Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Địa lí 9 bài 40

Lý thuyết Địa lý 9 bài 40 Thực hành. Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí tổng hợp lý thuyết cơ bản môn Địa lý lớp 9 cho các em tham khảo, nắm vững kiến thức được học trong bài 40 Địa lí 9.

I. VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ.

- Diện tích lớn nhất nước ta, tiếp giáp : Trung Quốc, Lào, đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ, vịnh Bắc Bộ.

=> Giao lưu KT - XH với các khu vực trong nước và ngoài nước, ý nghĩa về an ninh quốc phòng

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

Địa lí 9 bài 40

- Khó khăn: Địa hình bị chia cắt, thời tiết thất thường, khoáng sản trữ lượng nhỏ và điều kiện khai thác phức tạp ; xói mòn đất, sạt lở đất, lũ quét…

3. Đặc điểm dân cư xã hội.

- Địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người: Thái, Tày, Nùng…

- Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc

- Thuận lợi: đồng bào tộc có nhiều kinh nghiệm sản xuất, đa dạng văn hóa.

- Khó khăn: trình độ văn hóa, kĩ thuật  của lao động hạn chế, đời sống người dân khó khăn.

4. Tình hình phát triển kinh tế.

- Công nghiệp : phân bố chủ yếu ở Đông Bắc.

+ Công nghiệp năng lượng phát triển mạnh (nhiệt điện và thủy điện)

+ Khai thác khoáng sản.

+ Chế biến thực phẩm.

+ Chế biến lâm sản.

-  Nông nghiệp.

+  Trồng trọt : cơ cấu đa dạng (nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới) và quy mô khá lớn ; cây công nghiệp lâu năm phát triển mạnh  (quan trọng nhất là cây chè).

+ Chăn nuôi gia súc : Đàn trâu lớn nhất  cả nước, đàn lợn.

+ Lâm nghiệp: nông - lâm kết hợp.

+ Ngư nghiệp: ngư trường trọng điểm Hải Phòng – Quảng Ninh ; nuôi cá, tôm

- Dịch vụ.

+ Hệ thống đường sắt, đường ôtô, cảng biển phát triển.

+ Kinh tế cửa khẩu đóng vai trò quan trọng.

+ Du lịch phát triển.

5. Các trung tâm kinh tế: Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn

II. ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG.

1. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ.

- Đồng bằng châu thổ lớn thứ 2 của đất nước.

- Phía Bắc, Đông Bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ, phía Tây giáp Tây Bắc, phía Nam giáp Bắc Trung Bộ, phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ

=> Thuận lợi cho lưu thông, trao đổi với các vùng khác và thế giới.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

- Khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh, nguồn nước dồi dào, đất phù sa màu mỡ, khoáng sản (than nâu, sét, cao lanh), vùng biển giàu có.

- Thuận lợi: thâm canh lúa nước, phát triển rau quả vụ đông, đánh bắt nuôi trồng thủy sản.

- Khó khăn: thiên tai (bão, lũ lụt, thời tiết thất thường), ít tài nguyên khoáng sản.

3. Đặc điểm dân cư, xã hội.

- Dân số đông, mật độ dân số cao nhất nước, nhiều lao động có kĩ thuật.

- Thuận lợi: lao động dồi dào, có chuyên môn kĩ thuật ; thị trường tiêu thụ lớn; kết cấu hạ tầng hoàn thiện.

- Khó khăn: sức ép dân số lớn, ít khoáng sản, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm.

4. Tình hình phát triển kinh tế.

Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng nông lâm ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ.

- Công nghiệp: hình thành sớm và phát triển mạnh trong thời kì công nghiệp hóa; tập trung ở các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng.

- Nông nghiệp:

+ Trồng trọt: đứng thứ 2 cả nước về diện tích và sản lượng lương thực; đứng đầu về năng suất lúa; vụ đông đang trở thành vụ sản xuất chính.

+ Chăn nuôi: đàn lợn lớn nhất cả nước, chăn nuôi bò (đặc biệt là bò sữa), gia cầm và nuôi trồng thủy sản đang được phát triển.

