Địa 9 bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Lý thuyết Địa lý lớp 9 bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết cơ bản môn Địa lý lớp 9 bài 1. Bên cạnh đó là các câu hỏi trắc nghiệm giúp các em vận dụng lý thuyết vào trả lời một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.
Bài: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
A. Lý thuyết Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
1. Các dân tộc ở Việt Nam
* Thành phần dân tộc:
- Việt Nam có 54 dân tộc:
+ Người Việt (Kinh) chiếm đa số, khoảng 86% dân số cả nước.
+ Các dân tộc ít người chiếm 13,8% dân số.
- Mỗi dân tộc có đặc trưng về văn hoá, thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán,…
=> Làm cho nền văn hóa Việt Nam thêm phong phú, giàu bản sắc.
- Ngoài ra, có một bộ phận người Việt định cư ở nước ngoài (Việt kiều).
* Trình độ phát triển kinh tế:
- Người Việt:
+ Có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, có nhiều nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo.
+ Là lực lượng lao động đông đảo trong các ngành kinh tế và khoa học – kĩ thuật.
- Các dân tộc ít người: có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong các lĩnh vực: trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, làm nghề thủ công.
- Người Việt định cư ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
2. Phân bố các dân tộc
a) Dân tộc Kinh.
Phân bố rộng khắp cả nước, song tập trung nhiều ở các vùng đồng bằng, trung du và ven biển.
b) Các dân tộc ít người.
- Phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
- Sự khác nhau về các dân tộc và phân bố dân tộc giữa các khu vực:
+ Khu vực Trung du và miền núi phía Bắc: là địa bàn cư trú của trên 30 dân tộc.
Vùng thấp: người Tày, Nùng (tả ngạn sông Hồng) và người Thái, Mường (hữu ngạn sông Hồng).
Sườn núi 700 – 1000m: người Dao.
Vùng núi cao: người Mông.
+ Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên: có trên 20 dân tộc, cư trú thành vùng khá rõ rệt (người Ê-đê, Gia-rai, Cơ –ho…)
+ Khu vực Duyên hải cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: người Chăm, Khơ –me cư trú thành từng dải; người Hoa chủ yếu ở các đô thị (TP. Hồ Chí Minh).
- Hiện nay, phân bố dân tộc có nhiều thay đổi, một số dân tộc ở miền núi phía Bắc đến cư trú ở Tây Nguyên. Nạn du canh, du cư được hạn chế, đời sống các dân tộc nâng lên.
Nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc (kinh) có số dân đông nhất, chủ yếu ở đồng bằng, trung du và ven biển. Miền núi và cao nguyên là địa bàn cư trú chính của các dân tộc ít người. Bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, tập quán…
B. Giải bài tập Địa 9 bài 1
C. Trắc nghiệm Địa 9 bài 1
Câu 1: Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, có tất cả
A. 52 dân tộc
B. 53 dân tộc
C. 54 dân tộc
D. 55 dân tộc
Việt Nam có 54 dân tộc, dân tộc Kinh chiếm phần lớn. Một số dân tộc có trên 1 triệu người như Chăm, Hoa, Nùng, Mông, …
Đáp án: C.
Câu 2: Dân tộc kinh chiếm khoảng bao nhiêu % dân số
A. 85% B. 86% C. 87% D. 88%
Dân tộc kinh chiếm phần lớn dân số ở nước ta, khoảng 86% (1999).
Đáp án: B.
Câu 3: Các dân tộc ít người có số dân trên một triệu người ở nước ta, gồm
A. Tày, Thái, Mường, Khơ-me.
B. Ê-đê, Ba -na, Gia- rai, Bru Vân Kiều.
C. Chăm, Hoa, Nùng, Mông.
D. Dao, Cơ-ho, Sán Dìu, Hrê.
Các dân tộc ít người có số dân trên một triệu người ở nước ta, gồm có dân tộc Chăm, Hoa, Nùng, Mông.
Đáp án: C.
Câu 4: Sự phân bố của các dân tộc chủ yếu do
A. Điều kiện tự nhiên.
B. Tập quán sinh hoạt và sản xuất.
C. Nguồn gốc phát sinh.
D. Chính sách của nhà nước.
Sự phân bố dân tộc dựa trên nhiều nhân tố: Tập quán sinh hoạt và sản xuất. Do mỗi dân tộc từ xưa đã có tập quán sinh hoạt và sản xuất khác nhau (người Mông sống trên núi cao → Ruộng bậc thang, người kinh ở đồng bằng → trồng lúa nước).
Đáp án: B.
Câu 5: Các dân tộc ít người chủ yếu sống tập trung ở
A. Đồng bằng B. Miền núi C. Trung du D. Duyên Hải
Nước ta có 54 dân tộc và các dân tộc ít người như Mông, Thái, Ê Đê, Ba Na,… chủ yếu sống ở miền núi như Tây Bắc, dọc dãy trường Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên,…
Đáp án: B.
Câu 6: Người Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu
A. Đồng bằng, duyên hải
B. Miền Núi
C. Hải đảo
D. Nước Ngoài
Người Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng và duyên hải ven biển kéo dài từ Quảng Ninh đến Kiên Giang.
Đáp án: A.
Câu 7: Trung du miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc
A. Tày, Nùng, Dao, Thái, Mông.
B. Tây, Nùng, Ê –Đê, Ba –Na.
C. Tày, Mừng, Gia-rai, Mơ nông.
D. Dao, Nùng, Chăm, Hoa.
Trung du miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người như Tày, Nùng, Dao, Thái, Mông, Khơ Mú,…
Đáp án: A.
Câu 8: Duyên Hải Nam Trung bộ và Nam Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc
A. Chăm, Khơ-me.
B. Vân Kiều, Thái.
C. Ê –đê, mường.
D. Ba-na, cơ –ho.
Vùng duyên Hải Nam Trung bộ và Nam Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc Chăm, Khơ-me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt.
Đáp án: A.
Câu 9: Ở vùng thấp từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả là địa bàn cư trú chủ yếu của
A. Dân tộc Tày; Nùng
B. Dân tộc Thái, Mường.
C. Dân tộc Mông.
D. Dân tộc Ê-đê, Gia rai.
Ở vùng thấp từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả là địa bàn cư trú chủ yếu của: Dân tộc Thái, Mường.
Đáp án: B.
Câu 10: Trên các vùng núi cao ở Trung du miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của dân tộc
A. Mông
B. Dao
C. Thái
D. Mường
Trên các vùng núi cao là địa bàn cư trú của người dân tộc Mông. Người dân tộc Mông ở Việt Nam hiện nay có trên 1 triệu người.
Đáp án: A.
................................
Với nội dung bài Cộng đồng các dân tộc Việt Nam, các bạn học sinh cần nắm vững kiến thức về các dân tộc ở Việt Nam, phân bố của các dân tộc tại lãnh thổ Việt Nam... để từ đó có thể vận dụng lý thuyết vào trả lời các câu hỏi liên quan trong bài.
Để tham khảo các bài tiếp theo, mời các bạn vào chuyên mục Lý thuyết Địa lí 9 trên VnDoc nhé. Chuyên mục tổng hợp lý thuyết tất cả các bài trong SGK Địa 9 giúp các em nắm vững kiến thức được học trong từng bài, từ đó học tốt môn Địa hơn.
Ngoài Lý thuyết Địa lý lớp 9 bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Địa lý lớp 9, Giải bài tập Địa lí 9, Giải tập bản đồ Địa lí 9, Giải bài tập Địa Lí 9 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 9, Tài liệu học tập lớp 9