Bộ đề ôn tập ở nhà lớp 4 đầy đủ các môn - Nghỉ dịch Corona (Tháng 4)
Bộ đề ôn tập ở nhà lớp 4 đầy đủ các môn
Bộ đề ôn tập ở nhà lớp 4 đầy đủ các môn - Nghỉ dịch Corona (Tháng 4) bao gồm đầy đủ các môn Toán, Tiếng việt, Khoa học, Sử, Địa, Đạo đức cho các em học sinh tham khảo, ôn tập tại nhà trong thời gian nghỉ dịch Covid 19. Đây cũng là tài liệu cho các thầy cô ra đề cho các em học sinh.
Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về. Đây là bộ tài liệu tổng hợp, các bạn tải về file Zip và giải nén để đọc file tổng hợp của từng môn.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 4, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 4 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 4. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
Bài ôn tập ở nhà môn Toán lớp 4
Bài 1. Đặt tính rồi tính:
a/1280 : 32
b/ 19220 : 31
c/ 5928 : 456
d/ 9571: 563
Bài 2. Tính giá trị biểu thức :
a/ 69660: 324 – 33150 : 325
b/ ( 57810 – 23616) : 246 x 358
Bài 3. Tính nhanh:
a/ 126700 : 350 + 118300 : 350
b/ 628 x 236 + 764 x 628
Bài 4. Trong các số 30459; 1234; 3460; 23895; 12086; 75040; 23459; 12345.
a/ Các số chia hết cho 2 là: ………………………………………………………………..
b/ Các số chia hết cho 5 là: ………………………………………………………………..
c/ Các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết 5 là: …………………………………………
Bài 5. Viết số thích hợp vào ô trống:
Số bị chia | 65352 | 134825 | 47707 | |
Số chia | 325 | 321 | 235 | 126 |
Thương | 253 | |||
Số dư | 13 |
Bài 6. Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 356m, chiều rộng bằng 1/2 chiều dài. Tính chu vi và diện tích thửa ruộng đó.
Bài 7. Một cửa hàng nhận được 5 đợt hàng. Mỗi đợt có 1800 gói kẹo. Người ta xếp số gói kẹo đó vào 250 hộp để bán. Hỏi trung bình mỗi hộp có bao nhiêu gói kẹo?
Bài giải
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Bài 8. Hai cửa hàng cùng nhập về 5250kg gạo. Trung bình mỗi ngày cửa hàng thứ nhất bán được 250kg gạo, cửa hàng thứ hai bán được 210kg gạo. Hỏi cửa hàng nào bán hết số gạo sớm hơn và sớm hơn mấy ngày?
Bài 9. Hai thửa ruộng hình chữ nhật có chiều rộng bằng nhau. Thửa ruộng thứ nhất có chiều dài là 435m và diện tích là 92655m2. Tính diện tích thửa ruộng thứ hai, biết chiều dài thửa ruộng thứ hai là 345m.
Bài 10. Tìm y:
a/ 501 x ( y – 694 ) = 164829
b/ y x 15 + y x 25 = 1600
>> Tham khảo: Bộ đề ôn tập ở nhà môn Toán lớp 4
Bài ôn tập ở nhà môn Tiếng việt lớp 4
Câu 1. Dựa vào tác dụng của trò chơi, gạch bỏ 1 từ không thuộc nhóm trong mỗi dãy từ sau và viết tiếp vào lời nhận xét cho đúng:
a/ Cờ tướng; cờ vua; đá cầu; xếp hình là những trò chơi nhằm luyện ……………………….
b/ Kéo co, đấu vật, ô ăn quan, cướp cờ là những trò chơi nhằm luyện ………………………
c/ Cờ vua, đu quay, cầu trượt, đi tàu hỏa trên không là những trò chơi nhằm luyện …………
…………………………….
Câu 2. Gạch dưới câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn sau và cho biết chủ ngữ, vị ngữ trong câu vừa tìm được:
Thế là chiều qua, đàn gia súc trở về. Từ sáng sớm, cổng trang trại đã mở toang hai cánh đón chờ, chuồng nào chuồng nấy đầy ắp rơm tươi. Chúng tôi đứng chờ đàn gia súc. Rồi chúng tiến bước giữa đám bụi hồng rạng rỡ.
