Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Các tiếp cận chiến lược phát triển quốc tế

Các tiếp cận chiến lược phát triển quốc tế được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Khi tiếp cận với các chiến lược phát triển quốc tế ta thấy có 4 chiến lược kinh doanh quốc tế mà các công ty sử dụng để phát triển trong môi trường kinh doanh quốc tế, đó là: chiến lược quốc tế (international strategy), chiến lược đa quốc gia (multinational strategy), chiến lược toàn cầu (global stategy) và chiến lược xuyên quốc gia (transnational strategy). Mỗi một chiến lược đều có những ưu và nhược điểm. Mỗi một chiến lược sẽ có một sự thích nghi khác nhau đối với các mục tiêu chính như: giảm chi phí và đáp ứng địa phương.

1. Chiến lược quốc tế (International strategy)

Các công ty theo đuổi chiến lược quốc tế sẽ cố gắng tạo ra giá trị bằng cách đưa các kỹ năng giá trị và các sản phẩm đến thị trường nước ngoài, nơi mà các nhà cạnh tranh bản địa thiếu những kỹ năng và sản phẩm này. Hầu hết các công ty quốc tế tạo ra giá trị bằng cách đưa các sản phẩm khác biệt đã phát triển tại thị trường nội địa ra thị trường quốc tế. Họ hướng về chức năng tập trung phát triển sản phẩm tại nội địa (R&D). Tuy nhiên, họ đồng thời cũng hướng về việc thiết lập chức năng sản xuất và marketing cho mỗi một thị trường chính mà họ kinh doanh. Nhưng trong khi họ có thể đảm nhận chiến lược sản xuất sản phẩm theo yêu cầu địa phương và chiến lược marketing thì khuynh hướng này vẫn bị hạn chế. Cuối c ng, đối với hầu hết các công ty quốc tế, các cơ quan đầu não sẽ duy trì sự quản lý khá chặt chẽ đối với chiến lược marketing và chiến lược sản phẩm.

Các công ty quốc tế như Toys “R” Us, McDonald’s, IBM, Kellogg, Procter & Gamble, Walmart và Microsoft.

Một chiến lược quốc tế sẽ có ý nghĩa nếu công ty có một năng lực giá trị cốt lõi mà các nhà cạnh tranh bản địa thiếu, và nếu công ty đối mặt với một sức ép yếu của các yêu cầu địa phương và sự cắt giảm chi phí. Trong những trường hợp này thì chiến lược quốc tế là có lợi nhất. Tuy nhiên, khi mà sức ép về các yêu cầu địa phương tăng, các công ty theo đuổi chính sách này sẽ mất đi lợi thế đối với những công ty mà việc tổ chức nhấn mạnh vào việc cung cấp sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng và chiến lược marketing cho các điều kiện nội địa. Bởi vì sự gia tăng gấp đôi của các thiết bị sản xuất, các công ty theo đuổi chiến lược quốc tế sẽ trở nên yếu kém hơn do sự gia tăng chi phí tổ chức. Điều này làm cho chiến lược này trở nên không thích đáng cho các ngành công nghiệp sản xuất nơi mà áp lực chi phí rất lớn.

2. Chiến lược đa quốc gia (Multinational strategy)

Các công ty theo đuổi chiến lược đa quốc gia sẽ định hướng bản thân hướng về việc đạt được sự đáp ứng nội địa lớn nhất. Các công ty đa quốc gia sẽ phục vụ theo yêu cầu của khách hàng cho cả sản phẩm mà họ cung cấp và chiến lược marketing của họ phải thích nghi với các điều kiện quốc gia khác nhau. Họ cũng hướng đến việc thiết lập một tập hợp hoàn chỉnh của các hoạt động tạo ra giá trị, bao gồm sản xuất, marketing và R&D tại mỗi thị trường mà họ kinh doanh. Kết quả là, họ thường bị thất bại bởi việc tạo ra lợi ích kinh tế của đường cong kinh nghiệm và tính lợi ích của địa điểm. Theo đó, một vài công ty hoạt động theo chiến lược đa quốc gia có những cấu trúc chi phí khá cao, có xu hướng thực hiện không tốt tác dụng đòn bẩy của khả năng vượt trội trong công ty.

