Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập Vật lý lớp 10 Định luật Sác-lơ, quá trình đẳng tích

Bài tập Vật lý lớp 10 Định luật Sác-lơ, quá trình đẳng tích

Bài tập Vật lý lớp 10 Định luật Sác-lơ, quá trình đẳng tích được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích dành cho các bạn học sinh tham khảo, chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các bạn học tốt

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Dạng bài tập định luật Sác-lơ cơ bản

\dfrac{p_{1}}{T_{1}}=\dfrac{p_{2}}{T_{2}}=...=\dfrac{p_{n}}{T_{n}}\(\dfrac{p_{1}}{T_{1}}=\dfrac{p_{2}}{T_{2}}=...=\dfrac{p_{n}}{T_{n}}\)
=> áp suất p tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối T
Trong đó
  • p: áp suất
  • T: nhiệt độ tuyệt đối (K)
  • T(K) = toC + 273
Dạng bài tập định luật Sác-lơ thay đổi nhiệt độ, áp suất nhiệt độ (áp suất) tăng thêm một lượng
T_{2 }= T_{1 }\(T_{2 }= T_{1 }\) + phần tăng thêm
p_{2 }= p_{1 }\(p_{2 }= p_{1 }\) + phần tăng thêm​
nhiệt độ (áp suất) giảm đi một lượng
T_{2 }= T_{1 }\(T_{2 }= T_{1 }\) - phần tăng thêm
p_{2 }= p_{1 }\(p_{2 }= p_{1 }\) - phần tăng thêm​
nhiệt độ (áp suất) giảm đi n lần
T2 = \dfrac{T_{1}}{n}\(T2 = \dfrac{T_{1}}{n}\)
p_{2 }= \dfrac{p_{1}}{n}\(p_{2 }= \dfrac{p_{1}}{n}\)
nhiệt độ (áp suất) tăng lên n lần
T_{2 }= nT_{1 }\(T_{2 }= nT_{1 }\)
p_{2 }= np_{1 }\(p_{2 }= np_{1 }\)

Bài tập 1: Một bình kín có thể tích không đổi chứa khí lí tưởng ở áp suất 1,5.105Pa và nhiệt độ 20oC. Tính áp suất trong bình khi nhiệt độ trong bình tăng lên tới 40oC.

Phân tích bài toán

Trạng thái 1: T1 = 20+ 273= 293K; p1 = 1,5.105Pa.

Trạng thái 2: T2 = 313K

Hướng dẫn

\dfrac{p_{1}}{T_{1}}=\dfrac{p_{2}}{T_{2}} => p_{2}  =1,6.10^{5} Pa\(\dfrac{p_{1}}{T_{1}}=\dfrac{p_{2}}{T_{2}} => p_{2} =1,6.10^{5} Pa\)

Bài tập 2: Tính độ tăng áp suất của một bình kín có thể tích không đổi chứa khí ở nhiệt độ 33oC sau đó nung nóng tới nhiệt độ 37oC. Cho áp suất ban đầu bên trong bình là 300k Pa.

Hướng dẫn

Phân tích bài toán

Trạng thái 1: T_1=33+273=306K;p_1=300kPa\(T_1=33+273=306K;p_1=300kPa\)

Trạng thái 2: T_2=310K;\(T_2=310K;\)

Giải

\dfrac{p_{1}}{T_{1}}=\dfrac{p_{2}}{T_{2}} => p_{2} =303,9kPa\(\dfrac{p_{1}}{T_{1}}=\dfrac{p_{2}}{T_{2}} => p_{2} =303,9kPa\)

=>Δp=p_2-p_1=3,9kPa\(=>Δp=p_2-p_1=3,9kPa\)

Bài tập 3: Một lốp xe được bơm căng không khí có áp suất 2atm và nhiệt độ 20oC. Hỏi lốp xe chịu được áp suất lớn nhất là 2,4atm, hỏi lốp xe có bị nổ không khi nhiệt độ bên trong lốp xe tăng lên đến 42oC.

Hướng dẫn

Phân tích bài toán

Trạng thái 1: T_1=293K;p_1=2atm\(T_1=293K;p_1=2atm\)

Trạng thái 2: T_2=315K\(T_2=315K\)

Giải

\dfrac{p_{1}}{T_{1}}=\dfrac{p_{2}}{T_{2}} => p_{2} =2,15atm\(\dfrac{p_{1}}{T_{1}}=\dfrac{p_{2}}{T_{2}} => p_{2} =2,15atm\)

p_{2}  < p_{max}\(p_{2} < p_{max}\) => bánh xe không bị nổ

Bài tập 4: Nung nóng bình thủy tinh có thể tích không đổi chứa không khí tới nhiệt độ 200oC. Biết ở thời điểm ban đầu khí trong bình ở điều kiện tiêu chuẩn, tính áp suất khí trong bình sau khi nung nóng.