- Dịch vụ: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch phát triển; Hà Nội là trung tâm dịch vụ lớn hàng đầu của nước ta.

5. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm.

- Hai thành phố, trung tâm kinh tế lớn: Hà Nội, Hải Phòng.

- Tam giác kinh tế: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

- Các tỉnh thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc. . .

III. BẮC TRUNG BỘ.

1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ.

- Lãnh  thổ hẹp ngang, kéo dài

=> Là cầu nối giữa các vùng lãnh thổ phía Bắc và phía Nam, cửa ngõ ra biển của Lào, Đông Bắc Thái Lan.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

- Đặc điểm: Thiên nhiên có sự phân hóa giữa phía bắc và phía nam Hoành Sơn, từ đông sang tây

- Thuận lợi:  rừng và khoáng sản phong phú  (Bắc Hoành Sơn); tài nguyên biển đa dạng (bãi tôm, cá, đảo nhỏ, đầm, phá ), tài nguyên du lịch tự nhiên (hang động, bãi biển) và nhân văn (di sản văn hoá , lịch sử).

- Khó khăn: thiên tai (bão, lũ, hạn hán, gió nóng tây nam, cát bay).

3. Đặc điểm dân cư, xã hội.

- Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt từ đông sang tây; mật độ dân số thấp, tỉ lệ dân thành thị thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao hơn cả nước.

- Thuận lợi: lao động dồi dào, cần cù, giàu nghị lực và kinh nghiệm phòng chống thiên tai.

- Khó khăn: mức sống chưa cao, cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế.

4. Tình hình phát triển kinh tế.

- Nông nghiệp:

+ Cây lương thực:  Năng suất lúa, bình quân lương thực theo đầu người thấp

+ Phát triển cây công nghiệp, chăn nuôi, nghề rừng, đánh bắt nuôi trồng thủy sản.

+ Mô hình kết hợp nông - lâm - ngư nghiệp, xây dựng hồ chứa nước.

- Công nghiệp:

+ Phát triển chưa tương xứng với tiềm năng tự nhiên.

+ Hiện nay: đẩy mạnh công nghiệp khai khoáng,vật liệu xây dựng, chế biến nông sản xuất khẩu, triển khai các dự án lớn, cải thiện kết cấu hạ tầng cơ sở.

- Dịch vụ.

+ Giao thông: nhiều tuyến giao thông -> vai trò trung chuyển giữa 2 miền Nam – Bắc và giữa nước ta với Lào.

+ Du lịch và dịch vụ: nhiều tài nguyên du lịch thiên nhiên, di tích lịch sử, di sản văn hoá.

5. Các trung tâm kinh tế: Thanh Hóa, Vinh, Huế.

IV. DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ.

1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ.

- Lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang.

=> Vai trò cầu nối Bắc - Nam, nối Tây Nguyên với biển; thuận lợi cho lưu thông và trao đổi hàng hóa; các đảo va quần đảo có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng đối với cả nước.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

- Địa hình:  núi, gò đồi ở phía tây, dải đồng bằng hẹp phía đông; bờ biển nhiều vũng, vịnh.

- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, hạn hán vào mùa khô, lũ lụt mùa mưa bão, sa mạc hoá mở rộng.

- Sông: ngắn và dốc, thường có lũ vào mùa mưa.

- Khoáng sản: Cát thủy tinh, titan, vàng…

- Rừng: đang giảm sút.

- Biển: nhiều hải sản, bãi biển đẹp, nhiều vũng vịnh để xây dựng cảng nước sâu.

3. Đặc điểm dân cư, xã hội.

- Phân bố dân cư có sự khác nhau giữa vùng gò đồi phía Tây và đồng bằng phía Đông.

- Thuận lợi: lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm; nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn.

- Khó khăn: đời sống của một bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn.

4. Tình hình phát triển kinh tế.

- Nông nghiệp:

+ Chăn nuôi bò, khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản là thế mạnh của vùng.

+ Khó khăn: quỹ đất nông nghiệp hạn chế, bão lũ.

- Công nghiệp:

+ Chiếm tỉ trọng nhỏ  nhưng tốc độ tăng trưởng khá cao.

+  Công nghiệp cơ khí, chế biến nông sản thực phẩm khá phát triển.

-  Dịch vụ: du lịch, giao thông vận tải, vận tải biển là thế mạnh kinh tế của vùng.

5. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã tác động mạnh tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và có tầm quan trọng ở các vùng Duyên hải Nam Trung bộ, Bắc Trung bộ và Tây Nguyên.

V. TÂY NGUYÊN.

1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ.

Tây Nguyên nằm ở ngã ba biên giới Việt Nam, Lào, Campuchia => có khả năng mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá với các nước  trong tiểu vùng sông Mê Công.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

- Đất badan trên cao nguyên rộng lớn, khí hậu cận xích đạo  -> trồng cây công nghiệp nhiệt đới.

- Diện tích rừng tự nhiên lớn.

- Sông ngòi: nhiều sông có trữ năng thủy điện lớn.

- Khoáng sản: bô-xit với trữ lượng lớn.

- Khó khăn: thiếu nước vào mùa khô.

3. Đặc điểm dân cư xã hội.

- Địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người, vùng thưa dân nhất.

- Đời sống dân cư còn nhiều khó khăn và đang được cải thiện.

- Vấn đề đặt ra: nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng cơ sở hạ tầng, ngăn chặn phá rừng.

4. Tình hình phát triển kinh tế.

- Nông nghiệp:

+ Trồng trọt: vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn (cà phê, hồ tiêu, điều, chè...)

+ Chăn nuôi: gia súc lớn (trâu, bò đàn, bò sữa)

+ Lâm nghiệp: phát triển mạnh

- Công nghiêp: công nghiệp thủy điện, chế biến gỗ, chế biến nông sản phát triển.

- Dịch vụ:

+ Xuất khẩu nông sản lớn thứ 2 cả nước, sau đồng bằng sông Cửu Long.

+ Du lịch sinh thái và văn hoá, nghỉ dưỡng phát triển.

5. Các trung tâm kinh tế: Buôn Mê Thuật, Đà Lạt, PlâyKu.

VI. ĐÔNG NAM BỘ.

1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ.

Vị trí  gần trung tâm khu vực Đông Nam Á, là cầu nối vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, thuận lợi giao lưu kinh tế với các vùng xung quanh và quốc tế.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

- Đất badan, đất xám phù sa cổ, khí hậu cận xích đạo => phát triển cây công nghiệp nhiệt đới.

- Sông ngòi có giá trị về thủy điện, thủy lợi (sông Đồng Nai).

- Rừng có ý nghĩa lớn về du lịch .

- Biển biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế.

- Giàu tiềm năng dầu khí.

- Khó khăn: trên đất liền ít khoáng sản, nguy cơ ô nhiễm môi trường.

3. Đặc điểm dân cư, xã hội.

- Đông dân, mật độ dân số khá cao, tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước.

- Thuận lợi: lao động dồi dào, có tay nghề cao, thị trường tiêu thụ lớn; nhiều di tích lịch sử, văn hoá.

- Khó khăn: sức ép dân số lớn, ô nhiễm môi trường.

4. Tình hình phát triển kinh tế.

-  Công nghiệp: tăng trưởng nhanh,  chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.

+ Cơ cấu sản xuất cân đối, đa dạng.

+ Tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng tàu.

+  Khó khăn: cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, môi trường bị suy giảm.

-  Nông nghiệp: chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng.

+ Vùng  trọng điểm cây công nghiệp nhiệt đới của nước ta (cao su, hồ tiêu, điều).

+ Cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả.

+ Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo phương pháp công nghiệp.

- Dịch vụ: chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP, cơ cấu đa dạng.

+  Giao thông, du lịch phát triển (TP. Hồ Chí Minh là trung tâm dịch vụ hàng đầu).

+ Đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước.

5. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

- Trung tâm kinh tế lớn: TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, TP. Vũng Tàu.

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò quan trọng đối với Đông Nam Bộ, các tỉnh phía nam và cả nước.

