

Đáp án Bài tập trắc nghiệm Vật lý 12

Câu123456789
Đáp ánCDBBAACCB

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý 12 bài 11 Đặc trưng sinh lí của âm, mong rằng qua đây các bạn có thể học tập tốt môn Vật lý 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Ngữ văn 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm tài liệu học tập nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Vật lí 12

    Xem thêm