Các câu kể Ai làm gi? trong đoạn văn trên:
Câu 3. Bộ phận nào là vị ngữ của câu “Những con cuốc đen trùi trũi len lỏi giữa các bụi ven bờ”?
A. đen trùi trũi len lỏi giữa các bụi ven bờ
B. trùi trũi len lỏi giữa các bụi ven bờ
C. len lỏi giữa các bụi ven bờ
D. giữa các bụi ven bờ
Câu 4. Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ thích hợp ở cột B để tạo thành câu kể Ai làm gì ?
Câu 5. Đặt 3 câu kể Ai làm gì? :
a/……………………………………………………………………………………
b/ ………………………………………………………………………………….
c/ ………………………………………………………………………………….
Câu 6. Phân biệt r/d/gi; l/n; ât/âc
a/ Tìm tiếng có d, gi hoặc r vào chỗ trống để tạo từ:
Nhảy.............., múa ............, ........... hạt, ........... bóng, cơn .........., vòi .............
b/ Tìm tiếng có ât hoặc âc vào chỗ trống để tạo từ:
Đấu.............., .............. tình, ............. công, lật ............, gang ............., ............... mơ
c/ Tìm tiếng có l hoặc n vào chỗ trống để tạo từ:
.............. ló, tấp ..........., đói ............, độc ............, lớn ............., phi ............. .
d/ Tìm 6 từ láy chứa tiếng có vần “ âc ”:
...................................................................................................................................................
Câu 7. Em hãy viết bài văn tả một chiếc ba lô (cặp sách) đựng sách vở của em hàng ngày.
>> Tham khảo chi tiết: Bộ đề ôn tập ở nhà môn Tiếng việt lớp 4 trong thời gian nghỉ dịch Corona
Bài ôn tập ở nhà lớp 4 môn Khoa học
Câu 1: Nối cột A với cột B để nêu đúng sự trao đổi khí trong hô hấp ở thực vật.
Câu 2: Khoanh tròn câu trả lời đúng :
Không có ánh sáng, thực vật sẽ:
A. Chậm phát triển
B. Sống bình thường
C. Mau chóng tàn lụi
D. Ngừng hô hấp và chết
Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống :
Trong quá trình hô hấp, thực vật lấy khí ..................... và thải ra khí ........................
Câu 4: Em hãy đánh dấu X vào những đáp án đúng :
Nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm thì :
Gió sẽ ngừng thổi □
Trái Đất sẽ trở nên lạnh giá □
Nước sẽ ngừng chảy và đóng băng □
Sẽ không có mưa □
Câu 5: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Thực vật cần có đủ ..............., ...................., ................... và thì mới sống và phát triển bình thường.
Câu 6: Hãy đánh dấu X vào những đáp án nêu đúng cách phòng chống ô nhiễm không khí
Thu gom và xử lý phân, rác hợp lý □
Ra khơi đánh bắt cá □
Mở nhiều điện để chiếu sáng □
Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh □
Câu 7: Em hãy đánh dấu X vào những đáp án đúng:
Thực vật cần gì để sống ?
Nước □
Không khí □
Chất khoáng □
Ánh sáng □
Câu 8: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: (1đ)
Động vật cần có đủ ..............., ...................., và thì mới tồn tại và phát triển bình thường.
Câu 9: Em hãy đánh dấu X vào những đáp án nêu đúng cách bảo vệ bầu không khí trong sạch.
Bỏ rác ở nơi gần nhất □
Trồng nhiều cây xanh □
Phân loại rác hợp lí □
Nấu ăn bằng than củi □
Câu 10: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Trong quá trình quang hợp, thực vật lấy khí ..................... và thải khí .......................
Câu 11: Nối cột A với cột B để nêu đúng sự trao đổi chất ở động vật. (0,5đ)
Câu 12: Khi đổ nước từ bình ra cốc, ta phải đặt miệng bình cao hơn cốc. Điều này vận dụng tính chất nào sau đây của nước?
