Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Địa 9 bài 18: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)

Lý thuyết Địa lý lớp 9 bài 18: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo) bao gồm phần lý thuyết cơ bản trong bài 18 Địa 9, kèm bài tập trắc nghiệm cho các em vận dụng lý thuyết vào trả lời câu hỏi. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

A. Giải bài tập Địa lí 9 bài 18

B. Lý thuyết Địa lí 9 bài 18

1. Tình hình phát triển kinh tế

a) Công nghiệp.

- Công nghiệp năng lượng phát triển mạnh:

+ Điều kiện phát triển: nguồn thuỷ năng dồi dào và nguồn than phong phú.

+ Các nhà máy điện chủ yếu: thủy điện Hòa Bình, Sơn La trên sông Đà, thủy điện Tuyên Quang trên sông Chảy, nhiệt điện Phả Lại và Uông Bí…

- Khai thác khoáng sản: phát triển nhờ nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có, gồm cả kim loại đen, kim loại màu, phi kim loại và vật liệu xây dựng.

- Chế biến thực phẩm trên cơ sở sử dụng nguyên liệu dồi dào tại chỗ từ nông – lâm – ngư nghiệp.

- Chế biến lâm sản.

=> Nhìn chung công nghiệp của vùng phân bố chủ yếu ở Đông Bắc.

b) Nông nghiệp

- Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp đa dạng (nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới)

- Lúa và ngô là cây lương thực chính.

- Do điều kiện tự nhiên của vùng nhiều đồi núi nên thế mạnh chính trong nông nghiệp của vùng là trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.

- Cây chè chiếm tỷ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước.

– Chăn nuôi: vật nuôi chủ yếu là trâu, lợn.

+ Đàn trâu chiếm 57,3% tỉ trọng so với cả nước (2002).

+ Đàn lợn chiếm khoảng 22% cả nước (2002).

– Lâm nghiệp: nghề rừng phát triển mạnh theo hướng nông – lâm kết hợp.

c) Dịch vụ.

- Hệ thống đường sắt, đường ôtô, cảng biển phát triển, là điều kiện thông thương với đồng bằng sông Hồng và các nước láng giềng

- Kinh tế cửa khẩu đóng vai trò quan trọng: hoạt động trao đổi hàng hóa truyền thống với các tỉnh biên giới phía nam Trung Quốc và Thượng Lào.

- Hoạt động du lịch trở thành thế mạnh kinh tế của vùng.

2. Các trung tâm kinh tế

- Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn là những trung tâm kinh tế quan trọng.

+ Thế mạnh kinh tế chủ yếu của vùng là khai thác khoáng sản, thủy điện, nghề rừng, chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp lâu năm, rau quả cận nhiệt và ôn đới.

+ Các thành phố có vị trí quan trọng là Thái Nguyên, Việt Trì, Lạng Sơn, Hạ Long. Các cửa khẩu quốc tế quan trọng: Móng Cái, Hữu Nghị, Lạng Sơn.

+ Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc, đời sống một bộ phận dân cư vẫn còn nhiều khó khăn nhưng đang được cải thiện.

C. Câu hỏi tự luận Địa lí 9 bài 18

Câu hỏi 1:

Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

  • Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có địa hình dốc, thường xảy ra lũ quét, trượt lở đất vào mùa mưa nhiều, thiếu nước vào mùa đông. Nhiều dân tộc ít người của vùng còn tập quán đốt rừng làm rẫy, ảnh hưởng xấu đến môi trường. Phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp sẽ:
  • Nâng cao độ che phủ rừng, góp phần vào việc bảo vệ môi trường, hạn chế lũ quét, trượt lở đất, khô hạn, điều tiết dòng chảy của các sông suối, giúp cho các nhà máy thủy điện hoạt động được tốt hơn, giảm lũ lụt, hạn hán cho vùng hạ du.
  • Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống của dân cư.
  • Tăng nguồn nguyên liệu lâm sản cho ngành chế biến lâm sản, nguồn vật liệu và chất đốt cho sinh hoạt.
  • Góp phần phát triển du lịch sinh thái.

Câu hỏi 2:

Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc?

- Khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc vì đông bắc là vùng giàu khoáng sản nhất nước ta, các khoáng sản quan trọng là:

  • Than (Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn)
  • Sắt (Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang)
  • Thiếc, mangan, bô xít (Cao Bằng)
  • Chì, Kẽm (Bắc Cạn)
  • Apatit, đồng – vàng (Lào Cai)
  • Đá vôi và đá xây dựng có ở nhiều nơi.

- Phát triển thủy điện là thế mạnh của vùng Tây Bắc vì sông Đà có trữ năng thủy điện rất lớn (khoảng 6 triệu KW, chiếm 20% nguồn thủy năng của cả nước).

Câu hỏi 3:

Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà cây chè chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước?

  • Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chè lớn nhất nước nhờ những điều kiện thuận lợi:
  • Chè là cây có nguồn gốc cận nhiệt, Trung du và miền núi Bắc Bộ có nền địa hình cao, khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh và có nhiều diện tích đất feralit thích hợp để trồng chè.
  • Có vùng trung du với các đồi thấp, thuận lợi cho việc thành lập các vùng chuyên canh chè.
  • Chè là cây trồng truyền thống, nhân dân có nhiều kinh nghiệm trồng chè

D. Trắc nghiệm Địa lí 9 bài 18

Chia sẻ, đánh giá bài viết
9
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Địa lí 9

    Xem thêm