Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Địa 9 bài 25: Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ

Lý thuyết Địa lý lớp 9 bài 25: Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết cơ bản môn Địa lý lớp 9 bài 25, kèm câu hỏi trắc nghiệm cho các em học sinh vận dụng lý thuyết vào trả lời câu hỏi một cách dễ dàng hơn. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

A. Giải bài tập Địa lí 9 bài 25

B. Lý thuyết Địa lí 9 bài 25

1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

- Diện tích: 44.255 km2.

- Dân số: 8,4 triệu người (năm 2002)

- Lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang.

- Phía bắc giáp Bắc Trung bộ, phía tây giáp Tây Nguyên, phía nam giáp Đông Nam Bộ, phía đông giáp biển.

- Có nhiều đảo, quần đảo lớn nhỏ, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

=> Ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế và an ninh quốc phòng:

+ Vị trí trung chuyển giữa hai miền Bắc - Nam, nối Tây Nguyên với các cảng biển phía Đông -> thuận lợi cho lưu thông và trao đổi hàng hóa.

+ Các đảo và quần đảo có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng đối với cả nước.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

* Thuận lợi:

Các tỉnh đều có núi, gò đồi ở phía tây, dải đồng bằng hẹp ở phía đông; bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng, vịnh -> phát triển đa dạng các hoạt động kinh tế.

- Vùng gò, đồi phía tây phát triển lâm nghiệp: Rừng cung cấp nhiều lâm sản quý như quê, trầm hương, sâm quy, kì nam và các loài chim thú quý.

- Vùng đất rừng chân núi thuận lợi cho chăn nuôi gia sức lớn, đặc biệt là nuôi bò đàn.

- Đồng bằng ven biển thuận lợi để trồng lúa, ngô, sắn, khoai, rau quả và một số cây công nghiệp có giá trị (bông, vải, mía đường).

- Biển: có nhiều ngư trường lớn, khoáng sản biển, các bãi biển đẹp, nhiều vũng vịnh để xây dựng cảng nước sâu => phát triển tổng hợp kinh tế biển.

- Một số đảo ven bờ từ Quảng Nam đến Khánh Hòa có thể khai thác tổ chim yến (yến sào) đem lại giá trị kinh tế cao.

- Khoáng sản: cát thủy tinh, titan, vàng => phát triển công nghiệp khai khoáng.

* Khó khăn:

- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, có mùa khô kéo dài, thời tiết thường hạn hán vào mùa khô, lũ lụt trong mùa mưa bão.

- Sông: ngắn và dốc, thường có lũ vào mùa mưa.

- Rừng: đang giảm sút, diện tích rừng che phủ còn 39%, hiện tượng sa mạc hoá có nguy cơ mở rộng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ.

3. Đặc điểm dân cư, xã hội

- Phân bố dân cư không đều, có sự khác biệt giữa miền núi phía Tây và dải đồng bằng ven biển phía Đông.

MỘT SỐ KHÁC BIỆT TRONG PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ THEO HƯỚNG TỪ ĐÔNG SANG TÂY Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

- Thuận lợi:

+ Nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm, kiên cường trong đấu tranh chống ngoại xâm và thiên tai.

+ Nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn (Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn,…)

- Khó khăn: Đời sống của một bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn.

+ Duyên hải Nam Trung Bộ là cầu nối giữa Bắc Trung Bộ với Đông Nam Bộ, giữa Tây Nguyên với Biển Đông.

+ Vùng có nhiều thế mạnh về du lịch và kinh tế biển.

+ Người dân có đức tính cần cù, kiên cường và nhiều kinh nghiệm phòng chống thiên tai. Tuy nhiên, đời sống các dân tộc cư trú ở vùng núi phía tây còn gặp nhiều khó khăn.

- Các chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội tương đối cao, tuy nhiên một vài tiêu chí còn cần phải thay đổi theo hướng tích cực (tăng dân số, hộ nghèo, thu nhập,…). Đời sống của một bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn.

MỘT SỐ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN DÂN CƯ, XÃ HỘI Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ VÀ CẢ NƯỚC

C. Trắc nghiệm Địa lí 9 bài 25

Câu 1: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ gồm bao nhiêu tỉnh, thành phố?

A. 7

B. 8

C. 9

D. 10

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh, thành phố. Đó là: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quang Nam, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.

Đáp án: B.

Câu 2: Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lần lượt thuộc

A. Tỉnh quảng Nam và Quảng Ngãi.

B. Tỉnh Bình Định và tỉnh Phú Yên.

C. TP Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.

D. Tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận.

Quần đảo Hoàng Sa thuộc TP Đà Nẵng. Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Đáp án: C.

Câu 3: Vịnh biển nào sau đây không thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

A. Vân Phong, Nha Trang.

B. Hạ Long, Diễn Châu.

C. Cam Ranh, Dung Quất.

D. Quy Nhơn, Xuân Đài.

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh – vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ), vịnh Diễn Châu (Nghệ An – vùng Bắc Trung Bộ).

Đáp án: B.

Câu 4: Khoáng sản chính của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. Sắt, đá vôi, cao lanh.

B. Than nâu, mangan, thiếc.

C. Đồng, Apatít, vàng.

D. Cát thủy tinh, ti tan, vàng.

Khoáng sản chính của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là cát thủy tinh, ti tan và vàng.

Đáp án: D.

Câu 5: Đảo, quần đảo nào không trực thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Hoàng Sa

B. Trường Sa

C. Phú Qúy

D. Phú Quốc

Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lần lượt thuộc TP Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa. Phú Qúy thuộc tỉnh Bình Thuận. Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án: C.

Câu 6: Sự khác nhau không phải cơ bản giữa phía Tây và phía Đông của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. Địa hình

B. Khí hậu

C. Dân tộc, ngành nghề

D. Kinh tế.

Sự khác nhau cơ bản giữa phía Tây và phía Đông của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là địa hình, khí hậu và sự cư trú của các dân tộc, ngành nghề.

Đáp án: D.

Câu 7: Các di sản văn hóa của thế giới trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. Cố đô Huế, nhã nhạc cung đình Huế

B. vịnh Hạ Long, Phong Nha- Kẻ Bàng

C. Ca trù, quan họ Bắc Ninh

D. Phố cổ Hội An, di tích Mĩ Sơn

Các di sản văn hóa của thế giới trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là Phố cổ Hội An và di tích thánh địa Mĩ Sơn.

Đáp án: D.

Câu 8: Hoạt động kinh tế ở khu vực đồng bằng ven biển vùng Duyên hải Nam Trung Bộ chủ yếu là

A. chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp hằng năm và lâu năm

B. nuôi bò, nghề rừng, trồng cà phê.

C. công nghiệp, thương mại, thủy sản

D. trồng cây công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, giao thông.

Hoạt động kinh tế ở khu vực đồng bằng ven biển vùng Duyên hải Nam Trung Bộ chủ yếu là hoạt động công nghiệp, thương mại, du lịch, khai thác và nuôi trồng thủy sản.

Đáp án: C.

Câu 9: Hoạt động kinh tế ở khu vực đồi núi phía tây vùng Duyên hải Nam Trung Bộ không có ngành

A. chăn nuôi gia súc lớn

B. nuôi bò, nghề rừng

C. công nghiệp, thương mại

D. trồng cây công nghiệp

Hoạt động kinh tế ở khu vực đồi núi phía tây vùng Duyên hải Nam Trung Bộ chủ yếu là hoạt động chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò), nghề rừng và trồng cây công nghiệp.

Đáp án: C.

Câu 10: Cho bảng số liệu:

MỘT SỐ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN DÂN CƯ, XÃ HỘI Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ VÀ CẢ NƯỚC, NĂM 1999

địa lý 9

Tiêu chí về dân cư, xã hội ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ thấp hơn mức trung bình cả nước là:

A. Tuổi thọ trung bình

B. Tỉ lệ hộ nghèo

C. Tỉ lệ người lớn biết chữ

D. Tỉ lệ dân số thành thị

Tiêu chí về sự phát triển dân cư, xã hội ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ thấp hơn cả nước là tuổi thọ trung bình, mật độ dân số và thu nhập bình quân đầu người trong một tháng.

Đáp án: A.

Câu 11: Tiêu chí nào của vùng cao hơn bình quân cả nước?

A. Mật độ dân số

B. Thu nhập bình quân đầu người

C. Tuổi thọ trung bình

D. Tỉ lệ dân thành thị.

Đáp án: D

Câu 12: Hai địa điểm văn hóa lịch sử ờ vùng Duyên hải Nam Trung Bộ được xếp hạng di sản vân hóa thế giới là

A. Phố cổ Hội An - Di tích Mỹ Sơn.

B. Phố cổ Hội An - Di tích Núi Thành

C. Phố cổ Hội An - Tháp Chàm.

D. Thành phố Đà Nẵng – Bà Nà

Đáp án: A.

Câu 13: Tên các tỉnh thành theo thứ tự từ Bắc vào Nam của vùng duyên hải Nam Trung Bộ là

A. Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận.

B. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

C. Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

D. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận

Đáp án: B

Câu 14: Ý nghĩa quan trọng của vị trí địa lí vùng Duyên hải Nam Trung Bộ không phải là

A. Cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên.

B. Phát triển mạnh mẽ các khu kinh tế cửa khẩu.

C. Vị trí trung chuyển giữa hai miền Bắc – Nam

D. Các đảo và quần đảo có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng.

Đáp án: B

Câu 15: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất cho việc

A. Phát triển tổng hợp kinh tế biển.

B. Phát triển mô hình nông – lâm kết hợp.

C. Hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm.

D. Hình thành vùng trọng điểm lương thực của cả nước.

Đáp án: A

Câu 16: Ý nghĩa xã hội của việc đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo ở khu vực miền núi phía Tây là

A. Nâng cao trình độ dân trí, giảm cách biệt giàu nghèo giữa miền ngược và miền xuôi.

B. Khai thác có hiệu quả tài nguyên nông - lâm nghiệp của vùng.

C. Củng cố sức mạnh quốc phòng.

D. Bảo vệ môi trường, hạn chế các thiên tai.

Đáp án: A

Câu 17: Hiện nay vấn đề bảo vệ và phát triển rừng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ có vai trò hết sức quan trọng, chủ yếu vì

A. Rừng cung cấp nhiều nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

B. Có tiềm năng lớn để phát triển du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng.

C. Rừng bảo vệ nước ngầm, hạn chế nguy cơ hoang mạc hóa; các thiên tai sạt lở đất, lũ lụt.

D. Mang lại nguồn thu nhập lớn, nâng cao đời sông người dân.

Đáp án: C

...............................

Ngoài Lý thuyết Địa lý lớp 9 bài 25: Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, mời các bạn thamn khảo thêm tài liệu: Địa lý lớp 9, Giải bài tập Địa lí 9, Giải tập bản đồ Địa lí 9, Giải bài tập Địa Lí 9 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 9, Tài liệu học tập lớp 9 được cập nhật liên tục trên VnDoc.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
29
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Địa lí 9

    Xem thêm