Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều (Cả năm)
Bài tập cuối tuần môn tiếng Việt lớp 3 sách Cánh diều (35 tuần)
Bài tập cuối tuần môn tiếng Việt lớp 3 - Cánh diều có đáp án bao gồm phiếu bài tập cuối tuần 1 - tuần 35 môn Tiếng Việt lớp 3 với nội dung bám sát SGK Tiếng Việt lớp 3 sách Cánh diều của bộ GD&ĐT giúp các em học sinh củng cố kiến thức Tiếng Việt 3 học kì 1, học kì 2 hiệu quả.
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Học kì 1 Cánh diều
Bài tập cuối tuần học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt - Tuần 1
I. Luyện đọc diễn cảm
Em bước vào tinh mơ
Con đường quen mát lạnh
Mùa thu êm như thơ
Như cho em đôi cánh
Chim gọi năm học mới
Reo vang dọc con đường
Niềm vui thêm phơi phới
Trào dâng buổi tựu trường
Này cặp da, tập mới
Mũ giày cũng mới tinh
Này quần xanh, áo trắng
Này khăn quàng thắm xinh
Sân trường quen mà lạ
Nụ cười như mới hơn
Trống trường sao hối hả
Nghe rạo rực bàn chân.
(Sáng khai trường, Nguyễn Lãm Thắng)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ viết về sự việc gì?
Câu 2. Bạn nhỏ trong bài đã chuẩn bị những gì mới cho sự việc đó?
Câu 3. Tìm câu thơ nói về cảm xúc của bạn nhỏ.
III. Luyện tập
Câu 1. Đặt câu với các từ: hớn hở, hào hùng
Câu 2. Xác định công dụng của dấu hai chấm trong các trường hợp sau:
a. Như tôi đã nói: Cô ấy rất xấu xí.
b.
Tôi hỏi Hồng:
- Cậu làm bài tập về nhà chưa?
Hồng trả lời:
- Tớ làm bài tập về nhà rồi!
Câu 3. Viết câu:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
(Ca dao)
Câu 4. Viết đoạn văn kể về việc em chuẩn bị đi khai giảng.
Bài tập cuối tuần học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt - Tuần 2
I. Luyện đọc diễn cảm
Mùa thu của em
Là vàng hoa cúc
Như nghìn con mắt
Mở nhìn trời êm.
Mùa thu của em
Là xanh cốm mới
Mùi hương như gợi
Từ màu lá sen.
Mùa thu của em
Rước đèn họp bạn
Hội rằm tháng tám
Chị Hằng xuống xem.
Ngôi trường thân quen
Bạn thầy mong đợi
Lật trang vở mới
Em vào mùa thu.
(Mùa thu của em)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ tả những màu sắc nào của mùa thu?
A. Là vàng hoa cúc
B. Là xanh cốm mới
C. Cả 2 đáp án trên
Câu 2. Những hoạt động của học sinh vào mùa thu là?
A. Rước đèn họp bạn vào dịp Tết Trung Thu
B. Bước vào năm học mới với bạn bè, thầy cô mong chờ.
C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Câu thơ:
“Là vàng hoa cúc
Như nghìn con mắt”
Là hình ảnh gì?
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Bài thơ thể hiện tình cảm với mùa thu?
A. Yêu thích
B. Căm ghét
C. Vui vẻ
III. Luyện tập
Câu 1. Đặt câu với từ vui vẻ, bàn tán.
Câu 2. Điền l hay n?
a. …o lắng
b. …ước sôi
c. thành …ập
d. núi …on
Câu 3. Viết chính tả:
Vẽ quê hương
Em vẽ làng xóm
Tre xanh, lúa xanh
Sông máng lượn quanh
Một dòng xanh mát
Trời mây bát ngát
Xanh ngắt mùa thu ...
Em quay đầu đỏ
Em vẽ nhà ở
Ngói mới đỏ tươi
Trường học trên đồi
Em tô đỏ thắm.
Câu 4. Viết đoạn văn tự giới thiệu về em.
