Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Các loại hình liên minh chiến lược toàn cầu

Các loại hình liên minh chiến lược toàn cầu được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Các loại hình liên minh chiến lược toàn cầu

Kinh doanh quốc tế và áp lực toàn cầu hóa thường làm cho liên minh trở nên rất cần thiết. Căn cứ vào phạm vi (toàn cầu hay địa phương) và mục tiêu (xâm nhập thị trường hoặc nâng cao năng lực) có thể phân biệt ra bốn loại khác nhau của các liên minh.

Một liên minh địa phương sẽ hướng tới mục tiêu hoặc là một công ty nước ngoài xâm nhập một thị trường địa phương (liên minh để xâm nhập thị trường) hoặc là để có quyền truy cập vào một số các nguồn lực sẵn có trong một quốc gia cụ thể (liên minh tiếp cận nguồn lực quốc gia). Một liên minh toàn cầu sẽ hướng tới mục tiêu hoặc là phát triển thị trường toàn cầu (đạt được liên minh toàn cầu) hoặc để tăng cường khả năng cạnh tranh trên toàn thế giới của các công ty (liên minh đòn bẩy toàn cầu).

Liên minh địa phương dưới hình thức công ty liên doanh từng là phương thức truyền thống gia nhập thị trường từ năm 1945 ở các quốc gia nhằm mang lại hoạt động sản xuất gia tăng giá trị cho nền kinh tế các quốc gia này, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của họ và cũng thúc đẩy sự phát triển chiến lược của các công ty quốc gia. Nhật Bản trong những năm 1950, Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ trong những năm 1960 là những nước khuyến khích một cách có hệ thống về sự hình thành của các liên doanh quốc tế giữa các nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước. Mặc d ở các nước này, yêu cầu pháp lý cho hình thức liên doanh đã được nới lỏng phần nào, nhưng tư duy liên doanh vẫn tồn tại. Logic của các liên doanh này rất đơn giản: nó bao gồm một sự trao đổi thị trường hoặc nguồn lực công nghệ. Những nhà đầu tư nước ngoài được mời để đưa sản phẩm, quy trình và công nghệ quản lý c ng với vốn của họ để đổi lấy việc gia nhập vào thị trường nội địa hoặc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng. Các giá trị được tạo ra bởi những liên minh địa phương cho các đối tác nước ngoài là sự gia tăng thâm nhập thị trường, lợi nhuận đến từ các nguồn khác nhau - cổ tức, giá chuyển nhượng, chi phí quản lý. Và các giá trị cho đối tác địa phương là sự gia tăng kiến thức, dòng cổ tức và dòng tiền gián tiếp như phí cho thuê, mua sắm địa phương.

Ngược lại, liên minh toàn cầu phức tạp và tinh vi hơn trong phạm vi chiến lược và kinh tế. Doz và Hamel (1998) phân biệt ba loại liên minh chiến lược toàn cầu:

Các liên doanh là những liên minh của các đối thủ cạnh tranh, các nhà phân phối và nhà cung cấp trong cùng một ngành công nghiệp với tham vọng mở rộng thị trường thế giới (nhằm tiếp cận toàn cầu) hoặc để thiết lập một tiêu chuẩn chung. Các liên minh hàng không như Star Alliances có thể xem là một đại diện cho một liên doanh như vậy.

Hợp tác chuyên ngành là loại liên minh mà trong đó các công ty sẽ đóng góp những tính năng độc đáo, bổ sung những năng lực mới để tạo ra một hoạt động kinh doanh hoặc phát triển sản phẩm công nghệ mới. Đặc điểm của loại hình này là mỗi đối tác sẽ góp phần vào liên minh một tài sản đặc biệt, tài nguyên hoặc những năng lực. Kết hợp với nhau, khả năng của các đối tác tạo ra những khả năng cần thiết cho phát triển kinh doanh. Một ví dụ điển hình cho liên minh này là Airbus và GE - Snecma trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ để tạo ra một sản phẩm máy bay với công nghệ vượt trội.

Liên minh học tập được xem như là một phương tiện để chuyển giao bí quyết giữa các đối tác. Một ví dụ cổ điển là liên minh được hình thành giữa Toyota và General Motors, được gọi là dự án NUMMI, mà mục đích cơ bản cho GM là tìm hiểu quy trình sản xuất tinh gọn (lean) và đối với Toyota là cơ hội để tìm hiểu làm thế nào để hoạt động trong môi trường Bắc Mỹ.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Các loại hình liên minh chiến lược toàn cầu về liên minh địa phương sẽ hướng tới mục tiêu hoặc là một công ty nước ngoài xâm nhập một thị trường địa phương (liên minh để xâm nhập thị trường) hoặc là để có quyền truy cập vào một số các nguồn lực sẵn có trong một quốc gia cụ thể...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Các loại hình liên minh chiến lược toàn cầu. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm