Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc

Mâm ngũ quả là nét văn hóa truyền thống mỗi dịp Tết đến của người dân Việt Nam. Trong dịp Tết Nguyên đán, mọi người thường chuẩn bị bày biện mâm ngũ quả rất công phu để dâng lên ban thờ Tổ tiên. VnDoc.com mời bạn cùng tìm hiểu về cách bày mâm ngũ quả ngày Tết theo phong tục miền Bắc.

Việc bày mâm ngũ quả ngày Tết mang ý nghĩa bày tỏ tấm lòng thành kính với các bậc tổ tiên, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn. Quả cũng tượng trưng cho thành quả lao động cả năm của con cháu dâng lên các bậc bề trên.

Việc lựa chọn 5 loại quả bày lên mâm ngũ quả tùy thuộc vào quan niệm văn hóa cũng như đặc trưng về sản vật của các vùng miền. Mỗi loại quả có những ý nghĩa riêng, thể hiện qua hình dáng, hương vị, màu sắc hay thậm chí là cả cách đọc tên.

So với các vùng miền khác, người miền Bắc có nhiều lựa chọn hơn trên mâm ngũ quả, thậm chí có thể không giới hạn chỉ 5 loại đặt trên một mâm. Chuối, bưởi, Phật thủ, cam, quất, đào, hồng, táo, lựu... là những loại quả phổ biến trên mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc.

Cách bày mâm ngũ quả miền Bắc

1. Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc

Nhiều ý kiến cho rằng mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc thường được chỉnh chu và quan trọng hơn so với các miền còn lại. Tuy nhiên trên thực tế là tùy quan niệm và suy nghĩ của người dân ở từng vùng khác nhau mà mâm ngũ quả mang những nét đặc trưng rất riêng. Người miền Bắc trọng lễ nghĩa và rất coi trọng đời sống tâm linh. Chính vì vậy ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày tết được họ đặc biệt coi trọng. Những ý nghĩa nổi bật tốt đẹp mang đậm truyền thống người Việt Nam có thể khái quát như sau:

Mâm ngũ quả thể hiện toàn diện và đầy đủ đạo lý “uống nước nhớ nguồn”của dân tộc ta. Đây chính là tỏ rõ lòng thành kính và sự biết ơn của người dân tới ông bà tổ tiên, các đấng sinh thành cũng như những người che chở họ trên cao mà họ thầm kính trọng, ngưỡng mộ. Dĩa hoa quả bày lấy thơm lấy thảo cùng các món ăn khác để mời ông bà tổ tiên về ăn tết chung vui với gia đình của mình, với con cháu.

Thứ hai, mâm ngũ quả còn mang ý nghĩa là sự báo cáo thành quả lao động gắt hái được sau một năm của cả đại gia đình gia chủ muốn báo cáo lên cho ông bà tổ tiên biết. Cùng chiêm nghiệm một năm qua mình đã làm được những gì, đã đạt được những thành quả gì và ghi nhận để làm hướng phấn đấu cho năm mới sắp tới.

Thứ ba, việc bày mâm ngũ quả chính giữa bàn thờ – nơi trang trọng và linh thiêng nhất trong gia đình còn mang ý nghĩa tâm linh hết sức tốt đẹp là mong muốn ông bà tổ tiên, những người ở trên cao phù trì phù hộ cho con cháu trong năm mới với nhiều điều tốt đẹp và may mắn hơn; mong ngóng bà che chở con cháu vượt qua những điều tai ương hoặc vận xấu kém may mắn có thể ập tới.

Mâm ngũ quả bắt buộc phải có đầy đủ năm loại trái cây khác nhau với những ý nghĩa khác nhau mang sự tốt đẹp riêng muốn gửi gắm. 5 loại trái cây này không chỉ có kích thước nhau mà còn có màu sắc khác nhau cũng mang những ý nghĩa đặc trưng riêng. Cụ thể mâm ngũ quả với 5 loại trái cây tượng trưng cho Phú, quý, thọ, khang, ninh. Ngoài ra xét theo góc độ vũ trụ thì năm loại trái cây này còn tượng trưng cho năm hành mệnh khác nhau của con người lần lượt là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Ý nghĩa của từng loại trái cây tượng trưng trong mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc có thể hiểu như sau:

  • Nải chuối xanh tượng trưng cho bàn tay ngửa lên trên bao bọc và che chở tất cả mọi thứ khác. Đây là biểu tượng cho mùa xuân tươi thắm và căng tràn sức sống đem đến sự bình an và phúc lộc cho gia chủ.
  • Phật thủ hoặc bưởi tượng trưng cho chữ lộc với mong ước các bậc trên ban phước lộc, bình an đến cho con cháu trong gia đình và xua tan đi những điều xu xẻo không may mắn hoặc tai ương có thể ập tới với gia đình.
  • Đu đủ hoặc sung tượng trưng cho mong ước sung túc đầy đủ, một năm mới làm ăn phát đạt và tấn tới hơn năm cũ.
  • Các loại trái cây khác như cam, hồng, mận, quýt… có màu sắc tươi sáng tượng trưng cho sự tươi vui, hòa thuận và may mắn của cả gia đình trong năm mới tới.

Cách bày mâm ngũ quả miền Bắc

2. Cách bày mâm ngũ quả miền Bắc

Người dân miền Bắc nổi tiếng là những người khuôn khổ, nguyên tắc với lối suy nghĩ rất chu toàn. Chính vì vậy những phong tục tập quán trong ngày tết được họ chuẩn bị rất kỹ lưỡng trong đó có mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc là cả tấm lòng họ gửi gắm vào đó để tiễn biệt một năm cũ qua đi và chào đón năm mới tới với bao điều mong ước mới.

Mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc? Người miền bắc rất ưa chuộng chuối và đây được xem là loại quả chủ lực cho toàn bộ mâm hoa quả cúng tết. Chính vì vậy chuối là loại quả không thể thiếu trên bàn thờ hoa quả. Tiếp theo chính là phật thủ tượng trưng cho bàn tay phật) hoặc bưởi – hai loại trái cây này có thể sử dụng thay thế cho nhau. Tiếp theo là các loại quả nhỏ còn lại có màu đỏ, hồng hoặc các màu sắc khác như cam quýt, mận, táo… để xung quanh các loại quả chính trên. Đặc biệt người miền Bắc quan niệm và quan trọng dĩa đựng hoa quả. Nhất định dĩa đựng phải là loại dĩa tròn chứ không phải các loại hình thù khác. Dĩa tròn tượng trưng cho sự tròn đầy, sung túc và no đủ, điều này tượng trưng cho năm mới với mong muốn của người dân được ấm no và đầy đủ tốt lành hơn năm mới.

Theo phong tục của người miền Bắc, cách bày mâm ngũ quả truyền thống sẽ để nải chuối xanh đặt dưới cùng, ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các trái cây khác. Nải chuối như bàn tay ngửa, hứng lấy những gì tinh túy nhất của mùa Xuân để đọng thành quả ngọt; nó còn có ý nghĩa che chở, bảo bọc.

Thứ hai là quả Phật thủ màu vàng – tượng trưng hành thổ nên được đặt ở giữa mâm ngũ quả, trong lòng nải chuối. Phật thủ là loại quả có mười cánh múi chụm lên như 10 ngón tay nên dân gian gọi là tay Phật. Phật thủ được bày lên bàn thờ ngày Tết với niềm cầu mong được bàn tay Phật trời ban phúc lộc. Nếu không tìm được Phật thủ, có thể bày quả bưởi lên mâm ngũ quả cũng mang ý nghĩa tương tự.

Tiếp theo, ba loại quả khác có các màu đỏ (ứng với mùa Hạ – hành hỏa) như ớt sừng, cam quýt chín, trứng gà, hồng… màu trắng (ứng với mùa Thu – hành kim) như roi, đào… màu đen (ứng với mùa Đông – hành thủy) như mận, hồng xiêm… Tất cả những loại quả này được bày đan xen vào nhau lên mâm ngũ quả tạo thành hình tháp.

Ngày nay nhiều gia đình miền Bắc có chọn lựa thêm nhiều loại hoa quả để bày lên mâm ngũ quả ngày Tết, kể cả quả ớt mang vị cay đắng cũng được bày lên, miễn sao mâm ngũ quả trông đẹp mắt, thể hiện mong muốn một năm mới đủ đầy, trọn vẹn và hạnh phúc. Muốn mâm ngũ quả được bày đẹp mắt, các bạn nên chọn mua thật kỹ càng để mua được hoa quả tươi ngon, không bị héo.

3. Lưu ý gì khi chọn các loại quả trưng Tết?

Để bày trí mâm ngũ quả ngày đẹp và ý nghĩa thì bạn cần dùng khăn giấy ẩm lau sạch sẽ. Tránh rửa các loại quả vơi nước vì chúng sẽ dễ bị héo và thối hỏng.

Tránh chọn những quả còn non hoặc chưa chín quá. Riêng nải chuối phải là chuối xanh để bệ đỡ mâm quả đủ cứng. Đồng thời có thể bảo ý nghĩa màu sắc theo ngũ hành và không chín trước 3 ngày tết.

Để chọn được nhiều quả đẹp và ngon và trên hết là sạch thì chị em nội trợ nên lấy tại vườn nhà. Nhưng nếu muốn chất lượng tốt nhất thì nên mua ở những địa điểm uy tín. Chỉ nên mua trước tết một vài ngày. Không nên mua quá cận Tết vì giá sẽ rất cao và không còn cơ hội chọn quả đẹp nữa.

4. Những điều cần kiêng kỵ khi bày mâm ngũ quả

Có một số điều cần kiêng kỵ khi bày biện mâm ngũ quả ngày Tết mà bạn cần phải lưu ý:

  • Người miền Nam sẽ kiêng cúng những loại trái cây như chuối, lê, táo… Vì theo quan niệm của họ, các loại quả này mang ý nghĩa không tốt cho việc làm ăn, kinh doanh.
  • Tết thường kéo dài trong nhiều ngày. Do đó, bạn không nên mua những trái cây quá chín, dễ bị thối, hư hỏng, mang đến điềm không may cho gia chủ trong năm mới.
  • Cần phải chuẩn bị mâm ngũ quả trước đêm 30 Tết nếu là tháng đủ hoặc đêm 29 Tết nếu là tháng thiếu.
  • Tuyệt đối không được sử dụng trái cây giả vì không thể hiện sự thành kính đối với thần linh và bậc bề trên.

------------------------------------------

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về mâm ngũ quả miền Bắc và ý nghĩa của một số loại quả để trưng trên bàn thờ gia tiên ngày Tết. Hy vọng qua những thông tin này các gia đình sẽ chọn được những loại quả phù hợp để trưng trong dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024.

Đánh giá bài viết
3 3.030
Sắp xếp theo

    Tết Nguyên Đán 2024

    Xem thêm