A. Nước chảy từ cao xuống thấp
B. Nước có thể thấm qua một số vật
C. Nước không có hình dạng nhất định
D. Cả 3 ý trên đều đúng
Câu 13: Trẻ em bị béo phì là do:
A. Ăn nhiều thức ăn có chất đạm
B. Ăn nhiều thức ăn có chất béo.
C. Ăn nhiều, ít hoạt động.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 14: Tính chất nào sau đây không phải của không khí?
A. Trong suốt, không màu, không mùi, không vị
B. Có hình dạng nhất định
C. Không có hình dạng nhất định
D. Cả a và c đều đúng
Câu 15:Chất béo có vai trò gì ?
A. Cung cấp năng lượng cần thiết cho hoạt động của cơ thể.
B. Giúp cho cơ thể hấp thụ các vi-ta-min A, D, E, K.
C. Xây dựng và đổi mới cơ thể.
D. Duy trì nhiệt độ của cơ thể.
Câu 16: Viết vào chỗ trống từ ngữ thích hợp nói về vai trò của chất đạm:
Chất đạm giúp………….và…………..cơ thể: tạo ra những tế bào làm cho cơ thể lớn lên, thay thế những tế bào trong hoạt động sống của con người.
Câu 17: Viết vào ô chữ Đ trước câu trả lời đúng, chữ S trước câu trả lời sai: Không khí và nước có tính chất giống nhau là:
Trong suốt, không màu, không mùi, không vị. □
Thấm qua một số vật và hoà tan một số chất. □
Có hình dạng tuỳ theo vật chứa □
Có thể bị nén lại hoặc giãn ra □
Câu 18: Hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường
Phần tự luận:
Câu 1: Nêu vai trò của động vật đối với con người, động vật và thực vật.
Câu 2: Hoàn thành sơ đồ thể hiện sự trao đổi thức ăn ở thực vật.
Câu 3: Em, gia đình và địa phương của em nên làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
Câu 4: Hãy nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì.
Câu 5: Để phòng tránh tai nạn đuối nước chúng ta cần làm gì?
Câu 6: Trong cuộc sống,người ta vận dụng tính chất của không khí vào những việc gì?
Câu 7: Em hãy nêu quá trình trao đổi chất ở người.
Câu 8: Em nên làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước?
Câu 9: Nêu ví dụ chứng tỏ con người đã vận dụng các tính chất của nước vào cuộc sống
- Nước chảy từ trên cao xuống thấp
…………………………….................................................................................
………………………………………………………………………………………
- Nước có thể hòa tan một số chất
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 10: Nêu 3 điều em nên làm
a) Để phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa?
b) Để phòng tránh tai nạn đuối nước?
>> Tham khảo toàn bộ nội dung chi tiết: Bài ôn tập ở nhà lớp 4 môn Khoa học - Nghỉ dịch Corona
Bài ôn tập ở nhà môn Lịch sử lớp 4
(Từ bài “Nước Văn Lang” đến bài “Chiến thắng Chi Lăng”)
I. Phần trắc nghiệm
1. Nhà nước đầu tiên của nước ta có tên là gì?
a. Văn Lang.
b. Âu Lạc.
c. Việt Nam.
2. Vị vua đầu tiên của nước ta là?
a. An Dương Vương.
b. Vua Hùng Vương.
c. Ngô Quyền.
3. Thành tựu đặc sắc về phong trào của người dân Âu Lạc là gì?
a. Chế tạo loại nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên.
b. Xây dựng thành Cổ Loa.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
4. Câu “Triệu Đà đã hoãn binh, cho con trai làm rể An Dương Vương” gợi cho em nhớ đến câu chuyện nào dưới đây.
a. Mị Châu - Trọng Thuỷ.
b. Sơn Tinh - Thuỷ Tinh.
c. Cây tre trăm đốt.
5. Chiến thắng vang dội nhất của nhân dân ta trước các triều đại phương Bắc là:
a. Chiến thắng của Hai Bà Trưng.
b. Chiến thắng Bạch Đằng.
c. Chiến thắng Lí Bí.
6. Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng diễn ra vào năm nào?
a. 179 TCN
b. Mùa xuân năm 40
c. Cuối năm 40.