3. Chiến lược toàn cầu (global strategy)

Các công ty theo đuổi chiến lược toàn cầu sẽ tập trung việc gia tăng lợi nhuận bằng việc cắt giảm chi phí để đạt được lợi ích kinh tế của đường cong kinh nghiệm. Họ theo đuổi chiến lược hạ thấp chi phí. Sản xuất, marketing và các hoạt động R&D của công ty theo đuổi chiến lược toàn cầu sẽ tập trung vào một vài điều kiện thuận lợi. Các công ty toàn cầu sẽ không hướng đến việc đáp ứng các yêu cầu của từng bộ phận khách hàng trong việc cung cấp sản phẩm và chiến lược marketing bởi vì chi phí cho việc cá biệt hóa sản phẩm cao. Thay vì vậy, các công ty theo chiến lược toàn cầu hướng đến việc đưa ra thị trường các sản phẩm tiêu chuẩn hóa trên toàn cầu, do đó họ có thể thu hoạch được tối đa lợi ích từ quy mô. Họ cũng đồng thời hướng đến việc sử dụng các lợi thế về chi phí để hỗ trợ cho việc công kích giá trên thị trường thế giới.

Chiến lược toàn cầu sẽ đạt ý nghĩa cao nhất tại nơi mà áp lực cao về sự cắt giảm chi phí và nơi mà các yêu cầu địa phương là thấp nhất. Thêm vào đó, những điều kiện này lại chiếm ưu thế trong những ngành công nghiệp sản xuất hàng công nghiệp. Thí dụ, các tiêu chuẩn toàn cầu đặt ra trong ngành công nghiệp chất bán dẫn, theo đó, các công ty như Intel, Texas Instrument và Motorola đều phải theo đuổi chiến lược toàn cầu. Tuy nhiên, chiến lược này không thích hợp với những nơi mà các yêu cầu địa phương cao.

4. Chiến lược xuyên quốc gia (transnational strategy)

Christopher Bartlett và Sumantra Ghoshal dự đoán rằng trong môi trường ngày nay, điều kiện cạnh tranh là hết sức khắc nghiệt trong thị trường toàn cầu, các công ty phải khai thác tính kinh tế của địa điểm và lợi ích kinh tế của đường cong kinh nghiệm, họ phải chuyển giao các khả năng cốt lõi (vượt trội) trong công ty, đồng thời chú ý tới yêu cầu của các địa phương .

Chiến lược xuyên quốc gia có thể được lựa chọn khi công ty gặp phải sức ép lớn về giảm chi phí và sức ép cao về sự thích nghi địa phương. Các công ty theo đuổi chiến lược này đang cố gắng cùng lúc đạt được lợi thế chi phí thấp và sự khác biệt hóa. Do đó công ty đạt được thành công không dễ dàng. Sức ép có thích nghi địa phương và sức ép giảm chi phí tạo ra những nhu cầu xung đột nhau trong một công ty giảm chi phí. Sự thích nghi địa phương thường làm tăng chi phí nên việc giảm chi phí của công ty trở nên khó khăn hơn.

Chúng ta có thể tóm lược các khía cạnh khác nhau cơ bản của các chiến lược phát triển quốc tế như bảng 3.1 sau:

CHIẾN LƯỢC

THUẬN LỢI

BẤT LỢI

Quốc tế

Đưa những khả năng đặc biệt ra thị trường nước ngoài.

- Hạn chế về khả năng đáp ứng yêu cầu địa phương.

- Không khai thác được tính kinh tế của địa điểm.

- Thất bại trong việc khai thác lợi ích kinh tế của đường cong kinh nghiệm.

Đa quốc gia

Cung cấp các sản phẩm và chiến lược marketing phù hợp với các yêu cầu địa phương

- Không có khả năng khai thác tính kinh tế của địa điểm.

- Thất bại trong việc khai thác lợi ích kinh tế của đường cong kinh nghiệm.

- Thất bại trong việc đưa những khả năng đặc biệt ra thị trường quốc tế.

Toàn cầu

- Khai thác lợi ích kinh tế của đường cong kinh nghiệm.

- Khai thác tính kinh tế của địa điểm.

Hạn chế về khả năng đáp ứng yêu cầu địa phương.

Xuyên quốc gia

- Khai thác được lợi ích kinh tế của đường cong kinh nghiệm.

- Khai thác tính kinh tế của địa điểm.

- Cung cấp các sản phẩm và chiến lược marketing phù hợp với các yêu cầu địa phương.

Khó khăn trong việc thực hiện do các vấn đề về tổ chức.

Bảng 3.1 Sự khác nhau của các chiến lược phát triển quốc tế

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Các tiếp cận chiến lược phát triển quốc tế về đặc điểm của chiến lược xuyên quốc gia, chiến lược toàn cầu, chiến lược đa quốc gia và chiến lược quốc tế...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Các tiếp cận chiến lược phát triển quốc tế. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm