Bao bì và ký mã hiệu (Packing and Marking)
Chúng tôi xin giới thiệu bài Bao bì và ký mã hiệu (Packing and Marking) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Bao bì và ký mã hiệu (Packing and Marking)
Bao bì
Trong điều khoản này các bên giao dịch thường thỏa thuận với nhau về:
- Yêu cầu chất lượng bao bì
- Phương thức cung cấp bao bì
- Giá cả bao bì
- Yêu cầu vật liệu làm bao bì
- Yêu cầu về hình thức của bao bì: Hộp (case), bao (bales), th ng (drums), cuộn (rolls), bao tải (gunng bags) ...
- Yêu cầu về kích thước bao bì
- Yêu cầu về số lớp bao bì và cách thức cấu tạo của mỗi lớp đó
- Yêu cầu về đai nẹp bao bì . . .
* Phương pháp cung cấp bao bì:
- Phương pháp phổ biến nhất: bên bán cung cấp bao bì cùng với việc giao hàng cho bên mua.
- Bên bán ứng trước bao bì để đóng gói hàng hóa, nhưng sau khi nhận hàng bên mua phải trả lại bao bì. Phương pháp này dùng với các loại bao bì có giá trị cao.
- Bên mua gửi bao bì đến trước để đóng gói: Phương pháp này áp dụng khi bao bì khan hiếm và thị trường thuộc về người bán.
* Phương pháp xác định giá cả bao bì:
- Được tính vào giá hàng (Packing charges included).
- Bao bì tính riêng.
- Tính theo lượng chi thực tế hoặc tính theo phần trăm so với giá hàng.
Ký mã hiệu
Là những ký hiệu bằng chữ hoặc hình vẽ dùng để hướng dẫn trong giao nhận, vận chuyển, bảo quản hàng hóa.
Yêu cầu của mã ký hiệu:
- Được viết bằng sơn hoặc mực không phai, không nhòe
- Phải dễ đọc, dễ thấy.
- Có kích thước lớn hoặc bằng 2cm
- Không làm ảnh hưởng đến phẩm chất hàng hóa
- Phải dùng màu đen hoặc màu tím với hàng hóa thông thường, màu đỏ với hàng hóa nguy hiểm, màu cam với hàng hóa độc hại. Bề mặt viết ký mã hiệu phải bào nhẵn.
- Phải được viết theo thứ tự nhất định.
- Ký hiệu mã hiệu phải được kẻ ít nhất trên hai mặt giáp nhau.
Bảo hành
Trong điều khoản này, cần phải thể hiện được hai yếu tố:
- Thời gian bảo hành: cần phải qui định hết sức rõ ràng.
- Nội dung bảo hành: người bán hàng cam kết trong thời hạn bảo hành hàng hóa sẽ bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng, đặc điểm kỹ thuật, phù hợp với qui định của hợp đồng, với điều kiện người mua phải nghiêm chỉnh thi hành sự hướng dẫn của người bán về sử dụng và bảo dưỡng. Nếu trong giai đoạn đó, người mua phát hiện thấy khuyết tật của hàng hóa, thì người bán phải sửa chữa miễn phí hoặc giao hàng thay thế.
Phạt và bồi thường thiệt hại
Điều khoản này qui định những biện pháp khi hợp đồng không được thực hiện (toàn bộ hay một phần). Điều khoản này cùng lúc nhằm hai mục tiêu:
- Ngăn ngừa đối phương có ý định không thực hiện hay thực hiện không tốt hợp đồng.
- Xác định số tiền phải trả nhằm bồi thường thiệt hại gây ra. Các trường hợp phạt:
- Phạt chậm giao hàng: Ví dụ: Nếu Người bán giao hàng chậm thì các khoản phạt sẽ áp dụng như sau: tuần đầu chậm giao, không tính phạt. Tuần thứ hai đến tuần thứ năm phạt 1% tuần giao chậm; từ tuần thứ sáu: 2 % tuần, nhưng tổng số tiền phạt giao chậm không quá 10% tổng giá trị hàng giao chậm.
- Phạt giao hàng không phù hợp về số lượng và chất lượng:
- Phạt do chậm thanh toán:
- Phạt 1 tỷ lệ phần trăm của số tiền đến thời hạn thanh toán, tính theo thời hạn chậm thanh toán. Ví dụ: 1% của số tiền chậm thanh toán/ tháng.
- Phân bố lãi suất chậm thanh toán, thường vận dụng tỷ lệ chiết khấu chính thức hay lãi suất hợp pháp được công bố hay lãi suất nợ quá hạn của các ngân hàng, có lúc còn cộng thêm vài %. Ví dụ: "Trường hợp chậm thanh toán, kể từ ngày đến hạn, số tiền chưa trả được tính lãi. Lãi suất tính theo lãi suất nợ quá hạn của các ngân hàng cộng thêm 2%.
Bất khả kháng (Force majeure)
Bất khả kháng là sự kiện khi xảy ra làm cho hợp đồng trở thành không thể thực hiện được, mà không ai bị coi là chịu trách nhiệm. Các sự kiện bất khả kháng mang 3 đặc điểm sau:
- Không thể lường trước được
- Không thể vượt qua
- Xảy ra từ bên ngoài.
Tuy nhiên, vẫn có thể quy định trong hợp đồng coi là bất khả kháng các sự kiện mà bình thường ra thì không có đủ 3 đặc điểm trên, ví dụ: đình công, hỏng máy, mất điện, chậm được cung cấp vật tư… Cũng có thể quy định thêm rằng: các sự kiện đó chỉ tạm ngưng việc thực hiện hợp đồng chứ không làm hợp đồng mất hiệu lực.
Khiếu nại (Claim)
Khiếu nại là các đề nghị do một bên đưa ra đối với bên kia do số lượng, chất lượng giao hàng, hoặc một số vấn đề khác không phù hợp với các điều khoản đã được qui định trong hợp đồng. Về điều khoản này các bên qui định trình tự tiến hành khiếu nại, thời hạn có thể nộp đơn khiếu nại, quyền hạn và nghĩa vụ của các bên liên quan đến việc phát đơn khiếu nại, các phương pháp điều chỉnh khiếu nại.
Khiếu nại được đưa ra dưới dạng văn bản và gồm các số liệu sau: Tên hàng, số lượng, và xuất xứ hàng hóa, cơ sở để khiếu nại kèm theo chỉ dẫn chính về những thiếu sót mà đơn khiếu nại được phát ra, các yêu cầu về điều chỉnh khiếu nại.
Đơn khiếu nại được gửi đi kèm theo các chứng từ cần thiết như: biên bản giám định, biên bản chứng nhận tổn thất, mất mát, vận đơn đường biển, bản liệt kê chi tiết, giấy chứng nhận chất lượng.
Trọng tài
Trong điều khoản này cần quy định các nội dung sau:
- Ai là người đứng ra phân xử? Tòa án Quốc gia hay Tòa án trọng tài, trọng tài nào, thành lập ra sao? Để giải quyết tranh chấp giữa các bên giao dịch, khi những tranh chấp này không thể giải quyết bằng con đường thương lượng.
- Luật áp dụng vào việc xét xử.
- Địa điểm tiến hành xét xử.
- Phân định chi phí trọng tài.
- Phân định chi phí trọng tài.
---------------------------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Bao bì và ký mã hiệu (Packing and Marking) về đặc điểm của phương pháp cung cấp bao bì, nội dung bảo hành,...
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Bao bì và ký mã hiệu (Packing and Marking). Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.