7. Vì sao Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa?
a. Căm thù quân xâm lược tàn bạo.
b. Chồng của Trưng Trắc là Thi Sách bị Tô Định giết hại.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
8. Ai đã sang cầu cứu nhà Nam Hán?
a. Dương Đình Nghệ
b. Ngô Quyền
c. Kiều Công Tiễn
9. Ai là người lãnh đạo nhân dân ta chống lại quân Nam Hán?
a. Ngô Quyền.
b. Hai Bà Trưng.
c. Dương Đình Nghệ.
10. Trong trận chiến trên sông Bạch Đằng vào năm 938 Ngô Quyền đã chỉ huy quân dân ta dùng kế gì để đánh giặc?
a. Cắm cọc gỗ xuống sông Bạch Đằng, lợi dụng thủy triều lên xuống, nhử giặc vào bãi cọc và tiêu diệt.
b. Dùng thuyền nhẹ khiêu chiến, nhử giặc ra chỗ đá ngầm rồi tiêu diệt.
c. Cả 2 ý trên đều đúng.
11. Ngô Quyền lên ngôi vua năm nào?
a. 938
b. 939.
c. Cuối năm 939.
12. Em hiểu như thế nào về cụm từ 12 sứ quân?
a. Các thế lực địa phương nổi dậy, chia cắt đất nước thành 12 vùng.
b. 12 sứ thần của các nước đến tham kiến vua.
c. 12 cánh quân xâm lược nước ta.
13. Đinh Bộ Lĩnh đã có công lao gì đối với đất nước?
a. Chỉ huy quân dân ta chống quân Tống xâm lược.
b. Tập hợp nhân dân dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước.
c. Cả 2 ý trên đều đúng.
14. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, đặt tên nước ta là gì?
a. Lạc Việt.
b. Đại Việt.
c. Đại Cồ Việt.
15. Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào?
a. Đinh Liễn và Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, nhà Tống xâm lược nước ta. Lê Hoàn được Thái hậu và quan, quân đồng lòng suy tôn lên làm vua.
b. Lê Hoàn đã giết hại Đinh Tiên Hoàng để lên ngôi vua.
c. Lê Hoàn đã đánh bại 12 sứ quân để lên ngôi vua.
16. Lê Hoàn lên ngôi vua lấy tên gọi là gì?
a. Lê Đại Hành.
b. Lê Long Đĩnh.
c. Lê Thánh Tông.
17. Vì sao vua Lý Thái Tổ dời đô về Đại La?
a. Vì đây là trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, dân cư không bị ngập lụt.
b. Vì đây là vùng đất mà giặc không dám đặt chân đến.
c. Vì đây là vùng đất giàu có, nhiều của cải, vàng bạc.
18. Lý Thái Tổ dời đô về Đại La vào thời gian nào?
a. 1005
b. 1009
c. 1010
19. Sau khi dời đô về Đại La, vua Lý Thái Tổ đã đổi tên Đại La thành gì?
a. Hà Nội
b. Thăng Long
c. Đông Quan
20. Dưới thời Lý đạo Phật được truyền bá như thế nào?
a. Được truyền bá rộng rãi trong cả nước.
b. Chưa xuất hiện.
c. Mới xuất hiện nên truyền bá chưa rộng rãi.
II. Phần tự luận Lịch sử lớp 4
1. Em hãy trình bày tình hình nước ta cuối thời Trần.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
2. Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần trong thời gian nào? Kinh đô đóng ở đâu? Đổi tên nước là gì?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
3. Hồ Quý Ly đã làm gì để thay đổi tình hình đất nước? Em hãy nêu rõ những thay đổi đó.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
4. Tại sao quân ta chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
5. Em hãy kể lại trận mai phục của quân ta tại ải Chi Lăng.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
6. Chiến thắng Chi Lăng có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chông quân Minh xâm lược?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
7. Quân Lê Lợi đã dùng mưu gì để diệt giặc?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
8. Lê lợi lên ngôi hoàng đế vào thời gian nào, lấy niên hiệu là gì? mở đầu thời đại nào?
>> Tham khảo chi tiết: Bộ đề ôn tập ở nhà môn Lịch sử lớp 4 - Nghỉ dịch Corona
Bài ôn tập ở nhà lớp 4 môn Địa lý
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
I. Khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất
Câu 1: Hoàng Liên Sơn là dãy núi nằm giữa 2 con sông :
A. Sông Hồng và sông Thái Bình
B. Sông Hồng và sông Đà
C. Sông Hồng và sông Đồng Nai
D. Sông Tiền và sông Hậu
Câu 2: Dãy Hoàng Liên Sơn là dãy núi như thế nào?