VII. ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.

1. Vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ.

Ba mặt giáp biển; tiếp giáp Campuchia, Thái Lan và Đông Nam Bộ

=> thuận lợi cho giao lưu trên đất liền và biển với các vùng trong nước và các nước trong khu vực.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

Giàu tài nguyên để phát triển nông nghiệp:

-  Đồng bằng rộng lớn, đất phù sa màu mỡ, khí hậu cận xích đạo => sản xuất cây lương thực (lúa).

- Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt => phát triển giao thông thuỷ bộ, thuỷ sản nước ngọt.

-  Biển và hải đảo có nguồn hải sản phong phú =>  đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.

- Khó khăn: diện tích đất phèn, đất mặn lớn, thiếu nước ngọt trong mùa khô, lũ lụt.

3. Đặc điểm dân cư, xã hội.

- Đông dân, lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp; thị trường tiêu thụ lớn.

- Khó khăn: mặt bằng dân trí thấp, cơ sở vật chất hạ tầng ở nông thôn chưa hoàn thiện.

- Biện pháp: nâng cao dân trí, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị.

4. Tình hình phát triển kinh tế.

- Nông nghiệp:

+ Vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước.

+ Vùng trồng cây ăn quả nhiệt đới lớn nhất.

+ Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh.

+ Nuôi trồng thủy sản (tôm, cá nước nước ngọt) phát triển mạnh.

- Công nghiệp:  chế  biến lương thực thực phẩm (chiếm tỉ trọng cao nhất) vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác.

- Dịch vụ: xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm, vận tải thủy và du lịch sinh thái.

5. Các trung tâm kinh tế: Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau.

VIII. PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO.

1. Biển và đảo Việt Nam.

a) Vùng biển nước ta.

- Đường bờ biển dài (3260 km), vùng biển rộng.

-  Biển ấm, có nguồn thuỷ sản phong phú, thềm lục địa có dầu khí, vị trí trên tuyến giao thông biển quốc tế => Thuận lợi để khai thác, nuôi trồng thuỷ sản, khai thác dầu khí, phát triển du lịch, giao lưu kinh tế với các nước qua đường biển.

b) Các đảo và quần đảo:

Vùng biển nước ta có hơn 3000 đảo lớn nhỏ => nhiều tiềm năng du lịch, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.

2. Phát triển tổng hợp kinh tế biển - đảo.

a) Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.

- Vùng biển nhiều cá, tôm với 4 ngư trường trọng điểm (trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn)

=> Phát triển khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.

b) Du lịch biển – đảo.

- Nhiều bãi biển đẹp thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

- Hạn chế: chủ yếu tắm biển, chưa đa dạng hoá hoạt động du lịch.

c) Khai thác và chế biến khoáng sản biển.

- Khai thác muối phát triển ở duyên hải Nam Trung Bộ.

- Khai thác dầu khí ở thềm lục địa Đông Nam Bộ.

Địa lí 9 bài 40

d) Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển.

- Điều kiện phát triển: gần tuyến đường biển quốc tế, nhiều vũng vịnh, cửa sông để xây dựng cảng nước sâu.

- Giao thông vận tải biển phát triển cùng với sự mở rộng quan hệ quốc tế, hội nhập nền kinh tế.

3. Bảo vệ tài nguyên,  môi trường biển - đảo.

a) Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo.

- Tài nguyên  biển suy giảm: diện tích rừng ngập mặn, sản lượng thủy sản giảm...

- Ô nhiễm môi trường nước biển ở các cảng và nơi khai thác dầu.

b) Một số biện pháp để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo.

- Chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.

- Bảo vệ và trồng thêm rừng  ngập mặn, bảo vệ các rạn san hô ven biển.

- Xử lí và hạn chế nguồn nước thải của sông trước khi đổ ra biển.

- Phòng chống ô nhiễm nước biển do tràn dầu và các chất hoá học.

............................

Ngoài Lý thuyết Địa lí 9 bài 40, mời các bạn tham khảo thêm Địa lý lớp 9, Giải bài tập Địa lí 9, Giải tập bản đồ Địa lí 9, Giải bài tập Địa Lí 9 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 9, Tài liệu học tập lớp 9 được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Địa lí 9

    Xem thêm