Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề ôn tập ở nhà lớp 6 môn Sinh học trong thời gian nghỉ dịch Corona

Bộ đề ôn tập ở nhà môn Sinh học lớp 6 - Chống dịch Corona bao gồm 3 đề ôn tập hệ thống lại các kiến thức Sinh lớp 6 học kì 1 và nửa đầu kì 2 cho các em học sinh tham khảo ôn tập, các thầy cô hướng dẫn các em ôn tập tại nhà trong thời gian nghỉ dịch bệnh.

Đề ôn tập ở nhà môn Sinh học lớp 6 - Số 1

Phần I - Trắc nghiệm: Chọn ghi câu đúng (HS chỉ cần ghi 1A, 1B,..)

Câu 1: Thực vật bậc cao gồm những ngành nào?

A. Tảo, rêu, dương xỉ, hạt trần

B. Rêu, dương xỉ, hạt trần, hạt kín

C. Tảo, rêu, hạt trần, hạt kín

D. Tảo, rêu, dương xỉ, hạt kín

Câu 2: Đặc điểm chung của các cây dương xỉ là?

A. Có thân, rễ, lá thật và có mạch dẫn

B. Sinh sản bằng bảo tử

C. Có là non cuộn tròn lại

D. Cả A, B và C

Câu 3: Cây nào sau đây có đặc điểm: thân rễ có nhiều lông tơ màu vàng dùng để rịt vết thương, cầm máu?

A. Cây bèo hoa dâu

B. Cây lông culi

C. Cây rau bợ

D. Cây dương xỉ

Câu 4: Đặc điểm chung nào sau đây là của ngành hạt trần?

A. Thân gỗ, có mạch dẫn

B. Sinh sản bằng hạt nằm lộ trên lá noãn

C. Chưa có hoa và quả

D. Cả A, B và C

Câu 5: Nón khác với hoa ở điểm nào?

A. Đã có cấu tạo nhụy

B. Đã có bầu nhụy chứa noãn bên trong

C. Chưa có cấu tạo nhị và nhụy

D. Đã có cấu tạo nhị

Câu 6: Ở cây thông, hiện tượng thụ phấn xảy ra nhờ tác nhân nào?

A. Côn trùng

B. Gió

C. Nước

D. Con người

Câu 7: Hạt kín có đặc điểm chung là:

A. Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng

B. Thân có mạch dẫn phát triển

C. Có hoa, quả. Sinh sản bằng hạt, quả chứa hạt bên trong

D. Cả A, B và C

Câu 8: Cơ quan sinh sản của thực vật hạt kín là:

A. Quả và hạt

B. Bào tử

C. Hoa và quả

D. Nón đực và nón cái

Câu 9: Hoa của cây 1 lá mầm thường có số cánh hoa là:

A. 4

B. 5

C. 6

D. 8

Câu 10: Hoa của cây 2 lá mầm thường có số cánh hoa là:

A. 4

B. 5

C. 6

D. 8

Câu 11: Sinh vật nào sau đây là đại diện đầu tiên của giới thực vật?

A. Quyết trần

B. Tảo đơn bào nguyên thủy

C. Tảo đa bào nguyên thủy

D. Rêu

Câu 12: Thực vật ở cạn xuất hiện trong những điều kiện nào?

A. Các lục địa mới xuất hiện, diện tích đất liền mở rộng

B. Đại dương thu hẹp, nhưng vẫn còn nhiều nước

C. Khí hậu khô và lạnh

D. Cả B và C

Phần II - TỰ LUẬN

Câu 1. Đặc điểm chung của thực vật hạt kín? Đặc điểm phân biệt giữa cây hạt trần và cây hạt kín?

Câu 2. Phân loại lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm? Cho 2 ví dụ mỗi loại?

Câu 3. Cơ quan sinh sản của hạt trần có đặc điểm gì? Sơ đồ sinh sản của thông? Vai trò của thực vật hạt trần?

Câu 4. Em hãy cho biết vai trò của thực vật góp phần điều hòa khí hậu và bảo vệ đất - nguồn nước.

Đề ôn tập ở nhà môn Sinh học lớp 6 - Số 2

Phần I - Trắc nghiệm: Chọn ghi câu đúng vào giấy kiểm tra (HS chỉ cần ghi 1A, 1B,..)

Câu 1. Cây rêu có những đặc điểm nào sau đây?