A. Cao nhất nước ta, có đỉnh tròn, sườn thoải
B. Cao nhất nước ta, có đỉnh nhọn, sườn dốc
C. Cao thứ hai nước ta, có đỉnh nhọn, sườn dốc
D. Cao nhất nước ta, có đỉnh tròn, sườn dốc
Câu 3: Dân tộc ít người sống ở Hoàng Liên Sơn là:
A. Dân tộc Dao, Mông, Thái
B. Dân tộc Thái, Tày, Nùng
C. Dân tộc Ba – na, Ê – đê, Gia – rai
D. Dân tộc Chăm, Xơ – đăng, Cơ – ho
Câu 4: Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu ?
A. Thung lũng
B. Sườn núi
C. Đỉnh núi
D. Cả 3 vị trí trên
Câu 5: Nghề nào dưới đây không phải là nghề của người dân Hoàng Liên Sơn
A. Nghề nông
B. Nghề thủ công truyền thống
C. Nghề khai thác khoáng sản
D. Khai thác dầu mỏ
Câu 6: Đặc điểm của vùng trung du Bắc Bộ
A. Là vùng đồi với các đỉnh nhọn, sườn thoải xếp cạnh nhau như bát úp.
B. Là vùng đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải xếp cạnh nhau như bát úp.
C. Là vùng núi với các đỉnh tròn, sườn thoải.
D. Là vùng núi với các đỉnh nhọn, sườn dốc.
Câu 7: Việc trồng rừng, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả ở vùng trung du Bắc Bộ có tác dụng gì?
A. Ngăn cản tình trạng xói mòn đất
B. Phủ xanh đồi trọc
C. Giảm diện tích đất trống
D. Cả 3 ý trên
Câu 8: Vùng đất Tây Nguyên có đặc điểm gì?
A. Vùng đất cao bao gồm các núi cao và khe sâu
B. Vùng đất thấp bao gồm các đồi với đỉnh tròn, sườn thoải
C. Vùng đất cao, rộng lớn bao gồm các cao nguyên có độ cao sàn sàn bằng nhau
D. Vùng đất cao, rộng lớn bao gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau
Câu 9: Một số dân tộc sống lâu đời ở Tây Nguyên là:
A. Dân tộc Thái, Dao, Mông
B. Dân tộc Kinh, Xơ – đăng , Cơ ho
C. Dân tộc Ba – na, Ê – đê, Gia – rai
D. Dân tộc Mông, Tày, Nùng
Câu 10: Đất ba dan thuận lợi cho trồng cây gì?
A. Cây lương thực (lúa, khoai, sắn,…..)
B. Cây ăn quả (cam, chanh, dứa, vải,….)
C. Cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, hồ tiêu, chè,….)
D. Cây dược liệu (hồi, quế, sa nhân,….)
Câu 11: Tây Nguyên là nơi trồng nhiều cây gì nhất nước ta?
A. Cao su
B. Cà phê
C. Chè
D. Hồ tiêu
Câu 12: Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào ?
A. Cao nguyên Đắk Lắk
B. Cao nguyên Di Linh
C. Cao nguyên Kon Tum
D. Cao nguyên Lâm Viên
Câu 13: Đà Lạt là thành phố nổi tiếng về :
A. Rừng rậm nhiệt đới quanh năm xanh tốt
B. Rừng thông và thác nước
C. Rừng thông và suối nước nóng
D. Rừng phi lao và vườn hoa
Câu 14: Ý nào dưới đây không phải là điều kiện để Đà Lạt trở thành thành phố du lịch và nghỉ mát ?