Hướng dẫn

Phân tích bài toán

Trạng thái 1: T1 = 273K; p1 = 1atm

Trạng thái 2: T2 = 473K

Giải

\dfrac{p_{1}}{T_{1}}=\dfrac{p_{2}}{T_{2}} => p_{2}  = 1,73atm\(\dfrac{p_{1}}{T_{1}}=\dfrac{p_{2}}{T_{2}} => p_{2} = 1,73atm\)

Bài tập 5: Một bình kín thể tích không đổi chứa khí lí tưởng ở nhiệt độ 27oC. Hỏi nhiệt độ trong bình tăng thêm một lượng là bao nhiêu, biết áp suất ban đầu và sau khi nhiệt độ thay đổi lần lượt là 1atm và 2,5atm.

Hướng dẫn

Phân tích bài toán

Trạng thái 1: T1 = 300K; p1 = 1atm

Trạng thái 2: p2 = 2,5atm
Giải
\dfrac{p_{1}}{T_{1}}=\dfrac{p_{2}}{T_{2}} => T_{2} =750K\(\dfrac{p_{1}}{T_{1}}=\dfrac{p_{2}}{T_{2}} => T_{2} =750K\)
ΔT = T2 - T1 = 450K

Bài tập 6: Một bóng đèn dây tóc chưa sáng chứa khí lí tưởng ở nhiệt độ 27oC khi bóng đèn phát sáng ở nhiệt độ 105oC thì áp suất thay đổi một lượng là 0,2atm tính áp suất bên trong bóng đèn trước khi thắp sáng.

Hướng dẫn

Phân tích bài toán

trạng thái 1: T1 = 300K, p1

trạng thái 2: T2 = 378K, p2 = p1 + 0,2atm

Giải

\dfrac{p_{1}}{T_{1}}=\dfrac{p_{2}}{T_{2}} =>p_{1} =0,77atm\(\dfrac{p_{1}}{T_{1}}=\dfrac{p_{2}}{T_{2}} =>p_{1} =0,77atm\)

Bài tập 7: Một khối khí lí tưởng khí tăng áp suất lên ba lần thì nhiệt độ của khối khí thay đổi một lượng là 600K. Tính nhiệt độ ban đầu của khối khí, coi quá trình biến đổi trạng thái có thể tích không đổi.

Hướng dẫn

Phân tích bài toán

Trạng thái 1: T1; p1

Trạng thái 2: T_{2 }=T_{1 }+ 600K\(T_{2 }=T_{1 }+ 600K\); p2 = 3p1

Giải

\frac{p_1}{T_1}=\frac{p_2}{T_2}=>T_1=300K\(\frac{p_1}{T_1}=\frac{p_2}{T_2}=>T_1=300K\)

Bài tập 8. Áp suất khí trơ trong bóng đèn tăng bao nhiêu lần khi đền sáng nếu nhiệt độ đèn khi tắt là 25oC, khi sáng là 323oC

Hướng dẫn

T_1=298K;T_2=596K\(T_1=298K;T_2=596K\)

\frac{p_2}{p_1}=\frac{T_2}{T_1}=2\(\frac{p_2}{p_1}=\frac{T_2}{T_1}=2\)

Bài tập 9. Khi đun nóng đẳng tích một khối khí tăng thêm 1K thì áp suất tăng thêm 1/360 áp suất ban đầu. Tính nhiệt độ ban đầu của khối khí.

Hướng dẫn

p_2=p_1+\frac{p_1}{360}=1,0027p_1;T_2=T_1+1\(p_2=p_1+\frac{p_1}{360}=1,0027p_1;T_2=T_1+1\)

\frac{p_2}{p_1}=\frac{T_2}{T_1}=1,0027=>T_1=360K\(\frac{p_2}{p_1}=\frac{T_2}{T_1}=1,0027=>T_1=360K\)

Bài tập 10. Một bình đầy không khí ở điều kiện tiêu chuẩn, được đậy bằng một vật có khối lượng m = 2kg. Tiết diện của miệng bình là 10cm2. Tìm nhiệt độ cực đại của không khí trong bình để không khí không đẩy nắp bình lên và thoát ra ngoài. Biết áp suất khí quyển là po = 1atm

Hướng dẫn

Các lực tác dụng vào nút bình: trọng lực P hướng xuống, áp lực của khí quyển Fo = poS, áp lực của khí trong bình F = p.S

Để nắp bình không bị đẩy lên thì F ≤ P + Fo

pS ≤ mg + poS => p ≤ po + mg/S

poαT ≤ po + mg/S => T ≤ 327K

trong đó: 1/α = 273

Bài tập Vật lý lớp 10 Định luật Sác-lơ, quá trình đẳng tích bao gồm nội dung lý thuyết cùng các bài tập về định luật Sác - lơ giúp các bạn học sinh nắm chắc kiến thức vận dụng giải bài tập. Ngoài ra, trong quá trình nghỉ ở nhà do dịch bệnh các bạn học sinh có thể tham khảo các tài liệu ôn tập lớp 10 sau đây:

.........................................

Ngoài Bài tập Vật lý lớp 10 Định luật Sác-lơ, quá trình đẳng tích. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 10, đề thi học kì 2 lớp 10 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 10 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Vật lý 10 - Giải lý 10

    Xem thêm