A. Cơ quan sinh sản hữu tính chung trong 1 cây

B. Cơ quan sinh sản hữu tính riêng biệt

C. Sự thụ tinh cần có nước

D. Cả B và C.

Câu 2. Ở cây rêu, cơ quan sinh sản nằm ở:

A. Thân

B. Lá

C. Ngọn

D. Gốc

Câu 3. Nhóm thực vật đã có rễ, thân, lá thật, có mạch dẫn; chúng sinh sản bằng bào tử là:

A. Rêu

B. Quyết

C. Hạt trần

D. Hạt kín

Câu 4. Tính chất đặc trưng của cây thuộc ngành hạt trần là:

A. Thân gỗ, có mạch dẫn

B. Có rễ, thân và lá thật

C. Sinh sản bằng hạt, các hạt nằm lộ trên các lá noãn hở

D. Cả A và C.

Câu 5. Trong các cây sau, những cây thuộc nhóm Quyết là:

A. Cây vạn tuế, cây pơ mu, cây rau bợ.

B. Cây rau bợ, cây lông cu li, cây dương xỉ.

C. Cây kim giao, cây rau bợ, cây vạn tuế.

D. Cây rau bợ, cây lông cu li, cây tùng.

Câu 6. Các cây thuộc ngành Hạt kín gồm:

A. Cây hồng, cây dừa, cây sen.

B. Cây khoai tây, cây lạc, cây thông.

C. Cây sim, cây ngô, cây trắc bách diệp.

D. Cây đậu, cây dừa, cây phi lao.

Câu 7. Nhóm gồm toàn cây một lá mầm là:

A. Cây cà chua, cây tỏi, cây chanh.

B. Cây mía, cây lúa, cây dừa.

C. Cây đu đủ, cây đậu đen, cây gừng.

D. Cây bưởi, cây cau, cây mướp.

Câu 8. Cây xương rồng là thực vật thuộc:

A. Ngành Quyết.

B. Ngành Hạt kín, lớp Một lá mầm.

C. Ngành Hạt trần.

D. Ngành Hạt kín, lớp Hai lá mầm.

Câu 9. Nhóm cây gồm toàn cây hai lá mầm là:

A. Cây xoài, cây lúa

B. Cây lúa, cây ngô

C. Cây mít, cây xoài

D. Cây mít, cây ngô

Câu 10. Đặc điểm nào sai khi nói về cây Hạt trần?

A. Chưa có hoa và quả.

B. Có rễ, thân, lá đa dạng.

C. Sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn.

D. Có thân gỗ, có mạch dẫn.

Câu 11. Nhóm thực vật có khả năng thích nghi với mọi môi trường sống là:

A. Rêu

B. Hạt trần

C. Quyết

D. Hạt kín

Câu 12. Giai đoạn thực vật Hạt kín xuất hiện và chiếm ưu thế, điều kiện môi trường có đặc điểm:

A. Khí hậu lạnh giá

B. Đại dương chiếm phần lớn.

C. Khí hậu ấm áp trong 1 thời gian dài.

D. Xuất hiện các lục địa mới.

Phần II - Tự luận

Câu 1: So sánh đặc điểm cấu tạo và sinh sản của dương xỉ và thông?

Câu 2: Vì sao thực vật hạt kín lại có thể phát triển đa dạng và phong phú như ngày nay?

Câu 3: Em hãy cho biết các giai đoạn phát triển của giới thực vật?

Đề ôn tập ở nhà môn Sinh học lớp 6 - Số 3

Câu 1: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Quả mọng được phân chia làm 2 nhóm là quả thịt và quả hạch.

B. Quả hạch được phân chia làm 2 nhóm là quả thịt và quả mọng.

C. Quả thịt được phân chia làm 2 nhóm là quả hạch và quả mọng.

D. Quả thịt được phân chia làm 2 nhóm là quả khô và quả mọng.

Câu 2: Loại “hạt” nào dưới đây thực chất là quả?

A. Tất cả các phương án đưa ra

B. Hạt lúa

C. Hạt ngô

D. Hạt sen

Câu 3: Củ nào dưới đây thực chất là quả?

A. Củ su hào

B. Củ đậu

C. Củ lạc

D. Củ gừng

Câu 4: Loại hạt nào dưới đây không chứa phôi nhũ?

A. Cau

B. Lúa

C. Ngô

D. Lạc

Câu 5: Phôi trong hạt gồm có bao nhiêu thành phần chính?

A. 4

B. 3

C. 2

D. 5

Câu 6: Chất dinh dưỡng của hạt được dự trữ ở đâu?

A. Thân mầm hoặc rễ mầm

B. Phôi nhũ hoặc chồi mầm

C. Lá mầm hoặc rễ mầm

D. Lá mầm hoặc phôi nhũ

Câu 7: Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và sâu bệnh?

A. Nảy mầm trong bất kì điều kiện nào mà không bị tác động bởi các yếu tố của môi trường bên ngoài.

B. Phôi khoẻ và giữ được nguyên vẹn chất dinh dưỡng dự trữ. Đây là điều kiện cốt lõi giúp hạt có tỉ lệ nảy mầm cao và phát triển thành cây con khoẻ mạnh.

C. Có khả năng ức chế hoàn toàn sâu bệnh. Mặt khác, từ mỗi hạt này có thể phát triển cho ra nhiều cây con và giúp nâng cao hiệu quả kinh tế.