A. Không khí trong lành và mát mẻ
B. Phong cảnh đẹp
C. Nằm trên vùng đồng bằng bằng phẳng
D. Nhiều công trình phục vụ cho nghỉ ngơi và du lịch
Câu 15: Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình gì?
A. Hình tam giác
B. Hình vuông
C. Hình tứ giác
D. Hình chữ nhật
Câu 16: Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là:
A. Người Kinh
B. Người Thái
C. Người Mông
D. Người Tày
Câu 17: Lễ hội của người dân đồng bằng Bắc Bộ thường được tổ chức vào:
A. Mùa hạ và mùa đông
B. Mùa xuân và mùa đông
C. Mùa xuân và mùa hạ
D. Mùa thu và mùa xuân
Câu 18: Những vật nuôi nào nuôi nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ ?
A. Lợn, gà, vịt
B. Trâu, bò, dê
C. Cá, tôm, cua
D. Cừu, hươu, ngựa
Câu 19: Đồng bằng Bắc Bộ có mùa đông lạnh thuận lợi cho việc trồng cây gì ?
A. Cây lúa
B. Cây ăn quả
C. Rau xứ lạnh
D. Cây công nghiệp lâu năm
Câu 20: Ý nào dưới đây không phải là điều kiện để đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước ?
A. Đất phù sa màu mỡ
B. Nhân dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa
C. Nguồn nước dồi dào
D. Khí hậu lạnh quanh năm
II. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống trước các ý sau:
Câu 27:
Dân cư Hoàng Liên Sơn đông đúc hơn so với đồng bằng □
Để tránh thú dữ, ẩm thấp, một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn đã dựng nhà sàn để ở □
Câu 28:
Ở trung du Bắc Bộ chè được trồng để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu □
Trung du Bắc Bộ trồng nhiều cà phê nhất nước ta □
Câu 29:
Sông ở đồng bằng Bắc Bộ thường hẹp, nước chảy xiết, có nhiều thác ghềnh □
Đồng bằng Bắc Bộ là nơi tập trung đông dân cư nhất nước ta □
Câu 30:
Đồng bằng Nam Bộ do phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên □
Lễ hội Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc (An Giang) là lễ hội nổi tiếng ở vùng đồng bằng Nam Bộ. □
Câu 31:
Hà Nội cổ có vị trí gần Hồ Tây □
Phố phường của Hà Nội cổ thường có tên gắn với tên hoạt động sản xuất, buôn bán tại đó. □
B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Em hãy nêu đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn
Câu 2: Vì sao người dân ở Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở?
Câu 3: Vì sao ở trung du Bắc Bộ, lại có những nơi đất trống đồi trọc? Để khắc phục tình trạng này người dân đã làm gì?
Câu 4: Em hãy nêu tác dụng trồng rừng ở vùng trung du Bắc Bộ
Câu 5: Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Nêu đặc điểm của từng mùa
Câu 6: Dựa vào điều kiện đất đai và khí hậu , hãy cho biết việc trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên có thuận lợi và khó khăn gì?
Câu 7: Kể tên những loại cây trồng và vật nuôi chính ở Tây Nguyên
Câu 8: Em hãy nêu một số nét về trang phục của người dân Tây Nguyên
Câu 9: Đà Lạt có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành một thành phố du lịch và nghỉ mát?
Câu 10: Em hãy mô tả trang phục truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
Câu 11: Em hãy kể tên những lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ mà em biết
Câu 12: Em hãy nêu sự hình thành của đồng bằng Bắc Bộ
Câu 13: Nêu thứ tự các công việc trong quá trình sản xuất lúa gạo của người dân đồng bằng Bắc Bộ
Câu 14: Em hãy kể tên một số nghề thủ công của người dân đồng bằng Bắc Bộ
Câu 15: Em hãy nêu tên một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của Hà Nội
>> Tham khảo toàn bộ nội dung chi tiết: Bài ôn tập ở nhà lớp 4 môn Địa lý - Nghỉ dịch Corona
Ôn tập ở nhà lớp 4 môn Đạo đức
Khoanh vào câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Khi gặp thầy giáo, cô giáo em cần làm gì?
A- Im lặng không nói gì .