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Học kì 2 Cánh diều
Bài tập cuối tuần tiếng Việt lớp 3 Tuần 19
Phần I. Đọc hiểu
Thuyền ta chầm chậm vào Ba Bể
Núi dựng cheo leo, hồ lặng im
Lá rừng với gió ngâm se sẽ
Hoạ tiếng lòng ta với tiếng chim.
Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba-bể
Trên cả mây trời, trên núi xanh
Mây trắng bồng bềnh trôi lặng lẽ
Mái chèo khua bóng núi rung rinh.
Thuyền ta quanh quất trên Ba-bể
Đỏ ối vườn cam, thắm bãi ngô
Thuyền ơi chầm chậm chờ ta nhé
Muốn ở đây thôi chẳng muốn về.
HOÀNG TRUNG THÔNG
1. Đi thuyền trên hồ Ba Bể, tác giả nghe được những âm thanh gì? Đánh dấu v vào ô thích hợp:
|
Đúng |
Sai |
a) Tiếng lá rừng trong gió. |
|
|
b) Tiếng thuyền lưới nhẹ trên hồ. |
|
|
c) Tiếng chim hót. |
|
|
2. Vì sao tác giả có cảm giác thuyền lướt trên mây, trên núi? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a. Vì thuyết lướt trên mặt hồ có in bóng mây, núi.
b. Vì mái chèo khua làm bóng núi rung rinh.
c. Vì xung quanh hồ có núi dựng cheo leo.
3. Quang cảnh hồ Ba Bể đẹp như thế nào? Nối đúng:
A |
B |
a. Núi |
1. lặng im |
b. Hồ |
2. xanh thắm |
c. Mây trắng |
3. dựng treo leo |
d. Bãi ngô |
4. đỏ ối |
e. Vườn cam |
5. bồng bềnh trôi lặng lễ |
4. Theo em, vì sao tác giả lưu luyến, không muốn về? Khoang tròn chữ cái trước ý em thích:
a. Vì thiên nhiên hồ Ba Bể có sức hấp dẫn lạ kì.
b. Vì tác giả vô cùng say mê cảnh đẹp hồ Ba Bể.
c. Vì tác giả muốn có thêm thời gian ngắm hồ Ba Bể.
d. Ý kiến khác của em (nếu có).
5. Em hãy ghép đúng tên các cảnh đẹp với địa danh tương ứng
Vịnh Hạ Long |
Sa Pa |
Tràng An |
||||
Ninh Bình |
Hà Nội |
Bình Thuận |
Lào Cai |
Quảng Ninh |
||
Mũi Né |
Hồ Gươm |
Phần II. Luyện tập
6. Em hãy trả lời câu đố về các địa danh sau:
Bến gì bát ngát dừa xanh
Quê hương Đồng khởi lừng danh anh hùng
→ Đó là: |
|
|
|
|
|
b. Tỉnh gì khởi nghiệp nhà Đinh
Tràng An dấu tích kinh thành còn đây
→ Đó là: |
|
|
|
|
|
7. Em hãy viết tên những sự vật được so sánh với nhau theo bảng sau:
Câu có hình ảnh so sánh |
Sự vật 1 |
Sự vật 2 |
Từ trên cao nhìn xuống, mặt hồ như chiếc gương đồng khổng lồ. |
|
|
Ngôi nhà như trẻ nhỏ Lớn lên với trời xanh |
|
|
8. Em hãy điền các từ chỉ đặc điểm thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn thành các câu sau: (cong cong, to, trơn)
Trời mưa, đường …. như đổ mỡ
Cầu Thê Húc màu son … như con tôm
Con rùa lớn đầu …. như trái lưới
Phần III. Viết
Viết đoạn văn nói về một cảnh đẹp yêu thích nơi em ở (hoặc nơi em đã đến).
Gợi ý:
- Đó là cảnh đẹp nào (dòng sông, con suối, hogo nước, ngọn núi, vườn cây…) ở đâu?
- Cảnh đó có những nét gì đẹp làm em chú ý?
- Vì sao em yêu thích cảnh đẹp đó?