D. Tất cả các phương án đưa ra.

Câu 8: Nhóm nào dưới đây gồm toàn những cây Hai lá mầm?

A. Cam, mít, cau, chuối, thanh long

B. Cao lương, dừa, mía, rau má, rau ngót

C. Rau dền, khoai lang, cà chua, cải thảo

D. Sen, sắn, khế, gừng, dong ta

Câu 9: Nhóm nào gồm những toàn quả/hạt phát tán nhờ gió?

A. Quả bông, hạt cau, quả cam, quả táo

B. Quả cải, quả ké đầu ngựa, quả bồ kết, quả dưa chuột

C. Quả trâm bầu, quả bồ công anh, hạt hoa sữa, quả chò

D. Quả chuối, quả sấu, quả nhãn, quả thìa là

Câu 10: Những quả và hạt phát tán nhờ gió thường Không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Quả và Hạt nhiều nước

B. Có cánh hoặc có lông

C. Nhẹ

D. Kích thước nhỏ bé

Câu 11: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Hạt hoa sữa phát tán chủ yếu nhờ gió.

B. Hạt đậu xanh phát tán chủ yếu nhờ động vật.

C. Hạt thông phát tán chủ yếu nhờ nước.

D. Hạt bơ có khả năng tự phát tán.

Câu 12: Thời tiết giá lạnh, khi gieo hạt người ta thường che chắn bằng nilon hoặc phủ rơm rạ.Việc làm trên cho thấy vai trò của nhân tố nào đối với sự nảy mầm của hạt?

A. Độ thoáng khí

B. Độ ẩm

C. Nhiệt độ

D. Ánh sáng

Câu 13. Việc làm đất tơi xốp trước khi gieo hạt có ý nghĩa gì?

A. Giúp hạt không bị nhiệt độ cao của môi trường đất đốt nóng

B. Giúp khí ôxi xâm nhập vào đất, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hô hấp của hạt

C. Giúp tăng khả năng hấp thụ nước của hạt sau khi gieo cấy

D. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 14. Để hạt được nảy mầm trong điều kiện thời tiết lý tưởng, chúng ta cần lưu ý điều gì?

A. Tưới tiêu hợp lí

B. Phủ rơm rạ lên hạt mới gieo

C. Làm đất thật tơi, xốp trước khi gieo hạt

D. Gieo hạt đúng thời vụ

Câu 15. Trong các điều kiện cần cho sự nảy mầm của hạt, điều kiện nào đóng vai trò tiên quyết?

A. Hạt được trồng tại vùng đất tơi xốp, giàu khoáng.

B. Hạt được bảo quản tốt, vẫn giữ nguyên vẹn phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.

C. Hạt được che đậy kĩ càng bằng rơm, rạ sau khi gieo

D. Hạt được gieo đúng thời vụ

Câu 16. Ba điều kiện bên ngoài cần thiết cho sự nảy mầm của hạt là

A. không khí, nhiệt độ và độ pH thích hợp.

B. không khí, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.

C. ánh sáng, nhiệt độ và độ pH thích hợp.

D. ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.

Câu 17. Khi sự hút nước và muối khoáng ở rễ cây bị ngừng trệ thì hoạt động nào dưới đây sẽ bị ảnh hưởng?

A. Sự dẫn truyền của bó mạch vùng thân

B. Sự phân chia của mô phân sinh ngọn

C. Quá trình quang hợp ở lá

D. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 18. Nhóm nào dưới đây gồm những cây sống trong vùng ngập mặn?

A. Đoạn, chúc, nứa, hồng, na

B. Bần, sú, vẹt, mắm, đước

C. Giang, si, vẹt, táu, lim

D. Bụt mọc, sưa, hoàng đàn, tuế, mun

Câu 19. Rêu thường sống ở

A. môi trường nước.

B. nơi ẩm ướt.

C. nơi khô hạn.

D. môi trường không khí.

Câu 20. Rêu khác với thực vật có hoa ở đặc điểm nào dưới đây?

A. Thân chưa có mạch dẫn và chưa phân nhánh

B. Chưa có rễ chính thức

C. Chưa có hoa

D. Tất cả các phương án đưa ra

PHẦN II – TỰ LUẬN

Câu 1. Lập sơ đồ tư duy “Các hình thức sinh sản của thực vật” (Chương 5,6,7)

Bài tập ôn ở nhà lớp 6 trong thời gian nghỉ Corona

Để chuẩn bị cho bài viết thư UPU lần 49, các em tham khảo các đề tài phong phú đa dạng và dàn ý chi tiết viết thư upu lần 49 cho học sinh lớp 6 trên VnDoc.com. Tiêu biểu là các đề tài mới nhất về dịch bệnh corona: Viết thư quốc tế UPU lần thứ 49: Thông điệp gửi người lớn về dịch bệnh do Virus Corona

Chia sẻ, đánh giá bài viết
12
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Sinh học lớp 6

    Xem thêm