B- Chào hỏi lễ phép .
Câu 2: Nếu em sơ ý làm rơi bút của bạn xuống đất?
A- Bỏ đi không nói gì .
B- Chỉ nói lời xin lỗi bạn .
C- Nhặt hộp bút lên trả bạn và xin lỗi .
Câu 3: Em bị vấp ngã. Bạn đến đỡ em dậy và giúp em phủi sạch quần áo?
A- Em im lặng không nói gì .
B- Nói lời cảm ơn bạn .
Câu 4: Khi thấy bạn hái hoa, phá cây nơi công cộng em làm gì?
A- Mặc bạn không quan tâm.
B- Cùng hái hoa, phá cây với bạn
C- Khuyên ngăn bạn
Câu 5: Đi học đều có lợi gì?
A- Giúp em học tập tốt
B- Thực hiện tốt quyền được học tập của mình
C- Giúp em nghe giảng đầy đủ .
D- Tất cả các ý trên
Câu 6: Lễ phép chào hỏi Khi gặp thầy giáo, cô giáo em sẽ:
A-Chỉ chào hỏi thầy giáo, cô giáo đang dạy em
B-Chào hỏi thầy giáo, cô giáo đã dạy em
Câu 7: Khi bạn chưa lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo em sẽ:
A-Nhắc nhở nhẹ nhàng và khuyên bạn không nên như vậy
B-Mặc kệ bạn
C-Mách thầy giáo, cô giáo
Câu 8: Điền vào ô [..] chữ Đ trước hành động đúng, chữ S trước hành động sai:
A/Đi bộ trên vỉa hè, không có vỉa hè phải đi sát lề đường bên phải [..]
B/Đi bộ dưới lòng đường. Qua đường ở ngã ba, ngã tư đi theo đèn hiệu và đi vào vạch quy định [..]
C/Đi hàng ngang và đá bóng dưới lòng đường [..]
D/Đèn hiệu màu đỏ dừng lại, màu vàng chuẩn bị, màu xanh ta đi [..]
Câu 9: Hãy ghi vào ô [..] chữ T trước những ý kiến tán thành, chữ K những ý kiến em không tán thành khi nói lời cảm ơn, xin lỗi:
[..] A/ Cần nói lời cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ
[..] B/Cần nói lời xin lỗi khi mắc lỗi và làm phiền người khác
[..] C/Chỉ nói lời cảm ơn khi người khác quan tâm giúp những việc lớn [..]
D/ Cảm ơn, xin lỗi là thể hiện tự trọng mình và tôn trọng người khác Câu 10: Nếu em sơ ý làm rơi hộp bút của bạn xuống đất, khi đó em sẽ:
A. Bỏ đi không nói gì
C. Nhặt hộp bút lên đưa bạn và nói lời xin lỗi
B. Nói lời xin lỗi bạn
D. Nhặt hộp bút lên đưa bạn
Câu 11: Bạn mượn quyển truyện tranh của em về đọc nhưng sơ ý để em bé làm rách vài trang. Em sẽ:
A. Bắt đền bạn
B. Giận dữ, mắng bạn
C. Lần sau không cho bạn mượn
D. Tha lỗi cho bạn, nhắc nhở bạn lần sau giữ cẩn thận hơn
Câu 12: Em hãy sắp xếp thứ tự các câu thành bài thơ cho phù hợp bằng cách đánh các số từ 1 đến 4 vào chỗ chấm:
……..Hoa cho sắc, cho hương.
……..Ta cùng nhau gìn giữ
…….. Cây xanh cho bóng mát
………Xanh, sạch, đẹp môi trường
Câu 13: Theo em việc làm nào dưới đây thể hiện tính trung thực trong học tập:
A . Nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra
B .không làm bài tập mượn vở của bạn để chép
C . Không chép bài của bạn trong giờ kiểm tra mà tự mình làm bài
Câu 14: Hành vi nào sau đây thể hiện tính trung thực
A/ Bài kiểm tra bị điểm kém nên em giấu ba mẹ
B / Không hiểu bài nhưng em không hỏi cô hay bạn bè, ba mẹ vì xấu hổ
C / Khi không nắm được nội dung bài em lên hỏi cô giảng lại bài cho em để em tự làm bài