Bài tập cuối tuần tiếng Việt lớp 3 Tuần 20
Phần I. Đọc hiểu
Sông Hương
Từ xưa, người Huế đã dành những lời thơ đẹp nhất, tình cảm sâu đậm nhất cho dòng sông quê hương.
Người ta kể rằng, xưa kia, dòng nước ở đây thường thoảng lên một mùi hương dìu dịu bởi nguồn sông chảy qua một cánh rừng mọc dày một loại cỏ có tên là thạch xương bồ.
Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh đó là một màu xanh có nhiều sắc độ, đậm nhạt khác nhau: màu xanh da trời, màu xanh của nước biếc, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ…
Cứ mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.
Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến.
Theo CỬU THỌ
1. Qua đoạn 2, em hiểu vì sao dòng sông được đặt tên là sông Hương? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a. Vì người Huế muốn dùng tên gọi ấy để thể hiện tình yêu với dòng sông quê hương.
b. Vì xưa kia, dòng nước ở đây thường thoảng lên mùi hương dìu dịu của cây thạch xương bồ.
c. Vì lúc nào dòng nước ở đây cũng thoảng lên mùi hương dìu dịu của cây thạch xương bồ.
2. Câu mở đầu đoạn 3 gọi sông Hương là gì? Viết tiếp:
Sông Hương là .............................................................
3.
Tìm những hình ảnh minh họa cho nhận xét nói trên về vẻ đẹp của sông Hương. Đánh dấu √ vào ô thích hợp:
ĐÚNG |
SAI |
|
1. Nguồn sông chảy qua một cánh rừng mọc dày một loại cỏ có tên là thạch xương bồ. |
|
|
2. Bao trùm lên cả bức tranh đó là một màu xanh có nhiều sắc độ, đậm nhạt khác nhau: màu xanh da trời, màu xanh biếc của nước, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ... |
|
|
3. Mùa hè tới, Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường. |
|
|
4. Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng. |
|
|
4.
Gạch dưới những từ ngữ thể hiện sự thay đổi mà sông Hương tạo ra cho phố phường xung quanh:
Sông Hương là một đặc ân thiên nhiên dành cho Huế, làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ đẹp êm đềm.
Phần II. Luyện tập
5. Em hãy gạch chân vào các từ viết sai chính tả và sửa lại cho đúng:
a. Rau luột, cuộc đua, chải chuốt, con ruốc.
b. Tuốt lúa, chuộc lỗi, cái vuốt, viên thuốc.
c. Rét buốt, cuộc sống, điều ước, cốc nước.
d. Lướt thướt, vườn tượt, điều ước, trượt chân.
6. Em hãy chuyển những câu sau thành câu có sử dụng hình ảnh so sánh:
a. Những bông hoa có màu trắng.
b. Mặt nước trong.
7. Em hãy tìm và gạch chân dưới câu văn có sử dụng dấu ngoặc kép và cho biết tác dụng của dấu ngoặc kép đó.
Tốt-tô-chan rất yêu quý thầy hiệu trưởng. Em mơ ước lớn lên sẽ trở thành một giáo viên của trường, làm mọi việc giúp đỡ thầy. Em nghĩ: “Phải nói ngay điều này để thầy biết”. Thế là, trưa ấy, sau buổi học, em chờ sẵn thầy trước phòng họp chậm rãi, dịu dàng, ra vẻ người lớn: “Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này.”
8. Em hãy viết các tên gọi khác nhau của Hồ Tây.
Phần III. Viết
Viết một đoạn văn ngắn kể về một cảnh đẹp mà em biết
Gợi ý:
- Đó là cảnh đẹp (di tích lịch sử) nào, ở đâu? Vì sao em biết (do đã đến đó hay qua phim ảnh, truyền hình…)?
- Cảnh đẹp (di tích lịch sử) có những nét gì nổi bật? Em có suy nghĩ gì về cảnh đó?
Trên đây là một phần tài liệu.
Mời các bạn Tải về (bên dưới) để lấy trọn bộ cả năm kèm đáp án.