Câu 15: Khi gặp một bài khó, em chọn cách làm nào dưới đây
A/ Bỏ bài không làm
B/ tự suy nghĩ hoặc nhờ bạn giảng để tự làm bài
C/ Nhờ người khác làm hộ
Câu 16:Theo em hành vi nào nên làm khi gặp khách nước ngoài
A. Không nên chào hỏi lễ, lịch sự .
B. Nói chuyện và giới thiệu với họ về quê hương mình .
C. Nhại theo tiếng nói của họ .
D. Chạy theo và trêu ghẹo họ .
Câu 17: Vì sao chúng ta cần phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác?
A. Vì thư từ tài sản của mỗi người đều được pháp luật bảo vệ, nếu tự ý xâm phạm vào thư từ, tài sản của người khác là phạm pháp .
B. Vì đó là biểu hiện của nếp sống văn minh.
C. Vì thư từ,tài sản là bí mật của mỗi người.
D. Tất cả các lý do trên đều đúng
Câu 18: Một trong các quyền của trẻ em là:
A. Được sống cùng cha mẹ.
B. Được bày tỏ ý kiến của mình
C. Được vui chơi và học tập .
D. Tất cả các ý trên.
Câu 19: Hành vi nào sau đây của bạn là đúng
A. Nhờ anh chị làm hộ bài tập về nhà .
B. Nhờ chị làm công việc mà mình được bố, mẹ giao.
C. Tự mình cố gắng làm công việc của mình được bố mẹ giao cho.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 20: Hành vi nào sau đây thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em:
A. Chỉ khi nào người thân trong gia đình ốm mới chăm sóc .
B. Em là thành viên bé tuổi trong gia đình nên không cần chăm sóc ai .
C. Luôn quan tâm chăm sóc mọi người trong gia đình hàng ngày .
D. Chỉ cần quan tâm chăm sóc người lớn tuổi trong gia đình .
Câu 21: Việc làm nào sau đây thể hiện hành vi đối xử đúng với bạn
A. Hỏi thăm an ủi khi bạn có chuyện buồn .
B. Chúc mùng bạn khi bạn được điểm 10
C. Động viên giúp đỡ bạn khi bạn bị điểm kém
D. Tất cả các hành vi trên.
Câu 22: Hành vi nào không nên làm đối với cây trồng?
A. Trèo,đu bám cây .
B. Bẻ cành bứt lá .
C. Giẫm đạp lên thảm cỏ .
D. Tất cả các hành vi trên.
>> Tham khảo chi tiết: Bài ôn tập ở nhà lớp 4 môn Đạo đức - Nghỉ dịch Corona
Bài ôn tập ở nhà lớp 4 môn Toán + Tiếng việt
- Bộ đề ôn tập ở nhà môn Toán lớp 4 trong thời gian nghỉ dịch Corona
- Bộ đề ôn tập ở nhà môn Tiếng việt lớp 4 trong thời gian nghỉ dịch Corona
- Bài ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh môn Toán lớp 4
- Bài ôn tập ở nhà nghỉ phòng chống dịch bệnh môn Tiếng việt lớp 4
Tổng hợp phiếu và đề ôn tập nghỉ Corona lớp 4
- Tổng hợp Phiếu bài tập ôn ở nhà lớp 4 - Nghỉ dịch Corona
- Đề ôn tập ở nhà lớp 4 số 1 - Nghỉ dịch Corona
- Đề ôn tập ở nhà lớp 4 số 2 - Nghỉ dịch Corona
- Đề ôn tập ở nhà lớp 4 số 3 - Nghỉ dịch Corona
- Đề ôn tập ở nhà lớp 4 số 4 - Nghỉ dịch Corona
- Đề ôn tập ở nhà lớp 4 số 5 - Nghỉ dịch Corona
- Đề ôn tập ở nhà lớp 4 số 6 - Nghỉ dịch Corona
- Đề ôn tập ở nhà lớp 4 số 7 - Nghỉ dịch Corona
- Đề ôn tập ở nhà lớp 4 số 8 - Nghỉ dịch Corona